TỔNG NGUỒN VỐN 140.871 221.295 80.424 57,09 Nhận xét:

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hải Vương. (Trang 44)

- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

K ết chuyển lãi ết chuyển lỗ

TỔNG NGUỒN VỐN 140.871 221.295 80.424 57,09 Nhận xét:

Nhận xét:

Qua bảng phân tích biến động tài sản và nguồn vốn trong năm 2004 – 2005, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng mạnh.

a. Tài sản:

Tổng tài sản năm 2004 là 140.871 trđ, sang năm 2005 tăng thêm 80.424 trđ tương ứng tăng 57,09%. Cụ thể:

* Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:

Năm 2004 TSLĐ và ĐTNH là 121.539 trđ, năm 2005 là 195.840 trđ, tăng hơn so với 2004 là 74.301 trđ tương đương tăng 61,13%. Các yếu tố dẫn đến TSLĐ và ĐTNH tăng mạnh: - Tiền: vào cuối năm 2005 tiền tăng 127,86% so với cuối năm 2004.

- Các khoản tài chính ngắn hạn: cuối năm 2005 là 1.195 trđ, năm 2004 không phát sinh. Đây là khoản tiền công ty cho công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định vay theo hợp đồng vay vốn ngày 01/01/2005. Thời gian vay từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 với lãi suất 0,72%/tháng.

- Các khoản phải thu: cuối năm 2005 là 65.394 trđ, tăng cao hơn 2004 là 11.432 trđ, tương ứng tăng 21,19%. Trong đó khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao, năm 2005 là 60.875 trđ cao hơn 2004 là 12.748 trđ. Bên cạnh đó, công ty còn phải thu khoản thuế GTGT được khấu trừ. Vào cuối năm 2005, số thuế được khấu trừ là 690 trđ, cuối năm 2004 là 890 trđ, cao hơn 200 trđ so với thời điểm cuối năm 2005.

45

- Hàng tồn kho: năm 2004 hàng tồn kho là 65.641 trđ, năm 2005 là 126.979 trđ, cao hơn 61.365 trđ tương ứng với 93,52%. Đây là khối lượng hàng tồn kho rất lớn. Theo bảng thuyết minh báo cáo tài chính, thành phẩm và hàng hóa tồn kho chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Bên cạnh đó thì nguyên liệu, vật liệu tồn kho chiếm hơn 90% tổng số giá trị hàng tồn kho.

Theo bảng thuyết minh, đây hầu hết là nguyên liệu cá nhập khẩu các loại. Với chuyên ngành chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, nguyên liệu rất khó bảo quản và nếu để thời gian dài sẽ bị mất phẩm chất. Tuy nhiên công ty đã để một lượng hàng tồn kho quá lớn, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Công ty nên chú ý đến đặc điểm này vì nếu không có kế hoạch kinh doanh và sản xuất cụ thể để hàng tồn kéo dài sẽ gây ứ đọng hàng và không mang lại lợi ích cho công ty.

- Tài sản lưu động khác: bao gồm các nội dung phát sinh là tạm ứng, chi phí trả trước, và cầm cố ký quỹ ký cược. Tài sản lưu động khác năm 2004 là 1.245 trđ, cao hơn 609 trđ so với năm 2005. Sở dĩ khoản này vào cuối năm 2005 giảm mạnh là do trong năm 2005 không phát sinh các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược. Ngoài ra, chi phí trả trước (công cụ dụng cụ, tiền thuê đất) năm 2005 giảm so với 2004.

* Tài sản cốđịnh và đầu tư tài chính dài hạn :

Tài sản cố định năm 2005 là 25.455 trđ tăng 6.123 trđ so với năm 2004, tương đương tăng 31,68%. Tài sản cốđịnh bịảnh hưởng bới hai nhân tố chính. Cụ thể:

- Tài sản cố định năm 2005 là 15.780 trđ giảm hơn so với năm 2004 là 1.856 trđ tương ứng giảm 10,53%.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2004 là 1.695 trđ, trong năm 2005 là 9.675 trđ tăng đột biến so với năm 2004. Sở dĩ khoản đầu tư dài hạn tăng đột biến như vậy là do công ty đã mua 5.000 cổ phiếu của công ty cổ phần thuỷ sản Bình Định và đầu tư 9.175 trđ vào nhà máy Hải Long.

Ngoài ra từ năm 2004 đến năm 2005 không phát sinh các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn, chi phí XDCB dở dang, chi phí trả trước dài hạn nào. Như vậy công ty chỉ chú trọng đầu tư vào tài sản cốđịnh phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay.

Từ bảng phân tích sự biến động tài sản của năm 2004 và năm 2005 ta có thể thấy được sự mất cân đối giữa TSLĐ & ĐTNH và TSCĐ & ĐTDH. Điều này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục nhưng sự phát triển bền vững thì cần phải phân tích nhờ vào các tỷ suất tài chính để kết luận. Tuy nhiên, nhìn chung đây vẫn là vấn đề có ảnh hưởng không tốt đối với công ty.

b. Nguồn vốn:

Nguồn vốn được cấu thành bởi hai nhân tố chủ yếu: * Nợ phải trả :

Nợ phải trả tăng mạnh vào năm 2005. Cụ thể năm 2004 là 88.853 trđ. Qua đến năm 2005 nợ phải trả tăng đột biến đạt đến mức 156.735 trđ tăng 67.882 trđ so với năm 2004 tương đương tăng 76,40%. Bao gồm các yếu tố:

- Nợ ngắn hạn: năm 2004 là 87.722 trđ, năm 2005 là 154.674 trđ tăng 66.952 trđ so với năm 2004, tương ứng tăng 76.32%. Theo bảng cân đối thì khoản vay ngắn hạn và phải trả cho người bán chiếm một tỷ trọng rất cao trong nợ ngắn hạn và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2005. Điều này cho thấy công ty chiếm dụng vốn của khách hàng để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Nợ dài hạn trong côngty không phát sinh.

- Nợ khác: góp phần vào việc tăng nợ phải trả, nợ khác năm 2005 cũng tăng hơn so với năm 2004 là 930 trđ tương ứng tăng 82,28% nhưng tỷ trọng nợ khác chiếm rất thấp vì vậy cũng không ảnh hưởng nhiều đối với việc tăng vượt bậc của chỉ tiêu nợ phải trả.

* Nguồn vốn chủ sở hữu :

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 12.542 trđ tương đương tăng 24,11%. Trong đó,

- Nguồn vốn quỹ năm 2004 là 48.349 trđ, năm 2005 tăng lên đạt hơn 61 tỷđồng, tăng hơn 13 tỷđồng so với năm 2004 là 27,61%

- Nguồn kinh phí, quỹ khác: ngược lại với việc nguồn vốn quỹ tăng hàng năm, nguồn kinh phí và quỹ khác lại giảm dần qua các năm. Năm 2004 là 3.669 đồng, qua năm 2005 lại giảm còn 2.862 trđ, tương ứng giảm 22%.

Như vây, cơ cấu giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu không có sự cân bằng hợp lý. Nguồn vốn chủ sở hữu quá thấp sơ với nợ phải trả.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hải Vương. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)