TỔNG NGUỒN VỐN 100,00 100,00 0,00 0,00 Nhận xét:

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hải Vương. (Trang 47)

II. Các khoản đầu tư TCN H 0,54 0,

TỔNG NGUỒN VỐN 100,00 100,00 0,00 0,00 Nhận xét:

Nhận xét:

Qua bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn qua hai năm 2004 và 2005, ta có thể nắm được khái quát tình hình tài chính của công ty.

a. Tài sản

* Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tỷ trọng TSLĐ & ĐTNH chiếm trong tổng tài sản năm 2004 là 86,28% sang năm 2005 tăng thêm 2,22% tương đương tăng 2,57 %. Nguyên nhân do các nhân tố sau:

- Tiền: tiền tăng từ 0,51% ở năm 2004 lên 0,74% ở năm 2005. Trong đó, tiền gởi tại ngân hàng đến 44,90%. Tuy nhiên tiền tăng nhanh và mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. Do đó khả năng thanh toán nhanh hầu như không thể.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: tỷ trọng ở năm 2005 chỉ chiếm 0,54% tổng tài sản. Điều này thể hiện công ty không hề chú trọng đến đầu tư ra bên ngoài mà chỉ chú trọng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các khoản phải thu: năm 2004 chiếm 38,31% tổng tài sản, sang năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống còn 29,55% tương ứng giảm 22,87%. Trong đó, nhờ các chính sách bán hàng hợp lý và xúc tiến hoạt động thu tiền bán hàng đối với khách hàng trong nước ở năm 2005 tốt, do đó số dư nợ giảm từ 34,15% ở năm 2004 xuống còn 27,51% ở năm 2005. Tương ứng khoản trả trước cho người bán cũng giảm đến 51,45%. Tuy nhiên các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao, chỉ sau chỉ tiêu hàng tồn kho. Đây là một xu hướng tốt, công ty cần có những biện pháp tích cực để có thể thu hồi nhanh chóng nợ để có thể tái đầu tư nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Hàng tồn kho: hàng tồn kho là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Trong năm 2004, hàng tồn kho chiếm 46,58% tổng tài sản, thì năm 2005 chiếm đến 57,38%. Đây là điều bất thường ở một công ty chế biến thuỷ sản. Công ty đã để hàng tồn kho quá nhiều. Theo bảng thuyết minh báo cáo thì hàng tồn chủ yếu là nguyên liệu vật liệu, trong đó hầu hết chỉ là nguyên liệu cá nhập khẩu các loại. Tỷ trọng nguyên liệu, vật liệu tồn kho năm 2004 chiếm 43,61%, thì sang năm 2005 chiếm 53,70% tổng tài sản. Được biết, ngoài nguồn liệu mua trong nước, công ty còn lập kế hoạch mua nguyên liệu của các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, công ty có kế hoạch thu mua với khối lượng quá lớn nhưng không kịp đưa vào sản xuất như vậy là không phù hợp với nguyên liệu thuỷ sản. Bên cạnh đó sẽ gây ứđộng vốn lớn cho công ty. - Tài sản lưu động khác: qua 2 năm tỷ trọng tài sản lưu động giảm từ 0,88% xuống còn 0,29%, tương ứng giảm 67,05%. Tài sản lưưđộng khác cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản do đó không ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh của công ty.

* Tài sản cốđịnh và đầu tư dài hạn

TSCĐ & ĐTDH giảm qua 2 năm 2004 và 2005, từ tỷ trọng là 13,72% giảm xuống còn 11,50%, tương đương giảm 16,18%. TSCĐ & ĐTDH có hai nhân tốảnh hưởng, là:

- Tài sản cố định: chiếm tỷ trọng 12,52% tổng tài sản năm 2004. Sang năm 2005, tỷ trọng của chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 7,13%, tương ứng giảm 43,05%.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: có sự chuyển biến lớn. Năm 2004 chiếm tỷ trọng là 1,20%, sang năm 2005 lại tăng vọt lên chiếm 4,37%, tăng tương ứng là 264,17%. Đây là chiều hướng tốt khi công ty đã tích cực đầu tư ra bên ngoài hoạt động sản xuất.

Ta có thể thấy rõ cơ cấu giữa tài lưu động và tài sản cố định không cân đối. TSLĐ & ĐTNH chiếm tỷ lệ quá cao trong đó chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu.

b. Nguồn vốn * Nợ phải trả

49

Nợ phải trả của năm 2005 tăng gấp đôi so với năm 2004. Tuy nhiên tỷ trọng không tăng tương ứng. Năm 2005 chiếm 70,83% tăng 7,75% tổng nguồn vốn so với năm 2004 tương ứng với tăng 12,29%. Trong đó,

- Nợ ngắn hạn: chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn. Nợ ngắn hạn chiếm 69,89% tổng nguồn vốn vào năm 2005, tăng 12,24% so với năm 2004.

- Nợ dài hạn không phát sinh

- Nợ khác: công ty chỉ phát sinh chi phí phải trả. Tuy nhiên phát sinh với một tỷ trọng rất thấp. * Nguồn vốn chủ sở hữu:

So với nợ phải trả thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn trọng tổng nguồn vốn. Cụ thể, vào năm 2004 chiếm 36,93% sang năm 2005 chiếm thấp hơn, còn 29,17%, đã giảm 7,75%, tương đương giảm 20,99%.

Nguồn vốn - quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác qua các năm cũng giảm xuống tương ứng, mặc dù về mặt giá trị nguồn vốn chủđã tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp.

Tóm lại, cả nguồn vốn và tài sản đều không có sự cân đối về cơ cấu. Công ty cần có chính sách quản lý tài chính hợp lý và kiểm soát chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hải Vương. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)