Mục đích: Đánh giá mức độ chấp nhận sử dụng sản phẩm thịt thỏ sơ chế nướng ngũ vị. Đồng thời, đánh giá ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.
Cách thực hiện: Người thử vào theo nhóm (5 người) lại quầy tủ đựng mẫu, chọn ra một mẫu họ sẽ mua và điền mã số vào phiếu trả lời. Sau đó, người thử được mời lại bàn thử mẫu và cho điểm chấp nhận sử dụng sản phẩm trong tương lai.
Mẫu thử: 2 loại mẫu (ngày 0, và ngày cuối trước HSD), mỗi loại mẫu 10 bịch. Mẫu được trình bày dưới dạng sản phẩm đóng gói (với gói gia vị, cách bao gói đã chọn lựa, ngoài bao bì dán hướng dẫn cách sử dụng). Mẫu được gắn mã số ngoài bao bì và đặt trong tủ lạnh (dưới hình thức như trong siêu thị).
Người thử: hội đồng 60 người tiêu dùng tham gia thí nghiệm. Tuổi: 18 – 50; giới tính: cân bằng nam, nữ. Yêu cầu: là người đã từng hoặc chưa sử dụng thịt thỏ.
Xử lý số liệu: thống kê tần số người tiêu dùng chọn mẫu “0” và mẫu “HSD”, tính trung bình điểm chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng trên phần mềm Excel. Ở thí nghiệm này, mẫu đánh giá gồm mẫu vừa sản xuất gọi là mẫu ngày “0” và mẫu lưu đến ngày hết hạn sử dụng gọi là mẫu “HSD”. Bước đầu, người tiêu dùng được mới đến tủ đá chọn ra bịch mẫu thỏ sơ chế (50% mẫu ngày “0”, 50% mẫu ngày “HSD”) mà họ muốn mua. Bước sau đó là cho điểm mức độ chấp nhận sử dụng đối với mẫu đã chọn trên thang điểm 7. Bằng việc thống kê tần số người tiêu dùng chọn mẫu “0” và mẫu “HSD” giúp chứng tỏ thời gian bảo quản có ảnh hưởng có nghĩa đối với thịt thỏ tươi hay không. Đồng thời, thông qua điểm chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng cho biết được mức độ sẵn sàng sử dụng trong tương lai của người tiêu dùng dựa trên tính chất cảm quan và tính tiện dụng của sản phẩm.