Tình hình phát triển thị trường về sản phẩm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp phát triển thị trường của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Hà (Trang 48)

Chương II: Thực trạng về vấn đề phát triển thị trường của Công Ty TNHH Thương mại và Dịch vụ

2.5.1 Tình hình phát triển thị trường về sản phẩm

Một doanh nghiệp thương mại muốn thành công là phải biết bán những sản phẩm, mà thị trường cần và phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp. Khi còn là một cửa hàng tạp hóa doanh nghiệp tập chung chủ yếu vào những đồ văn phòng phẩm, đây là những sản phẩm dễ tiêu thụ trong việc bán lẻ thời bấy giờ. Để phát triển sản phẩm trong giai đoạn này cửa hàng chỉ tập chung vào việc lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng đến của hàng hỏi những sản phẩm mà cửa hàng không có, cửa hàng sẽ tập trung những nhu cầu đó lại và xem xét xem có nên tăng thêm danh mục sản phẩm đó trong cửa hàng hay không.

Khi thành lập công ty công ty không tập chung vào vào việc tiêu thụ sản phẩm ở vưa hàng nữa mà chuyển hướng kinh doanh bán hàng theo một cách thức khác nên định hướng phát triển sản phẩm cũng khách đi. Về cách thức kinh doanh Công ty đã tiến hành đến tận nơi giới thiệu sản phẩm đối với những khác hàng là các tổ chức và bán một lúc với số lượng nhiều. Việc phát triển thêm các danh mục sản phẩm dựa trên việc nghiên cứu thị trường và xem xét tiềm lực của công ty. Doanh nghiệp luôn hướng tới việc tăng lên các danh mục sản phẩm về số lượng bán cũng như chất lượng các mặt hàng. Mặc dù bán hàng với số lượng nhiều hơn rất nhiều song do sự quản lý hợp lý về hợp đồng bán hàng và hợp đồng mua hàng về thời gian giao nhận, nên thời gian quay vòng vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn.

Bảng 3: Doanh thu theo các sản phẩm của Công ty những năm gần đây:

Đơn vị: Nghìn đồng

Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Văn phòng phẩm 15191803 25 17404990 24 18671602 23 21286691 22 Mực in 9114492 15 10152274 14 10553949 13 9675769 10 Băng dính 10330746 17 11603600 16 12176479 15 1610922 12 Tạp phẩm 7292568 12 7977787 11 8117653 10 10643345 11 Thiết bị VP 13795539 23 15953574 22 17047071 21 18383960 19 Màng chít 4861057 8 5076137 7 4058826 5 5805461 6 Giấy, mực mã vạch 4350975 6 5682357 7 7740615 8 Vật tu , thiết bị 4870591 6 6773038 7 Nội thất 4837884 5 Tổng DT 60763214 100 72516245 100 81176530 100 97657687 100

Nguồn: Phòng kinh doanh Qua bảng số liêu trên có thể thấy doanh thu về văn phòng phẩm của Công ty tăng theo các năm một cách đáng kể. Nhưng đây không chỉ đơn thuần tăng danh mục sản phẩm về mặt số lượng và còn về cả chất lượng. Khi mà khách hàng mục tiêu mà Công ty hướng vào chuyển từ người tiêu dùng lẻ sang các tổ chức lớn có nhu cầu cao hơn, Công ty cũng đã bổ xung thêm các mặt hàng cùng loại nhưng có chất lượng cao hơn, của các hãng nổi tiếng hơn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Điều này làm cho doanh thu của các loại mặt hàng tăng qua từng năm.

Ngoài việc tăng số lượng các loại mặt hàng truyền thống Công ty còn không ngừng tìm kiếm thêm các mặt hàng với vừa có thể đáp ứng được nhu

cầu của khách hàng, vừa có sự tương đồng nhất định với các mặt hàng cũ để lợi dụng ưu thế và thuận tiện cho việc kinh doanh. Đây là những mặt hàng được bổ xung thêm, và góp một phần đáng kể vào doanh thu hàng năm của Công ty:

-Nội thất: bàn làm việc, bàn học sinh, ghế, tủ, tài liệu, bảng, giá để tài liệu, nội thất bệnh viện

-Vật tư, phụ liệu, dụng cụ, thiết bị điện. -Giấy mực, mã vạch

Có thể thấy xét về mặt hàng thì các loại hàng hóa này không liên quan qua nhiều đến đồ văn phòng phẩm truyền thống của Công ty. Nhưng xét và mặt khách hàng của Công ty thì những mặt hàng kinh doanh thêm này là hoàn toàn hợp lý. Khách hàng của Công ty thường là các doanh nghiệp, các công ty, các bệnh viện, các trường học… khi các nhân viên của Công ty đến đó để chào hàng và nhận các đơn đặt hàng về văn phòng phẩm những khách hàng này thường hỏi thêm về cá mặt hàng này cho việc tiêu dùng của họ. Biết được những nhu cầu đi kèm này công ty đã bổ xung thêm những mặt hàng này trong danh mục các sản phẩm của Công ty. Đây có thể nói là những mặt hàng yêu cầu một lượng vốn lớn. Nên cách thức kinh doanh các mặt hàng này cũng khác. Sẽ không có việc mua hàng về nhập kho sau đó chào bán hàng hóa, mà thường là khi có các đơn đặt hàng rồi Công ty mới tiến hành đặt hàng của các hãng lớn. Do mối quan hệ tôt đẹp mà công ty xây đựng được với các nguồn đầu vào nên chưa xảy ra những trường hợp nào đáng tiếc ảnh hưởng đến việc bán hàng của Công ty.

Xét riêng trong năm 2008 doanh thu của sản phẩm được biểu diễn qua biểu đồ sau:

Qua biểu đồ trên có thể thấy các sản phẩm thuộc nhóm văn phòng phẩm chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các nhóm sản phẩm khác chiếm 22%. Như vậy là do đây là mặt hàng truyền thống của công ty từ khi còn là một của hàng tạp phẩm. Với nhóm mặt hàng này công ty Ngọc Hà có một nguồn hàng ổn định cũng như những khách hàng quen trung thành. Do các nhóm sản phẩm này có sự liên quan nhất định trong nhu cầu của khách hàng trọng điểm nên việc tiêu dùng các sản phẩm này có sự hỗ trợ nhất định với nhau. Vậy nên các sản phẩm mới như là thiết bị, vật tư hay đồ nội thất dù là nhóm sản phẩm mới nhưng vẫn chiếm từ 5% đến 7% doanh thu công ty năm 2008.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Một số giải pháp phát triển thị trường của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Hà (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w