Tình hình ứng dụng và tiêu thụ máy tính

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 89)

Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.2.3.1 Tình hình ứng dụng và tiêu thụ máy tính

Chỉ vào đầu thập kỷ 90, các thiết bị tin học như máy tính, máy in mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới, sự phát triển của chương trình phổ cập tin học trong cả nước, máy vi tính ngày càng trở nên cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện cũgn như quản lý, điều hành công việc của tất cả các cơ quan hành chính, sản xuất kinh doanh cũng như nghiên cứu, giáo dục, quốc phòng, an ninh của nước ta. Các thiết bị phần cứng (máy tính, máy in,..) đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Máy vi tính cũng đã có nhiều đối tưọng sử dụng hơn trong vài năm gần đây. Không chỉ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước mà cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ gia đình . Đến hết năm 2002:Tỷ lệ số máy tính cá nhân/100 dân của Việt nam là 0,98 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3; Tỷ lệ bình quân của khu vực là 13,39

Bảng 14: Số lượng máy vi tính sử dụng tại Việt nam Năm 1991 1995 1999 2002 Số máy vi tính (chiếc) 7500 60.000 450.000 800.000 Số máy/1000 người 0,11 0,81 0.91 0.98

Nguồn: Bộ công nghiệp

Tuy số lượng máy tính hiện có trên cả nước đã tăng tốc độ nhanh và việc sử dụng máy tính đã trở nên phổ cập hơn, bức tranh phân phối đã thay đổi nhưng thực tế vẫn có sự chênh lệch về trang bị máy tính giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng, các ngành nghề khác nhau. Hiện nay, các cơ quan Nhà nước đang chiếm tỷ lệ máy vi tính lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác.

Cơ cấu sử dụng máy vi tính trong cả nước như sau: - Cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp: 75%

- Cơ sở giáo dục: 10% - Các gia đình: 5%

Mặt khác máy vi tính chỉ tập trung ở các thành phố lớn riêng Hà nội và Tp. Hồ Chí Minh chiếm 70% số lượng máy vi tính của cả nước trong đó Hà nội chiếm 30% và Tp. Hồ Chí Minh chiếm 40%. Tỉ lệ hộ gia đình có máy vi tính ở thành phố là 3,9% cao hơn rất nhiều so với mức 0,07% ở vùng nông thôn. Những ngành sử dụng nhiều máy tính là: ngân hàng, tài chính, hải quan, dầu khí, giáo dục.

Theo như phần phân tích ở trên thì máy tính bán ra trên thị trường hiện nay được phân chia thành hai nhóm chính là máy tính lắp ráp trong nưốc và máy tính nhập nguyên chiếc.. Đối tượng sử dụng máy tính lắp ráp trong nước là các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp, các cơ quan giáo dục, hộ gia đình với tỉ lệ từ 75- 90% số máy sử dụng. Máy tính nhập khẩu nguyên chiếc không được sử dụng rộng rãi, chỉ phổ biến ở một số ít ngành như tài chính, hàng không (80-90% tổng số máy sử dụng) và các liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (50% số máy sử dụng)

Tóm lại, thị trường thiết bị tin học Việt Nam tuy mới phát triển và còn nhỏ bé nhưng đang có tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhu cầu sử dụng máy vi tính ngày càng cao do sự phát triển của nền kinh tế và đời sống văn hoá xã hội của cả nước. Việc sử dụng máy tính đã trở nên phổ cập hơn tuy nhiên thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn chỉ ở các thành phố lớn. Vì vậy nhu cầu máy vi tính còn rất lớn trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học và các hộ gia đình ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 89)