Chính sách và phương hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 60)

Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.1.3. Chính sách và phương hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt nam

lĩnh vực CNTT, đây một lực lượng đầy tiềm năng, nếu biết nắm bắt và khai thác có hiệu quả sẽ là lợi thế hết sức to lớn đối với đất nước.

2.1.3. Chính sách và phương hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt nam nam

Đảng và Nhà nước ta đã sớm thấy được ý nghĩa chiến lược và vai trò quan trọng của CNTT đối với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Từ năm 1975, ngay sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ đã hai lần ra các nghị quyết về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý Nhà nước (Nghị quyết số 173-CP/1975) và tăng cường quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nước (Nghị quyết số 245-CP/1976). Năm 1981, Bộ Chính trị đã chỉ rõ trong Nghị quyết số 37-NQ/TW phải: “hết sức chú trọng phục vụ thông tin cho lĩnh đạo và quản lý, đúng nhu cầu và bằng những hình thức thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng quyết định của các cấp”.

Sau đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: ”Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, ...”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nhấn mạnh: “ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế ... hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế ...”.

Năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/CP và Kế hoạch Tổng thể về phát triển CNTT ở nước ta đến năm 2000, với mục tiêu chung là “xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về CNTT trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin

trong quản lý Nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tích cực xây dựng ngành CNpCNTT thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỷ 21”.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2001 - 2005, trong đó nhấn mạnh đến ứng dụng CNTT nhằm hiện đại hoá các ngành và phát triển CNpCNTT. Trong văn kiện Đại hội đã nêu rõ:

"Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là CNTT, viễn thông, điện tử.";

"Ngành công nghiệp điện tử và CNTT, viễn thông, thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá những cơ sở sản xuất điện tử đã có, xây dựng một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và tăng dần xuất khẩu; tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung đầu tư và có chính sách để phát triển mạnh công nghiệp phần mềm phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu, đưa giá trị sản phẩm phần mềm đạt trên 500 triệu USD vào năm 2005, trong đó xuất khẩu khoảng 200 triệu USD.";

"Phát triển kết cấu hạ tầng CNTT và mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia và quốc tế hiện đại, dung lượng lớn, chất lượng cao; đầu tư để nâng dần tỷ lệ nội địa hoá trong việc sản xuất, lắp ráp thiết bị thông tin liên lạc."

Chính phủ đã ra Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển CNpPM giai đoạn 2001-2005 và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 - 2005.

Một mảng lớn về CNTT nước ta trong 5 năm qua là các hoạt động của Chương trình Quốc gia về CNTT 1996-2000. Chương trình đã tập trung vào những nội dung chính sau đây:

 Thực hiện các dự án ứng dụng CNTT chủ chốt trong quản lý Nhà nước và trong một số lĩnh vực kinh tế xã hội.

 Phát triển các nguồn lực và xây dựng kết cấu hạ tầng về CNTT, đảm bảo CNTT ở nước ta có đủ năng lực thực hiện các dự án tin học hóa và từng bước phát huy tác dụng ngày càng sâu rộng trong các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.

 Xây dựng bước đầu ngành công nghiệp CNTT ở nước ta.

Trong thời gian 7/2002 - 7/2003, Chính phủ đã có các chính sách quan trọng tập trung vào việc hình thành, kiện toàn các tổ chức quản lý về CNTT & Viễn thông cũng như các kế hoạch phát triển CNTT:

+ Thành lập bộ Bưu chính viễn thông (7/2002), hoạt động của Bộ được cụ thể hoá bằng Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ. Lần đầu tiên bộ máy quản lý nhà nước về CNTT được hình thành, với cơ cấu mạch lạc, mạnh mẽ với đội hình gồm 3 cục, 4 vụ và 1 viện: cục Bưu chính Viễn thông các khu vực 1, 2, 3, Viện Chiến lược, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Khoa học Công nghệ (chịu trách nhiệm về ứng dụng CNTT), Vụ Công nghiệp CNTT và Vụ Viễn thông.Viễn thông – Internet

+ QĐ 176/2002/QĐ-TTg ngày 3/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58- CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005 (Ban Chỉ đạo 58 - đến QĐ số 28/2003/QĐ – TTg ngày 20/2/2003 được gọi là Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT)

+ Tiếp tục lộ trình giảm giá Internet bằng hàng loạt các quyết định của Bộ Bưu chính viễn thông tháng 3/2002 (các quyết định từ số 53 đến 58/QĐ- BCVT ngày 20/3/2003), trong đó có quyết định số 56/2003/QĐ-BBCVT ngày 20/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về Ban hành cước dịch vụ truy nhập Internet qua mạng điện thoại công cộng (PSTN) thay thế Quyết định 480/2002/QĐ-TCBĐ ngày 13/6/2002 (đây là Quyết định thay thế

cho QĐ 480/2002/QĐ-TCBĐ ngày 13/6/2002 của Tổng cục Bưu Điện về việc ban hành cước dịch vụ truy nhập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng (PSTN ) – cũng thay thế QĐ 519/2001/QĐ-TCBĐ ngày 28/6/2001 của Tổng cục Bưu điện)

+ Cho phép triển khai các dịch vụ mới: điện thoại PC to Phone và Internet tốc độ cao ADSL, xSDLWAN, CDMA (các quyết định ký trong 2 ngày 18/6 và 26/6/2003)

+ Từng bước xoá bỏ độc quyền viễn thông, cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ viễn thông: cấp phép cho một số đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP.

+ Cuối cùng sau nhiều tranh cãi vấn đề Unicode & chữ Việt đã có kết luận: Thông tư 07/2002/TTBKHCN ngày 15/11/2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn triển khai Quyết định số 72/20002/QĐ-TTg ngày 10/06/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thống nhất dùng bộ mã các ký tự chữ Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 trong trao đổi thông tin điện tử giữa các tổ chức của Đảng và Nhà nước.

+ Ngày 10/10/2002, Bộ VHTT đã ký quyết định số 27/2002/QĐ- BVHTT ban hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet. Đây là một thông tư gây khá nhiều tranh cãi. Quyết định này được các doanh nghiệp đánh giá là không phù hợp

Như vậy có thể thấy các chính sách - nghị quyết của Đảng và Chính phủ liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT Việt nam trong 3 năm qua được xây dựng từng bước:

- Năm 2000-2001 tập trung vào việc ban hành chiến lược (qua Chỉ thị 58 và QĐ 81 thực hiện chỉ thị này) - đồng thời tập trung ngay vào xây dựng 2 ngành công nghiệp phần mềm (NQ 07 / QĐ 128) và phần cứng (QĐ 19/2001 đưa máy tính vào danh sách sản phẩm Công nghiệp trọng điểm).

Tin học hóa Quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005, Quyết định 33/2002/QĐ- TTg ngày 08/02/2002 của Thủ Tướng phê duyệt kế hoạch phát triển Internet VN giai đoạn 2001 – 2005 và Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005

- Năm 2002-2003 xây dựng các bộ máy và tổ chức thực hiện.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế về các chỉ tiêu đánh giá các hệ thống đổi mới thì Việt nam đứng ở vị trí khá khả quan. Điểm trung bình của Việt Nam xấp xỉ 1/10, ngang với các nước Trung quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippin; song vẫn còn thấp xa so các nước phát triển như Hồng Kông, SINGAPORE, Nhật bản, Mỹ. Đây là một thế mạnh của Việt nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bên cạnh đó trong năm 2003 với chính sách giảm thuế dành cho các doanh nghiệp ngoại quốc và người Việt Nam, môi trường đầu tư đang được cải thiện. Nhà nước đã có những chính sách tích cực hơn trong việc giao quyền thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng địa phương. Các quan chức địa phương, trong khi phải cạnh tranh để thu hút vốn nước ngoài và tạo công ăn việc làm tại địa phương, đã cải tiến thủ tục hành chính, đưa ra các biện pháp khuyến khích mới, tạo điều kiện cấp giấy phép hoạt động nhanh hơn trước. Cụm từ “trải thảm đỏ với các nhà đầu tư” đang được chính quyền địa phương nhiều nơi sử dụng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có thể nói môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo sức hút cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều quan trọng hơn cả ở Việt Nam là sự ổn định chính trị, ít bị cạnh tranh, nhân công giá thấp, đường sá và các trang thiết bị cảng ngày càng tốt hơn.

Một sự khác biệt cơ bản là các nhà đầu tư nước ngoài được tự do hơn khi lập các công ty 100 % vốn nước ngoài. Nếu như trước đây chính phủ Việt Nam yêu cầu các công ty nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả thì nay nhiều lĩnh vực kinh tế, nổi bật là chế tạo và chế biến, có thể tự quyết định hoạt động của mình. Tuy nhiên các công ty nước ngoài vẫn còn bị hạn chế trong việc liên doanh ở ngành trọng điểm do

Nhà nước chỉ đạo như viễn thông, dầu khí, khai khoáng, lâm nghiệp, du lịch, văn hoá, hàng không, vận tải đường sắt và đường biển.

Luật doanh nghiệp đã góp phần làm tăng đáng kể về chất và lượng các doanh nghiệp. Trong 3 năm qua khoảng 55.200 doanh nghiệp mới thành lập theo Luật Doanh nghiệp và trên 18.000 doanh nghiệp mở rộng đầu tư và quy mô kinh doanh, cùng số vốn đăng ký khoảng 101.400 tỷ đồng, nâng tỷ trọng vốn đầu tư của dân cư và tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội từ 21% năm 2000 lên 23,4% năm 2001 và 28,5% năm 2002. Doanh nghiệp dân doanh không chỉ tạo việc làm cho phần lớn lao động chưa có việc làm, mà đáng quý hơn, là đóng góp cho tốc độ tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tạo ra sinh khí mới cho nền kinh tế 2002.

2.1.4. Cơ sở hạ tầng ban đầu trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến, hiện đại

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 60)