Tình hình sản xuất phần mềm

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 84)

Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.2.2.3 Tình hình sản xuất phần mềm

Mặc dù công nghiệp phần mềm được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn được khuyến khích phát triển, song hiện vẫn có những quan điểm khác nhau giữa các chuyên gia, các nhà sản xuất và các nhà hoạch định chính sách về định hướng phát triển như nên tập trung vào thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài. Các công ty có định hướng đầu ra "hướng ngoại"cho sản phẩm của mình đã gặp khó khăn bởi vì cuộc khủng hoảng “dot.com” đã gây ảnh hưỏng cho công nghiệp phần mềm trên toàn thế giới. Một số nhà đầu tư lớn như Next Level Communications và Ulysses đã ngừng hoạt động tại Việt Nam. Paragon Solutions, công ty được coi là nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này cũng đã tuyên bố cắt giảm một số lượng lớn lao động vì khủng hoảng. Trong khi đó, các công ty sản xuất phần mềm mới tại Khu công nghiệp Phần mềm Quang Trung (TP. Hồ Chí Minh) cũng thất vọng trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại nước ngoài trong giai đoạn khó khăn chung này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn vẫn còn một số công ty kinh doanh có hiệu quả bởi vì họ đã tìm được đầu ra thích hợp cho mình. Một số công ty

đã hướng vào thị trường nội địa, hướng vào các doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ và coi đây chính là khách hàng tiềm năng của họ. Một số khác vẫn tìm kiếm ở thị trường nước ngoài. Còn một số ít công ty tuyên bố họ vẫn duy trì được chiến lược kinh doanh vì đã ký được một số hợp đồng cung cấp phần mềm và giải pháp cho thương mại điện tử (e-commerce).

Nhờ các chính sách ưu đãi cho hoạt động sản xuất, dịch vụ phần mềm (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp), số lượng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tăng khá nhanh. Số các đơn vị đăng ký làm phần mềm dịch vụ hiện nay ở Việt nam là 2500, trong đó ước tính có khoảng độ 400 đơn vị có hoạt động thực sự trong lĩnh vực này.

Trong 6 tháng đầu năm 2003, tại tp HCM đã có 250 đơn vị mới đăng ký hoạt động sản xuất – kinh doanh CNTT, trong đó có 90 đơn vị đăng ký sản xuất - dịch vụ phần mềm (36%). Ước tính trong năm 2003 sẽ có 200 đơn vị mới tại tp HCM đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, và cả nước sẽ khoảng 350 đơn vị đăng ký mới.

Hội Tin học tp HCM ước lượng trong số này sẽ có khoảng 40% số đơn vị (150) đăng ký nhưng không hoạt động, 25% hoạt động rồi ngưng, 35% (khoảng 120) sẽ bổ sung vào danh sách các đơn vị phần mềm “sống được”. Số nhân sự làm phần mềm sau một năm tăng từ 6.000 lên 8.000 người, tạo ra giá trị sản phẩm/dịch vụ khoảng 75 triệu USD - với năng suất 9.400 USD / người / năm.

Hiện nay cả nước có 8 khu công nghiệp phần mềm tập trung đã đi vào hoạt động, trong đó tp HCM có 3, còn lại là các khu tại Hà nội, Hải phòng, Cần thơ, Đà nẵng, Huế. Trừ khu Quang trung và SSP, hầu hết các khu công nghiệp phần mềm tập trung hoạt động chưa hiệu quả, do thu hút đầu tư từ bên ngoài còn yếu và chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu tập trung.

Thử nghiệm đầu tiên về xây dựng khu công nghiệp phần mềm tập trung qui mô nhỏ với diện tích sử dụng khoảng 6000m2

công nghiệp phần mềm Quang Trung cũng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành vào giữa năm 2001 với sự tham gia của hơn 40 công ty phần mềm trong và ngoài nước. Khu CNpPM tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc ở phía Bắc đang được khẩn trương triển khai xây dựng với diện tích khoảng 50 ha.

Theo quy hoạch đã duyệt năm 2001, Hà Nội sẽ hình thành một số trung tâm CNpCNTT gồm: Trung tâm giao dịch CNTT, Trung tâm hỗ trợ phát triển CNTT và Cụm CNpCNTT Nam Thăng Long. Năm 2001-2002, số các khu công nghiệp phần mềm tập trung được tăng lên nhanh chóng. Ngoài hai khu công nghiệp phần mềm tập trung SSP (123 Trương định) và Quang trung, các khu công nghiệp phần mềm khác thuộc đại học quốc gia, REE (tp HCM), Cần thơ, Hải phòng, Đà nẵng, Huế, Hà nội cũng đã và đang đưa vào hoạt động.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực CNTT đã cảnh báo rằng, xu hướng phát triển các khu công nghiệp phần mềm hiện nay còn mang tính phong trào. Việc xây dựng các khu công nghiệp phần mềm hiện nay đang ồ ạt mà không tính toán thực tế đã có bao nhiêu công ty phần mềm đang hoạt động. Ngành công nghiệp phần mềm không hề giống các ngành công nghiệp truyền thống khác, nghĩa là các doanh nghiệp phần mềm không cần thiết phải tập trung tại một điểm. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm là các Công ty có quy mô vừa và nhỏ. Số các công ty chỉ chuyên làm công nghiệp phần mềm chiếm một tỷ lệ rất khiên tốn, còn lại đều thực hiện chiến lược phần cứng nuôi phần mềm. Với những doanh nghiệp cả cứng lẫn mềm này thì điểm họ cần nữa là mặt bằng kinh doanh với đường phố đông đúc để làm phòng trưng bày sản phẩm. Các chuyên gia kiến nghị rằng thay vì tập trung công sức vào việc thiết kế, xây dựng các dự án khu công nghiệp phần mềm như hiện nay, Nhà nước nên đưa ra những chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp phần mềm phát triển như những chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, xúc tiến thương mại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Năm 2003, gia công và xuất khẩu phần mềm đã có nhiều dấu hiệu phát triển thuận lợi. Tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 10 đơn vị gia công / xuất

khẩu phần mềm có doanh số trên 1 triệu USD /năm. Một số dịch vụ / sản phẩm phần mềm Việt nam đã được các đối tác nước ngoài đánh giá cao như TMA, Fsoft, CdiT…Hiện nay trong số các đơn vị làm phần mềm Việt nam mới chỉ có 1 đơn vị có chứng nhận CMM (mức 4) - từ năm 2002, và trong 12 tháng qua không có thêm đơn vị nào có chứng nhận loại này. Số đơn vị phần mềm chứng nhận ISO 9000 là 12, trong 6 tháng đầu năm 2003 cũng không tăng thêm một đơn vị nào.

Bảng 13. Số lượng các đơn vị phần mềm-dịch vụ (1996-2003) 1996 1997 199 8 199 9 200 0 2001 200 2 2003 (ước tính) Số đơn vị (cuối kỳ) 95 115 140 170 230 300 400 520 Số đơn vị tăng trong kỳ 19 20 25 30 60 70 100 120 Số người làm phần mềm 1900 2300 2800 3400 4600 6000 8000 10000

Nguồn: Hội Tin học TPHCM

Sức mua thị trường yếu nên doanh thu và năng suất của lao động phần mềm thấp, có khi thua ngành lao động phổ thông. Cụ thể, doanh số năm 2002 của 24 Doanh nghiệp tại Công viên Phần mềm (CVPM) Quang Trung chỉ đạt 39 tỉ đồng, tính ra năng suất trung bình của lao động phần mềm chỉ đạt 120 triệu đồng/năm, kém hơn 9 triệu đồng so với năng suất lao động của Công ty May Việt Tiến. Năm 2003, CVPM Quang Trung nêu kế hoạch doanh thu 44 tỉ đồng (tính cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa), tăng 12% so với năm qua. Doanh số thấp như vậy nên CVPM Quang Trung chưa thể tạo ra bước đột phá để đạt mục tiêu 100 triệu USD vào năm 2005.

Các phần mềm đang sử dụng ở nước ta chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu. Mảng phần mềm do Việt nam sản xuất chỉ chiếm 2-3% thị phần trong nước. Phần mềm sản xuất trong nước là sản phẩm đơn chiếc phục vụ theo đơn đặt hàng. Một số sản phẩm được nhân bản là các phần mềm liên quan đến tiếng Việt. Một vài đơn vị đã tham gia xuất khẩu phần mềm nhưng mới dừng ở mức thăm dò thị trường, giá trị xuất khẩu không đáng kể, chỉ khoảng 10-15%

tổng giá trị phần mềm sản xuất trong nước. Trong năm 2002, nhiều đơn vị phần mềm Việt nam cũng xây dựng và nhận chứng nhận chất lượng ISO 9000. Tháng 3 năm 2002, FPTSoft đã nhận chứng chỉ CMM mức 4/5, trở thành đơn vị phần mềm đầu tiên triển khai thành công CMM ở mức cao.

Tóm lại là Nghị quyết 07 và Chỉ thị 128 của Chính phủ về xây dựng ngành công nghiệp phần mềm và ưu đãi cho doanh nghiệp phần mềm đã bước đầu tạo được sự tăng trưởng tốt về số doanh nghiệp và số nhân lực làm phần mềm, tuy vậy năng suất phần mềm tăng nhưng vẫn chưa cao và tình trạng vi phạm bản quyền vẫn nằm trong mức báo động.

Trên thực tế thì Việt nam rất có điều kiện trong phát triển phần mềm với nguồn lao động dồi dào, có trí thông minh, sáng tạo và khả năng tư duy toán học cao. Việt Nam còn có lợi thế hơn so với một số nước phát triển khác về giá nhân công và về mặt ngôn ngữ do sử dụng phông chữ latin. Hơn nữa, phát triển phần mềm không cần đầu tư lớn, dung lượng thị trường trong cả nước và thế giới là vô hạn. Nếu có sự đầu tư đúng hướng của nhà nước và kiểm tra việc thực thi Luật bản quyền tốt, sản xuất phần mềm phát triển sẽ đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, giải quyết được công ăn việc làm và trực tiếp góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mặc dù có các điều kiện phát triển phần mềm như trên nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã nêu rõ 4 nguyên nhân khiến mục tiêu phát triển phần mềm tuy rất hấp dẫn nhưng thực tế không được như mong đợi. Các nguyên nhân gồm: Tốc độ giải ngân của các cơ quan Nhà nước quá chậm mặc dù các kế hoạch đều lớn và trị giá nhiều tiền (đây là căn bệnh kinh niên nhiều năm qua); Vấn đề phát triển nguồn nhân lực vướng ở chỗ Luật Giáo dục cấm mọi hành vi thương mại giáo dục (coi thương mại là xấu) trong khi thương mại giáo dục là yếu tố có thể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; Vướng mắc trong quy định về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam (không được nhập những công nghệ mà giá trị nhập lớn hơn 5% so với giá trị sản phẩm) khiến cho các doanh nghiệp không thể nhập những công nghệ tiên tiến (vì giá nhập luôn lớn hơn 5%); Về tài chính, không có quy chế về đầu tư mạo hiểm cho các công ty trong nước, mất nguồn đầu tư lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 84)