Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNTT

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 39)

Trong khoảng 3 thập kỷ qua, sự phát triển CNTT đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Việc ứng dụng CNTT đã góp phần làm cho các nước phát triển nhanh hơn về kinh tế, làm biến chuyển mạnh mẽ về xã hội. Đối với các nước đang phát triển nó có tác động vô cùng lớn lao vào tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế .

Các nước công nghiệp đang tích cực chuẩn bị nền móng của nền kinh tế tri thức, trong đó CNTT là một trong những hạ tầng cơ sở đóng vai trò quan trọng. Trong 15 năm qua CNTT ở các nước phát triển tăng trưởng liên tục. Năm 1985 phần đóng góp của CNTT chiếm là 4,9% GDP của các nước này thì tói năm 1990 là 6,1%, năm 1993 là 6,4%, từ 1993 đến 1998 là 8,2% và đến năm 2002 đã là 17%.

Một số quốc gia mới công nghiệp hóa như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và một số quốc gia đang phát triển như ấn Độ, Trung Quốc, Philippines đã xây dựng rất thành công CNTT cả về phần cứng và phần mềm với tổng doanh số rất lớn, lên đến nhiều chục tỷ USD. Sự đóng góp của CNTT ngày càng lớn trong nền kinh tế của nhiều quốc gia và trong việc tạo ra các khả năng rượt đuổi cho các quốc gia đang phát triển đã thôi thúc nhiều nước nỗ lực xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia trong lĩnh vực CNTT, nhằm tạo cho mình vị trí đi đầu

Hiện nay trên thị trường CNTT thế giới đang được phân thành những đoạn thị trường riêng do một hoặc một vài quốc gia nắm giữ. Những đoạn thị trường được phân thành:

 Thị trường linh kiện điện tử do Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Đài Loan nắm giữ tới 80% thị trường thế giới.

 Thị trường thiết bị ngoại vị có độ chính xác cao như ổ cứng, màn hình, máy in do Singapore nắm giữ. So với số 3 triệu dân thì Singapore có doanh số về thiết bị tin học lên tới 25 tỷ USD chủ yếu là do làm gia công cho các hãng quốc tế lớn như IBM, SUN, Seagate và nhiều hãng nổi tiếng khác.

 Thị trường lắp ráp thành phẩm ở giai đoạn cuối Malaysia giữ thị phần lớn nhất (chủ yếu cần nhân công khéo tay) với giá trị là 7,54 tỷ USD cao hơn Pháp (7,27 tỷ) một chút, với dân số chỉ khoảng hơn một phần ba.

 Thị trường làm bìa mẹ cho PC của Đài Loan hiện đang lớn nhất thế giới (năm 1994 lên tới 80% doanh số thế giới) . Mặc dù không có doanh số bằng Singapore, tuy dân số nhiều hơn 7 lần nhưng doanh số (17,89 tỷ) của Đài Loan cũng đã rất cao, hơn gấp 6 lần Pháp, nếu tính theo đầu người. Và Đài Loan hơn gấp đôi Malaysia với dân số tương đương. Những điều này phản ảnh cơ chế giá trong máy tính hiện nay, giá các thiết bị ngoại vi là cao hơn nhiều lần giá bìa mẹ, và giá phần cơ khí điện từ là rẻ nhất.  Thị trường màn ảnh mỏng gần như sở trường riêng của Nhật (Nhật sản

xuất 80% màn ảnh mỏng cho cả thế giới ) trong khi đó thị trường của bộ vi xử lý gần như được độc quyền bởi Mỹ, bên cạnh đó Mỹ cũng sản xuất và xuất khẩu phần mềm hàng đầu thế giới.

Một trường hợp cũng rất đáng để ý là Ireland, chỉ có 4 triệu dân, mà có doanh số về thiết bị tin học cao hơn cả Pháp, 59 triệu dân, và ý , 57 triệu dân. Nếu ta để ý là mức sống ở đây tương đối thấp so với châu Âu thì thấy ngay đây cũng là nơi lắp ráp thiết bị tin học cho châu Âu. Ireland cũng là nơi xuất khẩu phần mềm nổi tiếng.

Để đạt được những thành công như ngày hôm nay trên con đường phát triển CNTT, các quốc gia đã có những sách lược rất cụ thể và hiệu quả. Những sách lược đó trở thành bài học rất đáng quý cho Việt nam. Có thể khái quát về chiến lược phát triển CNTT ở các nước trong thập kỷ 90 thành những bài học kinh nghiệm như sau:

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 39)