Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam
2.2.3.2 Nhu cầu tiêu thụ và ứng dụng phần mềm
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường thiết bị tin học, phát triển sản xuất phần mềm và dịch vụ tin học ở nước ta hiện nay cũng đang được quan tâm. Phần mềm là khâu quan trọng và thiết yếu trong quá trình sử dụng các thiệt bị CNTT. Với xu hướng phát triển hiện nay của CNTT, phát triển phần mềm là một nhu cầu cấp thiết đang được đặt ra.
Nghị quyết 07/2000/NQ-CP của Chính phủ đã xác định rõ công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp quan trọng cần phải phát triển nhanh thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 128/2001/QĐ-TTg tạo những biện pháp ưu đãi, khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm. Nhờ vậy công nghiệp phần mềm đã có một số chuyển biến ban đầu.
Nhu cầu thị trường phần mềm trong nước rất lớn gồm lượng khách từ 70.000 doanh nghiệp, hàng ngàn cơ quan bộ, ngành trung ương, địa phương, đơn vị nước ngoài với nhu cầu hàng trăm triệu USD trên năm. Trong đó, chương trình phát triển Chính phủ điện tử với chỉ tiêu đầu tư 1.000 tỉ đồng, chi phí phần mềm phục vụ mạng lưới, sản phẩm, dịch vụ mới của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông cần khoảng 150 triệu USD. Hệ thống giáo dục, y tế đang cần phần mềm quản lý trị giá hàng trăm triệu USD. Công nghiệp phần mềm thế giới năm 2002 đạt doanh số 500 tỉ USD, trong đó Nhật Bản chiếm 20%. Dự kiến, thị trường này còn tăng trưởng mỗi năm trên 15%.
Trong khi đó, ước tính đến hết năm 2003 Việt Nam mới có khoảng 520 doanh nghiệp làm phần mềm, quy mô trung bình 20 người trên doanh nghiệp. Riêng Tp. Hồ Chí Minh có trên 100 doanh nghiệp, trong đó Hội Tin học Tp. Hồ Chí Minh chiếm 80 đơn vị. Nhưng do thị trường trong nước chưa quen sử dụng phần mềm quản lý, sản xuất nên sức mua kém.
Doanh số của sản xuất và dịch vụ phần mềm năm 1997 đạt khoảng 13 triệu USD, trong đó xuất khẩu khoảng 2,5 triệu USD. Năm 1999, đạt trên 16 triệu USD, trong đó xuất khẩu khoảng 5 triệu USD (riêng Tp. Hồ Chí Minh chiếm 70%). Năm 2000, đạt khoảng 25 triệu USD, năm 2001 trên 30 triệu USD và năm 2003 ước tính là 49 triệu USD. Năm 2002, doanh thu toàn ngành chỉ đạt 1.100 tỉ đồng (tương đương 75 triệu USD), trong đó chủ yếu là phần mềm viễn thông, chiếm khoảng 0,015% thị trường thế giới. Đa số sản phẩm phần mềm tập trung vào các lĩnh vực quản lý phục vụ doanh nghiệp, mang tính đơn lẻ, số lượng tiêu thụ ít. Còn những sản phẩm ứng dụng rộng rãi, có thể sản xuất hàng loạt, lại bị nạn ăn cắp bản quyền phá hoại nên nhà
Công ty Lạc Việt được ứng dụng rộng rãi trên cả nước, nhưng 8 năm qua chỉ bán được 15.000 sản phẩm, trong khi có hàng trăm ngàn máy vi tính sử dụng "miễn phí".
Thị trường phần mềm nước ta còn nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng doanh số 5% doanh số thị trường CNTT. Phần mềm được sử dụng phổ biến là phần mềm dùng trong văn phòng, Các loại phần mềm ứng dụng chưa được sử dụng rộng rãi. Theo tài liệu điều tra tại Tp. Hồ Chí Minh, phần mềm ứng dụng chỉ được dùng chủ yếu trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là người dùng Việt Nam chưa có thói quen mua và sử dụng phần mềm. Các khách hàng là các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước chưa đề ra được nhu cầu về ứng dụng CNTT vào quản lý nên đa số các ngành, cơ quan chỉ để ý đến thiết bị mà không quan tâm đầu tư cho các giải pháp phần mềm. Ngoài ra một nguyên nhân khác làm nản lòng những người sản xuất và kinh doanh phần mềm là nạn sao chép bản quyền đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Hiện nay Việt nam vẫn đang ở vị trí quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền lớn nhất thế giới. Việc giảm tỷ lệ vi phạm tại Việt Nam trong bối cảnh tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của thế giới năm 2001 tăng 3% là một tiến bộ lớn, giá trị phần mềm vi phạm phần mềm ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2% so với giá trị phần mềm bị vi phạm bản quyền trên toàn cầu và 0,6% giá trị vi phạm tại châu á.