Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam
2.2.1.4. Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness EIU&IBM Index 2003)
EIU&IBM Index 2003)
Đây là xếp hạng của Economist Intelligence UnCNTT (thuộc tạp chí The Economist – Anh), dựa trên các tiêu chí về mức độ nối mạng, môi trường kinh doanh, mức độ tham gia của người tiêu dùng và doanh nghiệp, môi trường pháp lý và chính sách, cơ sở hạ tầng xã hội và văn hoá, các dịch vụ điện tử hỗ trợ.
Trong danh sách E-Readiness công bố tháng 6/2003, Việt nam xếp hạng thứ 56 trong 60 nước (2.91 điểm). Đây cũng là vị trí của Việt nam trong danh sách năm 2002 (công bố tháng 7/2002), tuy nhiên điểm số năm 2002 Việt nam cao hơn (2.96 điểm). Thứ hạng của Việt nam năm 2001 (công bố tháng 5/2001) là 58/60 (2.76 điểm)
Mười nước đứng cuối danh sách 2003 là: Egipt, Iran, Indonesia, Ukraine, Nigeria, Vietnam, Pakistan, Algeria, Kazakhstan, Azerbaijan - Xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU ranking) ITU (International Telecommunication Uninon) hàng năm đều đưa ra đánh giá/xếp hạng 196 nước. Đây là bảng đánh giá có số lượng nước tham gia đông nhất, qua từng chỉ tiêu về số lượng và mật độ đường điện thoại, số điện thoại di động, số PC, số người dùng Internet.
Bảng 7: Xếp hạng của Việt nam trong số 196 nước như sau:
Chỉ tiêu / Thứ hạng (trên 196) 1995 2000 2001 2002
Số đường điện thoại trên 100 dân 154 145 140 125 Số người sử dụng Internet / 10.000 dân N/A 156 133 126 Số PC / 100 dân N/A 121 127 124 Số điện thoại di động / 100 dân N/A 138 143 144
Trong danh sách xếp hạng, có thể thấy so với mức độ phát triển trung bình của thế giới, về thứ hạng Việt nam có tiến bộ trong việc tăng số đường điện thoại và số người sử dụng Internet, trong khi đó thứ hạng về số PC hầu như đứng yên tại chỗ, còn thứ hạng về số điện thoại di dộng bị giảm sút - để cho một số quốc gia khác qua mặt. Tuy nhiên Việt nam nằm trên 50-70 nước khác.
Như vậy xếp trên bản đồ CNTT thế giới, thứ hạng của Việt nam ở vị trí không phấn khởi, thậm chí là bất lợi. Nhưng một điều an ủi là dù sao chúng ta cũng có “tên tuổi” trên bản đồ CNTT thế giới, trong khi nhiều quốc gia khác thậm chí còn chưa có tên trong một số các danh sách này.
Trong khi đó trong những năm vừa qua, thị trường CNTT Việt nam có những bước phát triển mới và đã có sự thay đổi trong cơ chế xuất nhập khẩu. Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng trung bình 20- 24%/năm của tổng giá trị thị trường. Tuy vậy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đầu tư cho CNTT và đầu tư cho phần mềm/ dịch vụ và tình trạng vi phạm bản quyền cao đã làm cho hiệu quả đầu tư vào CNTT còn rất thấp. Những phân tích ở dưới đây sẽ là bức tranh toàn cảnh về thực trạng phát triển CNTT ở Việt nam.