Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 157)

Xuất khẩu chưa khởi sắc, thị trường trong nước nhỏ bé cản trở rất lớn đến việc phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt nam. Con số thị trường 400 triệu USD /năm của Việt nam thật bé nhỏ so với tổng thị trường 1230 tỷ của thế giới, và so sánh với các nước trong khu vực với chi tiêu cho công ty từ vài tỷ đến vài chục tỷ USD / năm thì 400 triệu cũng là con số khiêm tốn.

Công nghiệp phần mềm/dịch vụ phát triển chậm (tăng với tốc độ dù cao - 25% /năm - nhưng từ mức

xuất phát thấp), với các lý do chính: - Chưa xuất khẩu được nhiều

- Thị trường trong nước nhỏ bé

- Chưa thu hút được đầu tư từ các công ty phần mềm quốc tế lớn - Các chính sách lên quan đến môi trường hoạt động, thị trường, tài chính, nhân lực, công nghệ triển khai chậm và một số mang tính nửa vời.

Đối với công nghiệp phần cứng:

- Phần sản xuất còn hạn chế, thu hút đầu tư chậm

- Thương hiệu máy tính Việt nam khởi sắc. Trong năm 2002 số máy tính thương hiệu Việt nam tung ra thị trường bằng 80% số máy tính nhập nguyên chiếc. Các dòng máy Server, Notebook cũng đã được lắp ráp tại Việt nam.

- Chính sách ưu đãi của nhà nước, thể hiện từ QĐ 19 đưa máy tính vào danh mục các sản phẩm công nghiệp trọng điểm triển khai chậm và chưa phát huy được tác dụng.

Phát triển Viễn thông / Internet 1. Số người dùng Internet

Về số lượng người dùng Internet, theo thống kê của VNNIC, số lượng thuê bao Internet Việt nam đến thời điểm tháng 6/2003 đạt con số 210.000 người, tăng 45.000 so với cùng kỳ năm 2002.

Theo phương pháp quy đổi ra số người dùng Internet dựa trên các số liệu thuê bao (1 leadline hoặc ASDL tương đương với 30 thuê bao, 1 đại lý Internet tương đương 17 thuê bao, 1 thuê bao gián tiếp (qua 1268, 1269) tương 0.6 thuê bao và 1 thuê bao tương đương 4 người sử dụng), hiện nay số người dùng Internet Việt nam vào khoảng 1,5 triệu.

Tốc độ tăng trưởng số người dùng Internet trong năm 2002 –2003 khoảng 20% /năm, so với tốc độ 30% của năm 2001 và 100% vào năm 2000.

Trong những năm qua, thị phần của máy tính lắp ráp trong nước đã chiếm tỷ trọng cao hơn máy tính nhập nguyên chiếc. Theo đánh giá của các chuyên gia, máy tính lắp ráp trong nước mang thương hiệu Việt Nam đang dần dần tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Một trong những lý do khiến các doanh nghiệp lắp ráp máy tính trong nước có thể cạnh tranh được với những hãng nước ngoài có tiếng là nhờ giá cả phù hợp hơn với thu nhập bình quân của người dân. Về chất lượng, máy tính thương hiệu Việt Nam do một số doanh nghiệp trong nước lắp ráp có hệ thống kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng nên khá đảm bảo. Các công ty lắp ráp máy tính thương hiệu Việt

Nam đã có uy tín và tạo được thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp lắp ráp máy tính trong nước đã thử sức lắp ráp thêm những loại máy tính có công nghệ cao hơn như máy tính xách tay, máy chủ,...

Tuy nhiên, máy nhập ngoại chiếm khoảng 20%, máy lắp ráp trong nước chiếm 80%, trong số này chỉ có khong 10% chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu. Người sử dụng máy đã biết đến máy thương hiệu CMS, Mekong Xanh, T&H, ROBO..., nhưng máy tính thương hiệu Việt Nam do các công ty Việt Nam sản xuất chưa đáp ứng được bao nhiêu so với yêu cầu của thị trường. Giá các máy tính thương hiệu Việt Nam vẫn còn cao, chưa tương xứng với túi tiền của dân, vì vậy người dân vẫn thích mua máy lắp ráp thủ công cho dù chất lượng không được bảo đảm như máy có thương hiệu. Nhiều chuyên gia nhận định rằng: tiềm năng thị trường về máy tính của Việt nam còn rất lớn: khoảng 80 triệu dân, gần 15 triệu hộ gia đình, nếu chỉ 1/10 gia đình có một máy, thì lượng máy xuất xưởng hiện nay còn là con số quá nhỏ. Nhưng để thị trường phần cứng cũng như ngành công nghiệp phần cứng phát triển, thực sự trở thành một mũi nhọn trong công cuộc đổi mới, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, Nhà nước cần có chính sách quan tâm ưu đãi cho các doanh nghiệp phần cứng, những người đang phi tự thân "vừa dò đường vừa kéo xe".

Phần cứng còn thiếu hỗ trợ

Ngày 20/02/2001 Chính phủ đã ra quyết định 19/2001/QĐ-TTg bổ sung sản phẩm máy vi tính vào danh mục các sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Theo quyết định này sản phẩm phần cứng bắt đầu được hưởng chế độ ưu đãi. Tuy nhiên, phải nói rằng sự phát triển của các doanh nghiệp phần cứng trong thời gian qua hoàn toàn là nội lực tự thân của các công ty phần cứng, những hỗ trợ từ phía Chính phủ chưa nhiều. Thời gian gần đây Chính phủ đã có những xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu linh kiện máy tính và thuế giá trị gia tăng tuy nhiên vẫn chỉ là những điều chỉnh phần ngọn, chưa mang tính đồng bộ và có tính thúc đẩy cao.Những doanh nghiệp phần cứng máy tính

không được hưởng những ưu tiên như với doanh nghiệp phần mềm (được miễn thuế 4 năm đầu tiên đối với đầu tư nước ngoài và 2 năm đầu tiên cho đầu tư trong nước, gim 50% thuế cho 4 năm tiếp theo đối với đầu tư nước ngoài và 2 năm tiếp theo cho đầu tư trong nước, không chịu thuế bổ sung, không phải chịu thuế VAT, thuế xuất khẩu 0%). Đành rằng ngành phần mềm trong nước cần nhiều ưu tiên hơn, nhưng các doanh nghiệp phần cứng cũng thiết tha mong Chính phủ có những hỗ trợ cho cả ngành phần cứng hiện cũng đang trong giai đoạn hết sức khó khăn. Ngành công nghiệp nào muốn phát triển mạnh thì cũng cần có những doanh nghiệp lớn giữ vai trò đầu tầu. Sự hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bứt phá và mang lại nhiều giá trị cao hơn cho người tiêu dùng.

Từ vị trí của Hội Tin học Việt Nam, chúng tôi được biết các doanh nghiệp máy tính trong nước rất khó khăn về vốn, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vốn mỏng, phải vay vốn để sản xuất. "Thực tế, việc kinh doanh của chúng tôi là có lợi nhuận, nhưng lại đọng trong thuế, hơn nữa lại cả vốn và phần trả lãi cho đồng vốn đó", đó là thực trạng chung của phần lớn các doanh nghiệp máy tính thương hiệu Việt Nam. Thực tế là, ở thị trường dự án trang thiết bị bằng tiền ngân sách, máy tính thương hiệu Việt Nam phải cạnh tranh với hàng nhập ngoại "mác lớn", được ưu đãi hơn về thuế lại không được xét đến yếu tố

"thương quyền" để ủng hộ hàng sản xuất nội địa nên hầu như không thể chen chân nổi. Trên thị trường phân phối lẻ lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng lắp ráp từ các nguồn linh kiện nhập lậu và việc bán hàng không cần hoá đơn GTGT của các doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Một nền công nghệ phần cứng đích thực vẫn đang chờ Nhà nước đưa ra một chính sách hỗ trợ hợp lý và một biện pháp kích cầu thích hợp để có thể phát triển trên chính thị trường của mình.

Phát triển phần cứng - cần một tiêu chuẩn công bằng

Nhiều năm qua, đứng ở góc độ Hội tin học, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến bức xúc của các doanh nghiệp lắp ráp máy tính trong nước về vấn đề cần có

một cơ quan đứng ra kiểm định và chứng nhận chất lượng sản phẩm cho họ. Thiết nghĩ đây là mong muốn hoàn toàn chính đáng của các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh và thiết tha xây dựng thưng hiệu riêng. Mới đây, Bộ Công nghiệp đã giao cho Tổng Công ty Điện tử Tin học Việt Nam (VEIC) xây dựng một trung tâm kiểm định máy tính tiêu chuẩn quốc tế, trị giá tới 4,5 triệu USD, dự kiến sẽ được nâng cấp thêm lên 1,5 triệu USD nữa, đảm bảo kiểm định và chứng nhận chất lượng cho các máy tính thưng hiệu Việt Nam. Tin này đến với các doanh nghiệp sản xuất máy tính Việt Nam trong tâm trạng nửa mừng, nửa lo. Mừng vì từ nay họ đã có thể chứng minh những cam kết về chất lượng sản phẩm của mình để nâng cao uy tín với khách hàng, nhưng lại lo vì cơ quan kiểm chuẩn lại thuộc Tcty VEIC, đơn vị cũng có sản xuất máy tính Việt Nam thương hiệu Vitek, e rằng sẽ có những sự thiên vị và không công bằng. "Nếu như VEIC không sản xuất máy tính Vitek thì sẽ chẳng có gì phải bàn. Xưa nay trong mọi lĩnh vực người ta đều tránh việc 'con đá bóng, bố thổi còi' để không xảy ra thiên vị. Việc xây dựng trung tâm kiểm chuẩn trực thuộc VEIC sẽ làm nảy sinh tâm lý nghi ngờ vào tính công bằng của chuẩn máy tính".

Trung tâm kiểm chuẩn là một khoản đầu tư lớn của Nhà nước, ngành công nghiệp phần cứng máy tính rõ ràng sẽ được hưởng kết quả của sự đầu tư này nếu như Trung tâm làm việc có uy tín. Việc các doanh nghiệp đòi hỏi được hưởng khoản đầu tư đó một cách công bằng là hoàn toàn chính đáng. Thế nhưng băn khoăn này của các doanh nghiệp tin học vẫn chưa thể tìm ra lới giải đáp bởi việc xây dựng Trung tâm kiểm chuẩn, cũng như máy tính thương hiệu Vitek đều thuộc Bộ Công nghiệp, trong khi Bộ mới Bưu chính Viễn thông sẽ thực hiện quản lý Nhà nước lĩnh vực CNTT. Trong bối cảnh Việt Nam sắp chính thức gia nhập APTA và hội nhập môi trường tự do thương mại thế giới, các doanh nghiệp tin học non trẻ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự hỗ trợ hơn lúc nào hết từ phía Chính phủ. Ngoài ra, việc các nước mới có duy nhất một phòng kiểm nghiệm khiến nhiều doanh nghiệp lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam lo ngại. Lãnh thổ Đài Loan chỉ bằng nửa Việt

Nam nhưng có tới 25 trung tâm kiểm nghiệm và cạnh tranh nhau rất quyết liệt khiến giá cả rất phải chăng. Liệu các doanh nghiệp phần cứng có thể mong đợi sự hỗ trợ như thế nào của Bộ BCVT?

Khuyến khích những doanh nghiệp điển hình

"Tự thân vận động", đó dường như đã là khẩu hiệu hoạt động của các doanh nghiệp phần cứng trong thời gian qua. Chỉ với khoảng dưới 10 thương hiệu, máy tính Việt Nam đang ngày càng giành được sự tín nhiệm của thị trường, kết quả của những nỗ lực trong việc nắm vững các chủ trưng của Chính phủ, thăm dò và đón đầu các xu hướng thị trường. Đặc biệt, doanh nghiệp CMS là doanh nghiệp sản xuất máy tính đầu tiên đưa hệ điều hành Linux tiếng Việt có bản quyền vào các dòng máy tính của mình, như một hướng ra cho vấn đề bản quyền phần mềm máy tính đang rất bức xúc ở nước ta. Bằng quỹ đầu tư

nghiên cứu và phát triển của chính mình, những doanh nghiệp như CMS đã góp phần tạo ra sự sôi động của thị trường, mang lại cho người tiêu dùng không chỉ những chiếc máy tính đơn thuần mà còn cả những giá trị gia tăng đi kèm. Hướng đi này đã được chứng minh tính đúng đắn của nó qua những thành công của các doanh nghiệp CNTT thế giới.

Tuy nhiên, với một nền sản xuất công nghiệp máy tính còn rất non trẻ, những nỗ lực của các doanh nghiệp tự thân vận động rất cần nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích của Chính phủ. Doanh nghiệp làm nên sức mạnh của nền kinh tế. Càng nhiều những doanh nghiệp như vậy, ngành CNTT trong nước sẽ có càng nhiều c hội phát triển mạnh mẽ. Với vai trò đầu tàu trong phát triển nền CNTT của cả nước, mong rằng Bộ mới BCVT sẽ có những hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp có được sự bứt phá mạnh mẽ, đưa toàn ngành công nghiệp nhanh chóng đạt được những mục tiêu Chính phủ đã đề ra 2.2.1.2 Tình hình sản xuất phần cứng và thiết bị

Tính đến hết tháng 2/2003, tổng số xã có điện thoại là 8.330/8.981, đạt tỷ lệ 92,75%. Số xã chưa có điện thoại là 651 xã, tập trung tại 20 tỉnh. Điện thoại di động tuy đã phủ sóng trên cả nước nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã. Tỷ lệ mắc điện thoại ở nông thôn dưới mức 2%.

7- Mặc dù người sử dụng có thể truy cập Internet tại tất cả 61 tỉnh thành trong cả nước, đại đa số người sử dụng truy cập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại cố định, với tốc độ truy cập chưa cao. Mới chỉ có 32/61 tỉnh, thành trong cả nước có khả năng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp (với tốc độ cao) cho các thuê bao.

Tỷ lệ dung lượng kênh quốc tế trên số thuê bao Internet của Việt nam so với một số nước như sau:

Bảng 9: So sánh dung lượng kênh quốc tế trên số thuê bao Internet Tên nước Dun g lượng kênh

quốc tế (Mb/s)

Số thuê bao Internet

Dung lượng kênh quốc tế trên số thuê bao Thái lan 1,015.88 3,536,001 0.000287 Trung Quốc 10,576.50 45,800,000 0.000231 Việt nam 143 238,225 0.000600 Cambodia 6 16,000 0.000375

8- Phân bố số người sử dụng Internet rất không đều

Người sử dụng Internet chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng (86% số người sử dụng Internet ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong khi hai thành phố này chỉ chiếm 10% dân số cả nước

Mặc dù Việt Nam có tốc độ phát triển Viễn thông và Internet cao nhất trong khu vực ASEAN, xét về hạ tầng thông tin và truyền thông (tính trên tỷ lệ số thuê bao cố định, di động, Internet và máy tính cá nhân) Việt nam vẫn thuộc vào một trong những nước kém phát triển nhất trong khu vực. Đến hết năm 2002, tỷ lệ số thuê bao cố định/100 dân của Việt nam là 4,51 đứng thứ 8 trong số 13 nước ASEAN+3 (Nam Triều Tiên, Trung quốc, Nhật bản); Tỷ lệ bình quân của khu vực là 17,7. Tỷ lệ số thuê bao di động/100 dân của Việt nam là 2,34 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3; Tỷ lệ bình quân của khu vực là 18,7. Tỷ lệ số người sử dụng Internet /100 dân của Việt nam là 1,84 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3; Tỷ lệ bình quân của khu vực là 8,12. Tỷ lệ số máy tính cá nhân/100 dân của Việt nam là 0,98 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3 ; Tỷ lệ bình quân của khu vực là 13,39 .

Mạng viễn thông và Internet tuy đã được nâng cấp hiện đại hoá, nhưng qui mô còn nhỏ bé vẫn chưa phủ khắp lãnh thổ: Tính đến hết tháng 2/2003, tổng số xã có điện thoại là 8.330/8.981, đạt tỷ lệ 92,75%. Số xã chưa có điện thoại là 651 xã, tập trung tại 20 tỉnh. Điện thoại di động tuy đã phủ sóng trên cả nước nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã. Tỷ lệ mắc điện thoại ở nông thôn dưới mức 2%.

Cơ sở hạ tầng viễn thông trong nước, đặc biệt là mạng viễn thông nội hạt chất lượng còn thấp, gây cản trở cho việc triển khai các dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ băng rộng. Mức độ dự phòng của mạng lưới viễn thông chưa cao, các đường vòng tránh, vu hồi còn thiếu. Kỹ thuật mạng lưới được thay đổi hiện đại nhưng hệ thống quản lý và điều hành mạng chưa được thay đổi hiện đại, chất lượng chưa cao.

Số lượng người sử dụng Internet ở Việt nam còn rất thấp (tỷ lệ 3,05 người/100 dân) và phân bổ rất không đều: người sử dụng Internet chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng

(86% số người sử dụng Internet ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong khi hai thành phố này chỉ chiếm 10% dân số cả nước). Mặc dù người sử dụng có thể

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)