Về hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 70)

Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.1.4.2. Về hành lang pháp lý

Trong những năm gần đây, nhiều chủ trương, chính sách rất quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT đã ra đời, một lọat các văn bản có tính định hướng chính sách cũng như hành lang pháp lý có tính hỗ trợ việc đẩy mạnh sự phát triển của CNTT cũng đã được ban hành. Hệ thống các văn bản pháp qui của Nhà nước hiện đang điều chỉnh việc quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực viễn thông và Internet.

- Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 đã được Uỷ ban Thường vụ Quốcơ hội khoá X thông qua ngày 25/02/2002, có hiệu lực từ ngày 01/10/2002.

- Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

- Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

- Nghị định số 79/CP ngày 19/6/1997 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh trực quản lý Nhà nước về Bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.

- Quyết định số 242/TTg ngày 27/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Uỷ ban Tần số vô tuyến điện.

- Quyết định số 85/1998/QĐ-TTg ngày 16/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ.

- Quyết định số 99/1998/QĐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính viễn thông.

- Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 về phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

- Quyết định số 176/2001/QĐ-TTg về tổ chức Thanh tra Nhà nước về Bưu điện,

- Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005 .

Nhìn chung trong lĩnh vực viễn thông, hệ thống văn bản qui phạm pháp luật đang được hoàn thiện theo cơ chế đổi mới tổ chức và quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trên toàn bộ các mặt: công nghiệp sản xuất trang thiết bị, kinh doanh trang thiết bị, xây dựng công trình viễn thông và đặc biệt là trong việc kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông. Hệ thống văn bản tiêu chuẩn hóa, các qui định kết nối các mạng viễn thông công cộng đã được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam. Ngành viễn thông đang thực hiện từng bước mở cửa thị trường và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông.

Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách tạo hành lang pháp lý hỗ trợ việc đẩy mạnh sự phát triển của CNTT , vẫn còn những tồn tại mà chúng ta phải nhanh chóng khắc phục để có thể đạt được những bước phát triển nhanh, mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Trong nhiều năm công tác quản lí nhà nước về CNTT ở nước ta không có một đầu mối tập trung và một hệ thống quản lí rõ ràng. Trước khi Chính

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT), chức năng quản lí nhà nước về CNTT được giao cho Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, quản lí nhà nước về công nghiệp phần cứng thuộc về Bộ Công nghiệp, và quản lí nhà nước về viễn thông thuộc về Tổng cục Bưu điện. Việc tổ chức quản lí và thực hiện các nhiệm vụ CNTT ở các bộ, ngành, các cơ quan trung ương và địa phươg không có mô hình thống nhất, rõ ràng.

Chỉ thị 58 đã đề ra “Chính phủ sớm kiện toàn hệ thống cơ quan quản lí về viễn thông và CNTT để thống nhất quản lí nhà nước trong lĩnh vực này”. Với sự ra đời của Bộ BCVT công tác quản lí nhà nước về bưu chính, viễn thông và CNTT, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực BC, VT ngày càng ổn định tạo cơ sở quan trọng cho sự phát triển của hạ tầng CNTT nói riêng và CNTT nói chung.

Tuy nhiên, ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương mới chỉ có cán bộ lãnh đạo được cử phụ trách về CNTT, chưa có cơ quan chuyên trách quản lí ngành CNTT ở từng tỉnh, thành phố. Vấn đề quản lí CNTT tại các bộ, ngành, địa phương còn nhiều lúng túng, không rõ ràng, không nhất quán.

Tóm lại, tuy Nhà nước đã ban hành một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển CNTT , hệ thống chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cho CNTT nói chung và hạ tầng CNTT nói riêng vẫn còn nhiều điều bất cập, chưa đồng bộ, chưa đi vào cuộc sống, chưa thu hút được các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư theo chiều sâu. Do đó, chưa tạo được môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của CNTT ở nước ta.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 70)