Tình hình sản xuất phần cứng và thiết bị

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 81)

Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.2.2.2 Tình hình sản xuất phần cứng và thiết bị

Khi nói về sự phát triển của bất kỳ ngành công nghiệp nào, người ta cũng nói tới sự cần thiết của cơ sở hạ tầng, phần cứng máy tính cũng chính là một phần cơ bản của cơ sở hạ tầng CNTT. Nhưng, dường như ngành phần mềm đang nhận được nhiều ưu đãi trong khi đó thực tế là, trong những năm qua nền CNTT Việt Nam phát triển mạnh không phải ở lĩnh vực phần mềm mà là phần cứng. Phần lớn các giao dịch buôn bán trong ngành công nghiệp CNTT hiện nay có đến 70-80% là về phần cứng chứ chưa phải là phần mềm. Tổng thị trường CNTT Việt Nam năm 2002 là 400 triệu USD, trong đó phần cứng chiếm 325 triệu, còn phần mềm và dịch vụ 75 triệu. Các hội chợ triển lãm về CNTT, gần đây nhất là Tuần lễ Tin học Việt Nam lần thứ 13, đều thấy sự góp mặt đông đảo của các công ty phần cứng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam.

Bảng 12: Doanh số phần cứng và phần mềm từ 2000- 2002 Năm Phần mềm /dịch vụ Phần cứng Tổng (triệu USD)

2000 50 250 300

2001 60 280 340

2002 75 325 400

Nguồn: www.vnpt.com.vn

Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của các công ty tin học quốc tế có danh tiếng tại Việt Nam đã giúp cho các công ty tin học trong nước có điều kiện tiếp cận được với các công nghệ mới, tiên tiến nhất trên thế giới. Người tiêu dùng Việt Nam nay đã có thể tiếp cận với các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến gần như cùng lúc với Mỹ hay Singapore. Các công ty tin học tại Việt Nam thậm chí còn có thể đưa ra thị trường máy tính cá nhân (PC) sử dụng Chip Pentium IV nhanh hơn các công ty nước ngoài.

Căn cứ vào số lượng máy nhập nguyên chiếc và linh kiện, Tổng cục Hải quan ước tính số máy lắp ráp trong nước trong năm 2001 chiếm gần 80%

màn hình – tương đương với số lượng máy tính lắp ráp). Có thể ước tính số máy tính lắp ráp trong nước chiếm khoảng 75% - 80% và con số này khá ổn định. Còn năm 2002, theo Tổng công ty điện tử-tin học Việt Nam, máy tính lắp ráp trong nước chiếm gần 80% thị phần, nhưng máy tính "made in Vietnam" (do một số công ty xây dựng lên) chỉ chiếm chưa đến 9% thị phần. Còn theo Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), trong số máy tính bán ra trên thị trường có đến 76,5% do lắp ráp tự do; máy tính thương hiệu Việt Nam chiếm 8,5%; còn số máy nhập nguyên chiếc (kể cả máy cũ) là 15%.

Nếu như thập kỷ 90, máy lắp ráp trong nước chưa có mặt trên thị trường nước ta thì hiện nay đã chiếm khoảng 70 - 80% thị phần Việt nam, ưu thế nổi trội của máy tính lắp ráp trong nước là giá thành rẻ, phù hợp với mức thu nhập còn chưa cao, chưa có khả năng sử dụng những sản phẩm đắt tiền của các hãng có tên tuổi của đa số người tiêu dùng. Cùng với xu hướng phổ cập tin học ngày càng rộng rãi, số lượng máy tính lắp ráp trong nước tăng lên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong nhân dân. Các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị tin học đã tổ chức lắp ráp máy vi tính bằng linh phụ kiện và các bộ phận rời nhập khẩu. Chủ yếu là sử dụng các cấu kiện chính của các hãng danh tiếng trên thế giới như ổ đĩa cứng của Seagate, Conner, Quantium, Fuitsu; các tấm mạch điều khiển và main board của các hãng sản xuất Mỹ, Nhật. Máy vi tính lắp ráp trong nước bao gồm hai loại chính: loại thứ nhất do các đơn vị lắp ráp theo kiểu thủ công, giá rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng và không được bảo hành nghiêm chỉnh. Những máy này thường được gọi là máy “Không tên” (no name); Loại thứ hai được lắp ráp trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng tốt hơn, mang thương hiệu Việt Nam (như sản phẩm của công ty Genpacific).

Tuy nhiên vì thuế suất doanh thu đối với sản xuất, lắp ráp máy vi tính chưa hợp lý nên hầu hết các cơ sở lắp ráp loại máy “noname” đều hoạt động không công khai. Do đó, chất lượng và giá cả sản phẩm không được kiểm tra chặt chẽ đã ít nhiều gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của các dòng máy khác. Đây là một trong những yếu tố trở ngại chưa khuyến khích các doanh nghiệp lắp ráp máy vi tính phát triển sản xuất.

Thời gian qua, một số thương hiệu máy tính Việt Nam đã được chú ý trên thị trường, tuy nhiên vị thế lại chưa cao, chưa khác biệt nhiều với các sản phẩm tự lắp ráp, cũng như chưa thật sự làm yên lòng những khách hàng lớn có nhu cầu sử dụng trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu (ngân hàng, tài chính, hàng không, điện lực, bưu điện...) cả về chất lượng kỹ thuật lẫn dịch vụ hậu mãi.

Tuy nhiên một kết quả đáng ghi nhớ trong quá trình phát triển CNTT tại Việt Nam là năm 2001 một số công ty tin học Việt Nam đã tự lắp ráp máy tính xách tay mang thương hiệu Việt Nam. Giữa tháng 11/2001, công ty Mekong Green, Robo và Vinacom đã giới thiệu máy tính xách tay Chip Pentium III và Celeron tại TP. Hồ Chí Minh. Trong bước phát triển đáng nhớ này không thể không kể đến việc hỗ trợ tích cực của công ty Intel về kỹ thuật như cung cấp các thiết bị hợp chuẩn và cấp chứng nhận hợp chuẩn cho các máy mang thương hiệu Việt Nam này. Mặc dù các công ty như Mekong Green, Robo và CDS cho rằng họ có thể bán khoảng 1.000 máy PC trên năm nhưng cũng phải thừa nhận không thể vượt qua được các tên tuổi lớn như IBM, HP, Compaq hay Acer trong các thầu lớn của Chính phủ hay của các doanh nghiệp bởi vì với những công ty tên tuổi lớn thì ngoài việc bán máy họ còn cung cấp các gói giải pháp IT.

Đến năm 2002, việc các thương hiệu máy tính Việt Nam liên tiếp lọt vào danh sách sản phẩm được ưa chuộng có thể nói là máy tính nội địa đã có sự phát triển rất mạnh mẽ. Chiếm 2 trong danh sách 3 thương hiệu máy tính để bàn được ưa chuộng (Mekong Xanh và T&H), chiếm 4 trong danh sách 5 công ty sản xuất thiết bị CNTT hàng đầu (CMS, Robo, T&H, Sinh Liên), chiếm 2 trong số 5 công ty CNTT hàng đầu (CMS, Sinh Liên) và có 5 công ty đạt huy chương vàng đơn vị phần cứng doanh số trên 15 tỷ VND (Mekong Xanh, T&H, CMS, Robo, Sinh Liên).

Bên cạnh đó một số nhà máy sản xuất phần cứng đã đi vào hoạt động, trong đó nổi lên có Fujisu (bo mạch ổ cứng) và Sam sung VINA (màn hình). Trong một năm, Samsung VINA đã đưa ra thị trường 130.000 màn hình

tư sản xuất các thiết bị CNTT trong nước như Hanel, Vietronic Thủ đức. Nhiều dây chuyền hiện đại lắp ráp máy tính đã được đầu tư và đưa vào hoạt động như VTB, CMS, FPT Elead. Một số nhà máy lắp ráp đã hiện diện trong các Khu công nghiệp phần mềm: CMS ở Khu Công nghiệp Sài đồng, FPT Elead ở Khu công nghiệp Tân bình, thể hiện rõ quyết tâm xây dựng tên tuối của máy tính thương hiệu Việt nam.

Hiện nay có khoảng 20 doanh nghiệp lắp ráp máy tính có thương hiệu, nổi lên là CMS, FPT Elead, Robo, Mekong Green, T&H. Năm 2002 các doanh nghiệp này đã đưa ra thị trường 40.000 máy tính các loại. Trong năm 2002, các doanh nghiệp lắp ráp máy tính lớn có doanh số 2 – 5 triệu USD /năm.

Số các doanh nghiệp lắp ráp máy tính có chứng nhận ISO 9000 hiện nay là 5 (CMS, FPT Elead, Mekong Green, VTB, T&H).

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)