Vai trò quan trọng của Chính phủ:

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 41)

Trước hết Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo môi trường thuế ưu đãi, môi trường pháp lý rõ ràng và nhất quán, môi trường công nghệ để khơi dậy và phát huy sức mạnh của các lực lượng thị trường cũng như có những điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các sai lệch trong việc ứng dụng và phát triển CNTT.

Điều này thể hiện rất rõ trong sự phát triển của Mỹ. Sức mạnh của một nền kinh tế Mỹ được sản sinh bởi sự kết hợp của khoa học phát triển, công nghệ hiện đại và giáo dục chất lượng cao. Vai trò của Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tập hợp và truyền bá kiến thức về tất cả các lĩnh vực. Một số hoạt động mà chính Phủ Mỹ đạt được trong thời gian qua là:

- Thứ nhất: Chính phủ Mỹ tăng cường hỗ trợ khoa học, chi phí cho khoa học tăng lên đến 85 tỷ đôla Mỹ/năm. Các chương trình nghiên cứu do Chính phủ Mỹ hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ tin học và công nghệ sinh học đã giúp Mỹ giành được vị trí thống soái trong hai lĩnh vực cực kỳ quan trọng đó.

- Thứ hai: Chính phủ Mỹ đã khuyến khích việc truyền bá Internet với tư cách là nền tảng tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Mỹ cũng đã giảm thuế đáng kể cho các công ty kinh doanh điện tử. Chính quyền thông qua chính sách phát triển nhanh Internet, đưa Internet vào trường học, cấp giấy phép làm việc cho các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này; cổ vũ các chương trình hỗ trợ đại học. Tỷ lệ người Mỹ tiếp tục đi học sau khi tốt nghiệp phổ thông là 67%, tăng 10% so với 10 năm trước đây. Trình độ đại học là bắt buộc với kinh tế công nghệ cao.

Cũng giống như Mỹ ở chỗ được sự ủng hộ hết mình của chính phủ trong việc phát triển CNTT, Ailen , một đất nước mà mười năm trước còn là một nền kinh tế ốm yếu phá sản, chỉ trong một thời gian ngắn đã tận dụng được lợi thế địa lý, trở thành cửa ngõ chuyển giao công nghệ từ Hoa kỳ vào Châu Âu, có vị trí đáng kể về CNTT trên thị trường Châu Âu. Dành được kỳ tích nói trên trước hết phải nói đến vai trò tích cực với những quyết sách đúng đắn của chính phủ. Chính phủ đã thực sự trở thành tổ chức hỗ trợ và được các công ty tin cậy. Bước vào thời đại thương mại điện tử, Ailen đang có những nỗ lực theo phương thức hoạt động mới như xây dựng các liên minh, liên kết chiến lược trong lĩnh vực phần mềm, tập trung vào chuyển giao công nghệ, tìm kiếm thị trường mới.

Cùng một con đường đi tương tự, chính phủ Đài Loan đã đóng một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân năng động. Các công ty Đài loan hầu hết là vừa và nhỏ do vậy bị hạn chế trong việc huy động nguồn lực cho các dự án nghiên cứu lớn. Chính quyền đã góp phần khắn phục hạn chế trên bằng cách tích cực phổ biến công nghệ, tăng cường giáo dục đào tạo, xây dựng thị trường nhân lực, thu hút nhân tài từ nước ngoài, kích thích nhu cầu trong nước... Sự thích ứng linh hoạt với những thay đổi không chỉ là nét đặc thù trong chính sách của các công ty Đài loan mà cả trong chính sách của chính quyền. Khác với Hàn Quốc hay Nhật bản nơi mà chính quyền khuyến khích các hãng lớn tự tiến hành công tác nghiên cứu hoặc thông qua các liên kết chính quyền - công nghiệp, ở Đài loan do đa số các hãng thiếu nguồn lực cho các đề án nghiên cứu lớn nên chính quyền đóng vai trò chủ đạo, xây dựng các viện nghiên cứu của chính quyền chuyên thực hiện các đề án và sau đó phổ biến công nghệ mới tới khu vực tư nhân. Do đặc điểm trên nên chính sách công nghệ của Đài loan mang tính “Định hướng phổ biến” rõ rệt.

Đối với một nước kém phát triển và nghèo gần nhất thế giới, ấn độ thực hiện chíến lược đi tắt đón đầu bằng CNTT và chính phủ đã có định hướng rõ ràng của là bắt đầu từ Công nghiệp phần mêm. Năm 1986, chính phủ đưa ra chính sách xây dựng và phát triến CNpPM máy tính, coi đó là chính sách ưu tiên đặc biệt của quốc gia. Chính sách này nhằm tạo ra một

môi trường thuận lợi tách biệt khỏi toàn bộ cơ sở hạ tầng nghèo nàn của đất nước. Bên cạnh việc thiết lập những công viên công nghệ phần mềm chính phủ ấn Độ cũng hết sức nghiêm túc thực thi việc bảo vệ bản quyền phần mềm. Tháng 6 năm 1994 ấn độ sửa đổi Luật Bản quyền và đưa các quy định nghiêm ngặt để chống ăn cắp, sao chép, sử dụng bất hợp pháp phần mềm. Bài học từ kinh nghiệm của ấn Độ là chính phủ nhận thấy vai trò quan trọng của CNTT nên đã mở cửa, cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài 100% vào công nghiệp tin học và Internet với mục tiêu là nâng lượng FDI hiện nay là 3 tỷ USD lên 10 tỷ USD một năm.

Bên cạnh đó Chính phủ là đối tượng đi đầu trong việc ứng dụng CNTT như tự động hoá công tác hành chính, áp dụng các phương pháp quản lý mang hàm lượng thông tin cao.

Có thể nói Chính phủ của hầu hết các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU đều sử dụng CNTT như một phương tiện hữu hiệu trong việc quản lý hành chính, tạo lập các chính phủ điện tử tương tác trực tiếp với người dân. Mặc dù Thuỵ Điển được coi là nước đứng đầu thế giới trong việc vận hành chính phủ điện tử và Singapore chỉ đứng trong hàng ngũ mười nước hàng đầu nhưng Singapore lại được coi là một điển hình của đất nước nghèo tài nguyên nhưng phát triển thịnh vượng nhờ nỗ lực ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Các ngành công nghiệp ứng dụng CNTT của Singapore đã đóng góp đến 57,3% GDP so với tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 55,3%. Báo cáo về cạnh tranh quốc tế của Liên hợp quốc năm 1996 đánh giá Singapore là nước đứng thứ 2 trên thế giới trong việc khai thác tin học vào việc nâng cao tính cạnh tranh trong kinh doanh. Singapore đứng hàng đầu Châu á và đứng thứ 12 thế giới trong việc tiếp cận máy tính. Sigapore cũng đứng hàng thứ hai thế giới về trình độ nhận thức cũng như kỹ năng ứng dụng của nhân dân đối với máy tính. Ngành CNTT của Singapore tăng trưởng với tỷ lệ 26%/năm trong vòng hơn 10 năm qua, riêng CNPPM đạt đến 35-40%/năm, 98% gia đình Singapore đã truy cập mạng Intranet Singapore One, mạng kết nối toàn quốc duy nhất trên thế giới.

Singapore bắt đầu chương trình "tin học hoá" từ đầu những năm 1980, thập kỷ tiếp đó là bắt đầu các hoạt động trực tuyến và bây giờ, Chính phủ Singapore đã bước sang một giai đoạn mới - Chính phủ điện tử. Mỗi người dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp, tương tác với chính phủ nước mình trong một môi trường ảo. Mục tiêu của Chính phủ Singapore là trở thành một Chính phủ điện tử dẫn đầu, để có thể phục vụ tốt hơn cho đất nước và nhân dân Singapore trong nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của Chính phủ điện từ ở Singapore đã trải qua bốn giai đoạn như sau.

Giai đoạn thứ nhất: Chương trình tin học hóa quốc gia đầu những năm

80. Ngay từ năm 1979, Singapore đã nhận ra nhu cầu tin học hoá như là một công cụ quan trọng trong sự cạnh tranh với thế giới. Năm 1981, chương trình tin học hóa các dịch vụ dân sự được Uỷ ban tin học quốc gia nước này khởi xướng với mục tiêu trọng tâm là: tự động hoá các chức năng truyền thống và giảm các công việc giấy tờ. Những nỗ lực đó đã tạo nền tảng vững chắc cho Singapore hướng tới việc xây dựng Chính phủ điện tử sau này.

Sau 8 năm triển khai, chương trình đã thiết lập được 193 hệ thống ứng dụng cho các cơ quan chính quyền. Mỗi năm, những lợi ích từ tin học hóa đã tiết kiệm chi phí hoạt động chính phủ Singapore trên 70 triệu đô la Mỹ. Chương trình tin học hoá quốc gia đã tạo tiền đề phát triển CNTT Singapore thành một ngành công nghiệp lớn có giá trị gần 600 triệu USD. Kết quả giai đoạn này, Singapore thu về 171% so với nguồn vốn đầu tư.

Giai đoạn thứ hai: Chương trình CNTT quốc gia giữa những năm 80

với mục tiêu "Dịch vụ hành chính công hiệu quả, Chính phủ một cửa, hoạt động liên tục". Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Singapore nhận thấy rằng sẽ không hiệu quả nếu chỉ dùng CNTT tự động hoá quy trình hoạt động bên trong nội bộ các bộ, ngành của chính phủ vì các dịch vụ công còn liên quan tới nhiều ban, ngành khác nhau.

Đây cũng chính là cơ sở để Singapore triển khai làn sóng ứng dụng CNTT thứ hai, nhằm cung cấp các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp. Những nỗ lực tin học hoá các dịch vụ dân sự lúc này đã vượt qua

mục tiêu tăng hiệu năng và hiệu suất làm việc, mà bắt đầu hướng tới các dịch vụ một cửa. Kết quả của làn sóng thứ hai, đến năm 1989, mạng máy tính quốc gia liên kết 23 trung tâm máy tính lớn của chính phủ. Mạng liên bộ này đã mở đường, đánh dấu bước đi chính tới dịch vụ chính phủ một cửa và liên tục.

Giai đoạn thứ 3: CNTT 2000 và PS 21 vào đầu và giữa thập kỷ 90.

Thời gian này, Singapore nhận ra rằng đã đến lúc cần có một bước tiến mới, mở rộng và tăng cường sức mạnh của CNTT nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và sự cạnh tranh của nền kinh tế, nhằm kết nối khu vực, toàn cầu, cũng như phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân. Singapore đã cụ thể hóa những nỗ lực này bằng kế hoạch tổng thể CNTT 2000 nhằm phát triển Singapore thành một hòn đảo thông minh và chương trình PS21 đặt mục tiêu trở thành quốc gia có nền dịch vụ công hàng đầu thế giới trong thế kỷ 21. Đồng thời, hạ tầng CNTT và viễn thông quốc gia cũng cần phải tái cấu trúc để đáp ứng hai chương trình IT2000 và PS21, dù lúc đó chưa có nhu cầu rõ ràng nào về băng thông rộng và truyền thông tốc độ cao. Mạng băng thông rộng dựa trên công nghệ ATM - Singapore One đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Giai đoạn này đã tạo ra hàng loạt các dịch vụ công của Chính phủ Singapore, tiêu biểu như: hệ thống hồ sơ điện tử tư pháp; mạng quản lý lao động Labournet; hệ thống nộp thuế điện tử; xây dựng mạng CoreNet. Kết quả: Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập được hạ tầng băng thông rộng trên phạm vi toàn quốc gia. Singapore One ngay từ năm 1999 đã có tới 170 ứng dụng có thể truy xuất từ 99% các hộ gia đình, tất cả các trường học, một nửa số thư viện công cộng và trung tâm cộng đồng thông qua 250 ki-ốt thông tin đặt tại nơi công cộng và trung tâm mua bán.

Giai đoạn thứ 4: Infocomm 21 (từ cuối những năm 90). Mục tiêu của

giai đoạn này là Singapore sẽ trở thành thủ đô CNTT và viễn thông toàn cầu. Sự phát triển của Internet như một hạ tầng tiêu chuẩn toàn cầu đã làm thay đổi hoàn toàn bức tranh CNTT. Sự hội tụ giữa CNTT và viễn thông cũng tạo ra cách nhìn mới về cách thức cung cấp dịch vụ. Năm 1998, Singapore bắt

đầu xem xét lại tầm nhìn và chiến lược phát triển, ứng dụng CNTT mà quốc gia này cần có để thích nghi với những thách thức của thời kỳ mới.

Bốn giai đoạn nêu trên đã biến Singapore thành một quốc gia được thế giới công nhận đã có những nỗ lực và thành công trong việc khai thác CNTT nhằm tăng hiệu năng và tính cạnh tranh trong đó chính phủ luôn phải là "nhạc trưởng".

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 41)