Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam
2.2.2.3 Tình hình ứng dụng CNTT tại Việt Nam
Đến nay các ứng dụng CNTT đã khá đa dạng, phong phú, đi vào chiều sâu phục vụ các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Chương trình Quốc gia đã lựa chọn và thực hiện các dự án ứng dụng CNTT tại các Bộ, ngành, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Đến nay đã thiết lập và bước đầu sử dụng hệ thống thông tin quản lý tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở hầu hết các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Các cơ quan Đảng, Nhà nước đang từng bước ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, bước đầu xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý và điều hành.
Đã hoàn thành các dự án khả thi về một số cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo cơ sở cho việc hình thành từng bước các hệ thống thông tin quốc gia của nước ta. Đã hình thành được một số hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành và cung cấp dịch vụ trong các ngành như tài chính, ngân hàng, thống kê, vật giá, thưng mại, du lịch, văn hóa, y tế, khoa học công nghệ, hải quan, hàng không, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh, quốc phòng. Với mục đích tăng cường việc tin học hoá hành chính Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ
đã ra Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tin học hoá quản lý Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005.
Trong quản lý hành chính ở Trung ương và địa phương
Ngày 25/07/200l, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số ll2/2001/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 200l - 2005 để làm căn cứ cho các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai các Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình. Mục tiêu chung của Đề án là:
- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước, đến cuối năm 2005 đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động; bám sát các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính Nhà nước, thực hiện tin học hoá các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao.
- Đào tạo tin học cho cán bộ, công chức Nhà nước, tạo khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc.
Trong năm 2002 đã triển khai một số hoạt động như: Lập kế hoạch xây dựng các trung tâm tích hợp dữ liệu tại các Bộ, Ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lập kế hoạch xây dựng phần mềm dùng chung cho một số hệ thống. Các Bộ, Ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng dự án của mình và Ban điều hành Đề án tiến hành thẩm định hơn l00 dự án tạo cơ sở để lãnh đạo các Bộ, Ngành và địa phương phê duyệt.
Nhìn chung việc triển khai còn gặp một số khó khăn. Việc phối hợp giữa tiến độ các công việc chung và việc triển khai các kế hoạch của các địa phương có nhiều vấn đề cần giải quyết.
Các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực đi trước một bước trong triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý hành
chính Nhà nước cũng như trong hoạt đông của doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang nỗ lực xây dựng Cổng hành chính điện tử và có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sử dụng các lợi thế của mạng và Intemet. Các trang thông tin điện tử của các Sở, Ngành, quận huyện đã phát huy tác dụng quản lý, điều hành và thông qua môi trường Internet phục vụ các doanh nghiệp và cộng đồng; bước đầu hình thành xu thế cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công cho cộng đồng qua mạng. Đà Nẵng cũng đang nghiên cứu các bước đi này để triển khai trong thời gian tới.
Trên thực tế Việt nam cũng đã đạt được một số thành công nhất định trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý.
Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo
Đến hết năm 2003, Internet sẽ được đưa vào tất cả các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông ở Việt Nam và đây là một trong những mục tiêu mà Bộ Giáo dục-Đào tạo đề ra.
Chương trình phổ cập Interrnet trên do Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Bưu chính Viễn thông phối hợp thực hiện. Bộ Bưu chính Viễn thông chịu trách nhiệm chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam chịu trách nhiệm đưa đường truyền đến các cổng trường. Bộ Giáo dục Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng nội dung phục vụ giáo dục đào tạo. Trách nhiệm của các trường là đầu tư cho mạng nội bộ và các thiết bị đầu cuối. Mục tiêu của chương trình là xây dựng một mạng Internet với giá cả phù hợp và các trường có thể sử dụng mạng này một cách tối ưu.
Hiện nay, Việt Nam mới có khoảng 30% các trường trung học phổ thông được trang bị phòng máy tính. Hà Nội có khoảng 80 trường được trang bị máy tính là địa phương đi đầu trong công tác đưa tin học xuống bậc trung học cơ sở và tiểu học ở một số trường trong điểm. Nhưng việc học tin học
của các trường học hiện gặp không ít khó khăn do số lượng máy tính quá ít so với số lượng học sinh trong khi giáo trình giảng dạy thiếu đồng bộ.
Như đã tính một cách toàn bộ ở trên hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 thuê bao sử dụng dịch vụ Internet, đa phần là các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước. Học sinh, sinh viên hầu hết sử dụng thẻ Internet và truy cập tại các điểm Internet công cộng.
Đến nay, gần 40 trường đại học có mạng nội bộ, khoảng l0 trường có đường thuê riêng, l3 phòng truy nhập Intemet, 19 trường có trang điện tử, 35 trường đại học, l9 trường cao đẳng sư phạm, l8 trường trung học chuyên nghiệp và 45 Sở Giáo dục Đào tạo có đào tạo sử dụng theo chương trình tin học ứng dụng ABC do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành. Hiện có khoảng 125 trung tâm tin học ứng dụng với khoảng 200.000 học viên thường xuyên theo học.
Giảng viên các trường đại học đã từng bước sử dụng máy tính, máy chiếu và các phần mềm thích hợp trong giảng dạy, hội thảo khoa học. Một số trường đã sử dụng máy tính phục vụ quản lý chương trình giảng dạy, học viên, thư viện, một số trường bắt đầu xây dựng thư viện điện tử. Có 8 trường đại học đã cung cấp dịch vụ dạy học từ xa. Năm học 2002 đã thực hiện tin học hoá nhiều khâu trong kỳ thi tuyển đại học và cao đẳng. Mạng School@net với các phần mềm: quản lý dạy và học School Viewer, giải pháp hỗ trợ học toán cho học sinh tiểu học Math Soft, giải pháp xếp thời khoá biểu. Công ty Lạc Việt với các phần mềm từ điển Anh- Pháp- Việt. Chương trình truyền hình trung ương và nhiều địa phương thường xuyên có chương trình giảng dạy về tin học và một số môn học khác.
Dự kiến trong kế hoạch năm 2003, l00% các trường đại học và 80% các trường trung học chuyên nghiệp được nối mạng Intemet. Đến năm 2005, l00% các cơ sở giáo dục đào tạo đều có mạng cục bộ và 70% các trường phổ thông trung học được nối mạng.
Lĩnh vực Văn hoá thông tin
Đến tháng 8/2002 đã có 2l báo, tạp chí, hai Nhà xuất bản điện tử và nhiều trang điện tử của các báo. Từ năm l998 đến giữa tháng l0/2002 đã có l70 triệu lượt người truy cập báo Nhân dân điện tử; thời báo Kinh tế Việt Nam có trung bình l00.000 lượt người truy cập/ngày; tạp chí Quê hương có 250.000 lượt người truy cập/ ngày. Các thông tin văn hoá, xã hội, giải trí được đăng tải thường xuyên trên các tờ báo điện tử đem lại một phong cách đọc mới trong xã hội.
Lĩnh vực Y tế
CNTT đã được ứng dụng trong khám sức khoẻ, chuẩn đoán bệnh, tư vấn sức khoẻ, hướng dẫn điều trị, bảo hiểm y tế. Các mạng máy tính đã được sử dụng để bệnh viện phản hồi thông tin về các tuyến trước, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, huấn luyện qua mạng, quản lý bệnh nhân. Một số phần mềm và công cụ CNTT chuyên dụng được sử dụng như: phần mềm tra cứu huyệt ở Viện Châm cứu; Hệ chuẩn đoán điện tâm đồ 12 kênh (thạc sĩ Nguyễn Phước Vĩnh Sơn, đại học Y-Dược thành phố Hồ Chí Minh); các chương trình cập nhật tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt (thành phố Hồ Chí Minh); bộ 3 đĩa CD dữ liệu y học (lương y Hoàng Duy Tân, thành phố Biên Hoà, Đồng Nai).
Lĩnh vực kinh tế và thương mại điện tử
Tuy mới phát triển mạnh mẽ khoảng 10 năm qua, nhưng Thương mại điện tử đã khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Trước sức cạnh tranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Internet và Thương mại điện tử đã mở ra một thị trường không biên giới khắp toàn cầu, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới để tiếp cận với bạn hàng khắp nơi trên thế giới.
TMĐT vẫn còn là một hình thức kinh doanh mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đã trở thành hình thức kinh doanh phổ biến trên
thế giới. Hình thức kinh doanh này đang được khẳng định như xu hướng kinh doanh của tương lai và trở thành một công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ đưa sản phẩm của mình tới mọi nơi trên thế giới.
Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã tiến hành TMĐT từ rất sớm. Một ví dụ kinh điển để cho thấy sự nhanh nhạy của các công ty nước ngoài và đường tiến đến TMĐT của một công ty úc. Nó được thành lập đầu những năm 20 của thế kỷ XX và vào thời gian đó, đã phát hành danh sách giá bán hàng hoá, cái mà sau này gọi là catalog. Việc giao hàng được tiến hành qua bưu điện với phương thức Giao hàng khi nhận tiền mặt (cash on delivery). Từ giữa những năm 60, công ty chấp nhận đặt hàng qua điện thoại. Bắt đầu từ những năm 1995, catalog của công ty được đưa lên CD-ROM. Cho tới nay, mọi hoạt động đều là Thương mại từ xa (Tele Trade): người mua, người bán không bao giờ gặp mặt nhau. Chào hàng, đặt hàng, giao hàng và thanh toán đều được thực hiện từ xa. TMT bắt đầu tới với công ty vào cuối năm 1995, khi họ được đưa catalog lên Internet.
Ngay sau đó, công ty đã có thể nhận đơn đặt hàng qua email hoặc đặt hàng thanh toán trực tuyến qua Web. Như vậy, việc áp dụng TMT tương đương với việc đưa ra một kênh liên lạc mới: chào hàng thông qua web, đặt hàng qua web hoặc email, cung cấp thông tin về thẻ tín dụng qua web. Mãi tới tháng 7 năm 1997, luật về chữ ký điện tử của úc mới được thông qua và cho tới nay vẫn chưa có văn bn luật pháp rõ ràng về việc mã hoá thông tin được ban hành ở úc.
Trong khi Thương mại điện tử đang đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp ở những nước có nền kinh tế phát triển thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa biết thế nào là Thương mại điện tử. Các hình thức phát triển diễn ra ở Việt Nam có thể miêu tả vắn tắt như sau.
Cataloge đầu tiên xuất hiện vào khoảng giữa năm 90. Hình thức đặt hàng qua thư chưa xuất hiện. Trừ các đơn hàng nhỏ giữa các đối tác Thương mại đã có quan hệ với nhau thì hình thức đặt hàng qua điện thoại vẫn chưa hề
phổ biến. Rất ít công ty đưa ra một chào hàng rõ ràng về sản phẩm của mình trên Internet. Có ít doanh nghiệp sử dụng email để đều đặn thông báo cho khách hàng về các mức giá cả hiện thời. Thực tế này đã khá bi quan cho đất nước đã nối mạng Internet từ năm 1997 và có số lượng thuê bao tăng mạnh trong thời gian qua.
Dựa trên kinh nghiệm của các nhà tài trợ quốc tế, các dự án phát triển TMĐT tại Việt Nam cho tới nay chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để hỗ trợ bước đi cuối cùng tới TMĐT như: tăng số người dùng máy vi tính, cung cấp cơ sở hạ tầng về Internet và ngân hàng, giúp các công ty sử dụng Internet như một hình thức liên lạc mới và tư vấn cho các nhà lập pháp ban hành những quy định và luật lệ tạo thuận lợi cho sự phát triển của Thương mại điện tử.
Còn theo Ban điều hành dự án kĩ thuật Thương mại điện tử, hiện 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không có cả Fax lẫn máy vi tính, một điều kiện tối thiểu nhất để tham gia Thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khai thác Internet phân bố không đều, chủ yếu có trụ sở tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 417 doanh nghiệp có trang Web và 2398 Website có tên miền riêng. Và cứ 1000 người dân thì chỉ có khong 9 máy vi tính, đây là tỷ lệ rất thấp so với các nước. Với khoảng 6000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và cứ mỗi tháng lại có khoảng 1000 doanh nghiệp được thành lập và tham gia sản xuất kinh doanh, đây là tiềm năng rất lớn để Việt Nam tham gia vào Thương mại điện tử.
Thế nhưng cho đến nay, dường như các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn thờ trước nguồn lợi này. Ngay cả các cán bộ trong bộ máy quản lý Nhà nước cũng không nhận thức rõ về Thương mại điện tử. Thậm chí, nhiều người có chức trách nghiên cứu về Thương mại điện tử cũng chỉ tiếp cận với Thương mại điện tử trên lý thuyết.
Các nhà kinh tế cho rằng, để các doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận với Thương mại điện tử xem ra vẫn là chuyện khó. Các nhà kinh tế đã đưa ra
nhiều lý do khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải đó là khả năng hạn chế về vốn, trình độ công nghệ và kinh nghiệm qủan lý còn hạn chế. Bên cạnh đó, thói quen, tập quán và văn hoá kinh doanh cũ chưa bắt kịp với thời đại thông tin; những hạn chế về ngoại ngữ và ít có điều kiện tiếp xúc với thị trường thế giới. Thực tế, nhiều người vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như tiện ích mà Internet đem lại. Theo thống kê chỉ có hơn 50% người sử dụng là người nước ngoài tại Việt Nam, 27% là các doanh nghiệp, còn lại là các đối tượng khác. Đây đang là những rào cản đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào Thương mại điện tử.
Trong khi đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ quản lý, trình độ kinh doanh và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vẫn đang là bài toán chưa có lời giải. Bởi nếu các doanh nghiệp Việt Nam không sớm nhập cuộc sân chơi Thương mại điện tử thì việc thua thiệt trên thương trường là điều không tránh khỏi.
Có nhiều lý do mà vẫn là những lý do cũ như hạ tầng cơ sở Internet Việt Nam và tốc độ đường truyền chậm gây cản trở việc triển khai các ứng dụng trên mạng. Người sử dụng Việt Nam vẫn chưa quen lắm với hình thức giao dịch trên mạng, còn các doanh nghiệp thì cũng chưa thực sự tin vào hiệu quả của Thương mại điện tử tại Việt Nam. Vì vậy, dù đã có hàng trăm trang web ''Thương mại điện tử'' đã ra đời, tuy nhiên phần lớn chỉ dừng ở mức thử