1 Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 115)

Những quan điểm định hướng và một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam.

3.1.1.1 Những thuận lợ

- CNTT VN với ưu thế là người đi sau, cơ sở vật chất còn nghèo nên có thể đi tắt hướng thẳng vào công nghệ hiện đại cũng như có nhiều khả năng lựa

chọn các hướng đầu tư mới mà không bị lệ thuộc nhiều vào cơ sở đang tồn tại. Điều này đã được minh chứng bằng tốc độ phát triển mạng lưới viễn thông của Việt nam cũng như những bước đầu phát triển Internet và thương mại điện tử tại Việt nam.

- Nền kinh tế thị trường với xu hưởng mở cửa, hội nhập và những quan tâm thích đáng của chính phủ nhằm phát triển CNTT là điều kiện thuận lợi để CNTT Việt nam tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh quốc tế.

Điều trước tiên có thể khẳng định là Việt nam đã định hình được cơ chế phát triển kinh tế mới: cơ chế thị trường - như một tất yếu không thể đảo ngược. Cơ chế thị trường theo định hướng XHCN là hạt nhân phát triển mới của đất nước, một mô thức phát huy nội lực trong nước và gắn kết nước ta với khu vực và thế giới. Từ đây đã xuất hiện một lớp chủ thể kinh tế sản xuất - kinh doanh mới, có năng lực cạnh tranh độc lập, với trình độ và bản lĩnh ngày càng được nâng cao, bên cạnh đó cũng tạo đà cho các doanh nghiệp quốc doanh phát triển thêm mạnh mẽ.

- Thị trường CNTT ngày càng được mở rộng với nhu cầu ngày càng phát triển

Không bàn đến khoa học lý thuyết, nông nghiệp ... và các sinh hoạt kinh tế khác cùng những ảnh hưởng hỗ tương của chúng trên các ngành công nghiệp ; mà chỉ nói riêng về mặt công nghiệp, chúng ta còn đang phải trải qua cuộc cách mạng hoá học hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá đã lần lượt diễn ra tại Tây Âu trong các thế kỷ 18, 19 và nửa đầu thế kỷ 20. Thế mà chỉ trong nửa sau của thế kỷ 20 cuộc cách mạng thông tin đã bùng nổ mà hệ quả là đã hỗ trợ và thay đổi các công nghiệp cơ bản, để đưa tới những sản phẩm tốt hơn và rẻ hơn trước rất nhiều. Và nó cũng cho thấy một nhu cầu rất lớn trên toàn cầu về các sản phẩm CNTT, có thể kể đến cụ thể như sau:

 Tất cả các hàng tiêu thụ cấp cao, dù lớn như xe hơi, vừa như máy giặt hay nhỏ như trò chơi cho trẻ em đều do một bộ vi xử lý điều khiển,

nằm trong một bìa CNTT thiết kế riêng cho nó ; không kể tới những sản phẩm lớn khác như công cụ, vũ khí...

 Có một thị trường gia công phần mềm chuyên dụng rất lớn và ngày càng lớn vì các sản phẩm thay đổi luôn và vì ảnh hưởng của vô tuyến viễn thông và Internet sẽ đưa tới các sản phẩm mới, điều khiển được từ xa.

 Nền kinh tế Việt nam đang ngày càng phát triển, mức thu nhập người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao là thị trường tiềm năng lớn tiêu thụ các sản phẩm CNTT.

- Nền tảng xã hội của sự phát triển trong giai đoạn mới cũng đã có những thay đổi tích cực như: Quan hệ lao động - việc làm thay đổi theo hướng dần hình thành cơ chế phân bố thông qua thị trường lao động; mức sống cho toàn bộ xã hội được nâng cao; cơ hội phát triển cho con người phát triển được tạo ra một cách rộng rãi hơn; hình thành lối sống mới mang tính cộng đồng dân tộc và quốc tế; quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh theo xu hướng hiện đại hoá.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có bước cải thiện đáng kể; năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên rõ rệt; trình độ công nghệ, cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm có bước chuyển biến tích cực; nền kinh tế đang phát triển theo chiều hướng thuận lợi. Nền kinh tế nước ta đang thích nghi dần với thị trường quốc tế.

- Bộ máy tổ chức các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã được củng cố và tăng cường; năng lực mới trong quản lý, điều hành nền kinh tế được nâng lên. Việc triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 3, lần thứ 5 (khoá IX), Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 - 2007 sẽ tạo thêm động lực để huy động nội lực và sử dụng hiệu quả ngoại lực cho phát triển.

- Quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới đang được mở rộng. Việc hoàn thành lộ trình giảm thuế theo cơ chế AFTA ở các nước đi trước trong ASEAN, việc thực hiện hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, du lịch và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 115)