Hình thành đông đảo đội ngũ cán bộ chuyên môn có chất lượng.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 46)

Tạo kinh nghiệm cho các chuyên gia thông qua làm việc cho những công ty máy tính, công ty phần mềm, công ty viễn thông có uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó có chính sách thích hợp nhằm thu hút nhân tài là các ngoại kiều ở bốn phương tham gia phát triển công nghệ cao cho nước nhà.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực CNTT được đặc biệt quan tâm đối với tất cả các nước phát triển và đang phát triển bao gồm: một mặt gấp rút tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong nước theo những chương trình, giáo trình hiện đại với các hình thức thích hợp như đào tạo dài hạn tại các trường đại học, ngắn hạn, bổ túc, cập nhật hay tập huấn nâng cao. Bên cạnh đó cũng có các chính sách thu hút lực lượng lao động CNTT có trình độ cao từ nước ngoài. Một số nước đang phát triển tuy vẫn thiếu nhân lực CNTT như Trung Quốc, ấn Độ, Malaysia, Philipinnes nhưng lại là nguồn cung cấp nhân lực CNTT trình độ cao cho các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức. Năm 1999, Hoa Kỳ đã dành 100.000 thị thực nhập cảnh cho lao động CNTT ấn Độ, một số lượng thị thực nhập cảnh tương đương cũng dành cho lao động CNTT từ Trung Quốc. Cũng năm 1999, Pháp thông báo sẵn sàng cấp thị thực nhập cảnh cho các kỹ sư phần mềm nước ngoài vào làm việc tại Pháp.

Có thể nói, bất kỳ bài học kinh nghiệm nào trong việc phát triển CNTT không thể không kể đến nước Mỹ, đất nước đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực trong đó có CNTT. Mỹ là nước đầu tư cao nhất vào lĩnh vực đào tạo, giáo dục. Hệ thống giáo dục của Mỹ được coi là tốt nhất thế giới hiện nay đặc biệt là đối với các ngành như kinh tế, CNTT, quản trị kinh doanh, luật. Chính

phủ Mỹ và các công ty Mỹ cũng có những chính sách thu hút nhân tài rất hiệu quả như mức lương cao, nhập quốc tịnh Mỹ, cấp nhà, xe và trên hết môi trường kinh doanh tự do với những định chế chặt chẽ về bản quyền, sở hữu công nghệ để khuyến khích con người nghiên cứu, sáng tạo, làm giàu và thực sự là động lực hút nguồn chất xám từ khắp mọi nơi trên thế giới

Với truyền thống học thuật lâu đời của ấn Độ, với các trường Indian Institute of Technology (IIT), mà danh tiếng ngày nay tại Mỹ không thua gì các đại học danh tiếng của Mỹ. Hơn 50 000 sinh viên ấn Độ đang theo học tại Mỹ, ấn độ được coi là nước đang phát triển thành công nhất trong việc phát triển CNTT. Mặc dù là một trong những quốc gia nghèo nhất thể giới và ở một cực đối nghịch với Mỹ nhưng đối với ấn độ, cơ sở quan trọng để công nghiệp phần mềm máy tính phát triển cũng chính là nhờ vào trình độ tay nghề cao với sự tham gia của nửa triệu lao động và 780 doanh nghiệp do người ấn độ điều hành. Để đựơc nguồn nhân lực này chính phủ đã thi hành chính sách ưu tiên cho nhân lực CNTT trong điều kiện tính hình giáo dục chung của đất nước còn nhiều hạn chế. Chính sách này thu nhân tài về nước, đẩy mạnh đào tạo nhân tài ở trong nước tại khoảng 400 trường đại học và cao đẳng, khuyến khích các công ty phần mềm tiến hành đào tạo trên cơ sở thương mại, khuyến khích cá công ty phần mềm tiến hành tự đào tạo. Nhờ quyết sách đúng đắn, đến năm 1997, ấn độ có một đội ngũ người làm phần mềm thạo nghề khoảng 140.000 người va dực kiến có khả năng tăng thêm mỗi năm 55.000 người.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của ấn độ cũng rất rõ ràng. Đã từ lâu Chính phủ tuân thủ chính sách ưu tiên phát triển các trường công nghệ. Hiện nay ấn độ có 5 Học viện Công nghệ quốc gia được trang bị hiện đại và hơn 1.200 trường đại học cao đẳng va kỹ thuật nằm rải rác toàn quốc. Hàng năm các trường này đào tạo trên 55.000 kỹ sư, trong đó một nửa hướng về CNTT. Đội quân CNTT này bao gồm hai lực lượng rõ ràng – các kỹ sư và những người lập trình. Kỹ sư được đào tạo 4 năm trong hệ thống các trường công nghệ nói trên. Đầu vào các trường này được kiểm soát rất chặt qua hệ thống thi cử. Các nhà lập trình lại được đào tạo trong một hệ thống

học. Hàng năm có khoảng 200 nghìn người tốt nghiệp các trường dạy ngôn ngữ lập trình. Hiện nay đội ngũ chuyên gia máy tính của ấn độ lên tới 4 triệu người, góp phần đưa nền công nghiệp phần mềm cuả ấn độ đứng vào vị trí hàng đầu thế giới.

Chính sách của EU về phát triển CNTT cũng hướng mạnh đến vấn đề đào tạo. Sự nghiệp giáo dục của các nước Châu Âu ngày nay đã được nâng lên rất cao. Tỷ lệ vào đại học và cao đẳng của thanh niên 17 tuổi của các nước thành viên tổ chức này bình quân đạt 74,6%. Ngoài giáo dục của nhà trường, các nước này còn nhấn mạnh “học tập suốt đời”, cho rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến triển rất nhanh, thay đổi trong nháy mắt, do vậy dù bất kỳ ai dù trên lĩnh vực nào cũng phải không ngừng học tập, bổ sung kiến thức mới, nếu không sẽ lạc hậu, sẽ bị đào thải. Hệ thống giáo dục “kép” của EU (các doanh nghiệp cũng được tham gia đào tạo) được tiếng là có khả năng thích ứng cao với nền kinh tế công nghệ cao, nhờ vậy tỷ lệ thất nghiệp này một giảm từ 9,2% năm 1999 xuống 8,4% năm 2000, năm 2001. Chợ việc làm điện tử, tiếp thị nhân lực qua mạng đã trở thành thi trường đầy tiềm năng và phổ biến trên toàn EU, biến cả khối liên minh này thành một thị trường việc làm duy nhất.

Chú trọng vào “kinh tế học hỏi”, người Phần lan đã tạo nên sự kỳ diệu trong sự nghiệp phát triển CNTT. Mặc dù không có địa lý thuận lợi như Ailen, Singapore, song Phần Lan vẫn là một điển hình phát triển CNTT thành công, chứng tỏ không chỉ nước giàu hay nước có lợi thế đặc biệt mới phát triển được CNTT. Là nước của ao hồ, rừng rậm, nằm cách xa trung tâm văn minh của Châu Âu với dân số nông nghiệp 50 năm trước còn chiếm tới 70% dân số và ngành lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo. Phần lan đã biết dựa vào nguồn nhân lực để phát triển CNTT. Phần Lan đạt tiêu chuẩn rất cao về giáo dục.

Cũng giống như Phần lan, một trong những bí quyết đưa đến thành công của Singapore là Tin học hoá giáo dục. Singapore đã thực hiện các dự án tin học hoá giáo dục lớn có giá trị đến hàng tỷ đô la với mục tiêu nhằm dành 30% thời gian của học sinh vào việc sử dụng CNTT; mỗi trường lập 1

mạng máy tính, cứ 2 học sinh (ở Mỹ là 5) hoặc 1 giáo viên có 1 máy. Hiện nay Singapore đứng hàng đầu thế giới về sử dụng Internet và máy tính trong giáo dục. Báo cáo về cạnh tranh của Liên hợp quốc năm 1994 xếp Singapore là nước dẫn đầu về hệ thống giáo dục và đây chính là điều kiện quan trọng nhất cho một nền kinh tế giàu sức cạnh tranh.

Khác với Singapore, Đài loan lại tập hợp được đội ngũ các kỹ sư lành nghề mà đa số tốt nghiệp ở Mỹ. Số lao động này là bộ phận nòng cốt trong quá trình chuyển giao công nghệ vào Đài loan, được các đối tác Mỹ và Nhật rất quan tâm vì chi phí thù lao cho họ không quá cao. Báo cáo cạnh tranh quốc tế năm 1999 đã xếp Đào loan vào hàng thứ năm về khoa học và công nghệ trên thế giới, đứng thứ hai Châu á sau Nhật bản.

Là một nước đang phát triển và đi sau trong lĩnh vực phát triển CNTT, Trung Quốc cũng rất quyết tâm cải cách sâu rộng ngành giáo dục để đạt hiệu quả cao. Ngân sách cho ngành này gia tăng gần gấp đôi so với năm 1998, đạt khoảng 2,55% GNP. Từ năm 1998 họ đã cho sáp nhập nhiều trường nhỏ thành trường lớn với chỉ tiêu khoảng 100 viện và trường đại học có tầm cỡ thế giới.

Xây dựng được một đội ngũ chuyên gia phần mềm đông đảo và giàu năng lực tạo thành một lợi thế để thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung quốc. Hãng Microsoft đã chọn Bắc kinh là nơi đặt trung tâm nghiên cứu và triển khai duy nhất của Hãng tại nước ngoài bởi các trường đại học danh tiếng ở Bắc Kinh là nơi tập trung đội ngũ nhân tài xuất sắc nhất của Châu á. Không chỉ lo đào tạo nhân tài trong nước, Trung quốc còn rất quan tâm tới việc thu hút nhân tài người Hoa từ khắp mọi miền thế giới. Chuyện chất xám chảy trở lại ở Đài Loan đang lặp lại ở Trung Quốc lục địa với một mức độ cao hơn. Các Hoa Kiều không chỉ mang chất xám trở về mà còn mang cả công ty để đầu tư trở lại Trung Quốc.

Một trong bốn công ty tin học sinh ra tại thung lũng Silicon từ 1980 là do người gốc ấn Độ và Trung Quốc sáng lập, nếu kể các công ty mới mở gần đây thì đó là một trên ba. Đặc biệt đang có 30 công ty do người đến từ Trung

Quốc nội địa điều khiển. Có 400 000 người Mỹ gốc Trung Quốc ở vùng San Francisco. Hãng UBI Soft làm phần mềm giáo dục và trò chơi tại Pháp hiện có chi nhánh 270 người tại Trung Quốc trong đó có 7 hay 8 người Pháp, 90 thảo trình viên (TTV) và 100 hoạ sĩ để vẽ cảnh. Các TTV được đánh giá cao. (Le Monde 31/5/2000). Chi nhánh sản xuất phần mềm của IBM vừa công bố sẽ đầu tư 200 triệu USD để lập chi nhánh tại Trung Quốc, Intel cũng đã đầu tư lớn vào 2 công ty Trung Quốc chuyên về Internet, còn nhiều hãng khác... chủ yếu ở đây là làm các chương trình cho thị trường Trung Quốc.

Hầu hết các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, ĐàI Loan, Singapore đều chọn con đường gửi người đi học ở nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực. Việc lựa chọn người tài để đi học và làm việc ở nước ngoài đã khiến các quốc gia rất nhanh chóng có được một đội ngũ lãnh đạo xuất sắc, nắm bắt được sự phát triển cũng như những biến chuyển của nền kinh tế hiện đại, nền kinh tế kỹ thuật số mà trong đó CNTT đóng vai trò tối quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 46)