Môi trường để phát triển CNTT ở Việt nam 1 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 56)

Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.1. Môi trường để phát triển CNTT ở Việt nam 1 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

2.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế nói chung và CNTT nói riêng. Sau hơn 15 năm đổi mới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Việt nam đã có những bước phát triển rõ rệt thể hiện ở các mặt sau:

 Sau mấy năm đầu đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%, công nghiệp từ 22,7% tăng lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%. Mặc dù phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1998 nhưng đến nay nền kinh đế đã dần hội phục, và trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, GDP năm 2002 của Việt nam vẫn là: 6.7%, một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới.

 Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước, thích nghi dần với cơ chế mới, hình thành những tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt. Kinh tế tập thể có bước chuyển đổi và phát triển đa dạng theo phương thức mới. Kinh tế hộ phát huy tác dụng rất quan trọng trong nông nghiệp; kinh tế cá thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. Cơ chế quản lý và phân phối có nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2002, hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở thị trường 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, tổng giá trị xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD. Năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản và gạo chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó riêng dầu thô xuất khẩu đạt trên 3,2 tỷ USD. Các thị trường lớn của Việt Nam trong năm qua vẫn là ASEAN, EU, Nhật Bản và Mỹ. Một số mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, than đá, cao su, chè, lạc nhân, tuy kim ngạch xuất khẩu chưa lớn lắm nhưng lại đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong năm qua và có triển vọng phát triển trong những năm tới.

 Từ chỗ bị bao vây cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bướcơ hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới. Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP. Thu hút được một khối lượng khá lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Năm 1995 Việt nam gia nhập ASEAN, năm 1996, Việt nam đồng sáng lập Diễn đàn á - âu (ASEM). Đến ngày 14 tháng 11 năm 1998, Việt nam đã chính thức gia nhập Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC), một điễn đàn hợp tác kinh tế rộng rãi nhất trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương. Đến nay Việt nam đang nỗ lực xúc tiến việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Bên cạnh đó từ năm 1991 đến nay, rất nhiều những Hiệp định hợp tác đa và song phương đã được ký kết với nhiều nước trên thế giới đem lại những cơ hội và thành công mới cho sự phát triển kinh tế của Viêt nam

 Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng. Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp

nội dung. Năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường và đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến và nghiên cứu thử nghiệm. Các hoạt động văn hóa, thông tin phát triển rộng và nâng cao chất lượng.

 Mỗi năm tạo thêm 1,2 - 1,3 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn Việt Nam) từ trên 30% giảm xuống 11%. Người có công với nước được quan tâm chăm sóc. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3% giảm xuống 1,4%. Tuổi thọ bình quân từ 65 tuổi tăng lên 68 tuổi. Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chăm lo sức khỏe cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh có nhiều tiến bộ. Phong trào thể dục rèn luyện sức khỏe phát triển, thành tích thi đấu thể thao trong nước và quốc tế được nâng lên.

 Cùng với những nỗ lực to lớn của lực lượng vũ trang nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện tăng cường tiềm lực, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Ghi nhận sự thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng cuộc sống, tháng 6 năm 2003, diễn đàn kinh tế thương mại (UNCTAD) của Liên hợp quốc đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước kém phát triển nhất (LDC). Khi rà soát lại danh sách này vào tháng 4/2003, Uỷ ban về Chính sách phát triển của Liên Hợp Quốc (CDP) nhận thấy rằng mặc dù Việt Nam có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người là 440 USD/năm, nhưng UNCTAD vẫn công nhận vì mọi chỉ số về chất lượng cuộc sống và sự ổn định kinh tế tại Việt Nam đều khả quan.

Việt Nam nằm trong tiêu chí thứ nhất (tổng thu nhập/đầu người của quốc gia dưới mức 750 USD) và cũng ở ngưỡng của tiêu chí thứ hai, song lại không nằm trong tiêu chí thứ ba. Tiêu chí thứ ba là kết qua cụ thể của "Chỉ số Nguồn vốn con người", một chỉ số tổng hợp về điều kiện dinh dưỡng, sức khoẻ và giáo dục. Đặc biệt là sức mua của các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình tăng đáng kể.

Chương trình Phát triển Liên hơp quốc (UNDP) đánh giá rằng, Việt Nam vượt nhiều nước giàu, kể cả một số nước phương Tây về mặt chăm sóc sức khỏe, xóa mù chữ và đạt được những bước tiến lớn trong xóa đói, giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 56)