Những khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 118)

Những quan điểm định hướng và một số giải pháp chiến lược cho phát triển CNTT Việt nam.

3.1.1.2. Những khó khăn

- CNTT VN phát triển trong thị trường mở với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, các chính sách bảo hộ thị trường nội địa của nhà nước chỉ có tác dụng từ nay tới năm 2005.

Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế. Với những cam kết quốc tế, Việt nam phải dần dần mở cửa thị trường và giảm tối đa các chính sách bảo hộ cuả nhà nước, với một ngành kinh tế non trẻ như CNTT, đây sẽ là một bất lợi rất lớn.

Năm 2003 là thời điểm Việt nam phải thực hiện tiếp lộ trình gia nhập AFTA bằng việc giảm thuế cho nhiều loại hàng hóa. Trước đây, một số ngành hàng của Việt Nam thuộc danh mục TEL (Temporing Exception List - Danh mục loại trừ tạm thời) của CEPT (Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung). Danh mục này gồm những mặt hàng chưa sẵn sàng giảm thuế. Từ 1/1/2003, các mặt hàng được chuyển vào danh mục IL (Inclusion List - Danh mục loại trừ hoàn toàn) sẽ phải cắt giảm thuế theo hai lộ trình:

- Lộ trình cắt giảm bình thường: giảm thuế xuống còn 0-5% trong vòng 10 năm.

- Lộ trình cắt giảm nhanh: giảm thuế xuống còn 0-5% trong vòng 7 năm.

Theo đúng cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu khoảng 775 mặt hàng (chuyển vào danh mục IL). 80% số mặt hàng đó sẽ chỉ bị đánh thuế 0,5%. Bức tường bảo hộ được dỡ bỏ, cũng có nghĩa là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng này mất đi một phần lợi thế sẵn có. Nhiều ngành hàng khác cũng gặp những khó khăn bởi khi thực hiện giảm thuế nhập khẩu trong khu vực và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với Việt Nam vào 2006, nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh để tìm một chỗ đứng trên thị trường. Như lịch trình, việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2006. Khi đó, các hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi với mức từ 0 đến 5%. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam sử dụng nhiều vật tư, nguyên liệu có xuất xứ từ ASEAN sẽ giảm được chi phí đầu vào với một tỷ lệ khá lớn. Cộng với thuế suất nhập khẩu theo CEPT giảm xuống còn 0-5% và hàng rào phi thuế quan bị xoá bỏ, hàng hoá của các nước ASEAN sẽ tràn vào Việt Nam với giá thấp hơn rất nhiều so với hiện nay. Theo nhiều doanh nhân, những mặt hàng như CNTT, điện lạnh, xe máy, điện lạnh, vi tính, hàng dệt kim, vải, giấy viết… đang có nguy cơ thua ngay trên thị trường nội địa.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các DN nhà nước hiện nay đều có cả lượng vốn ban đầu lẫn vốn lưu động quá nhỏ và đang được sử dụng kém hiệu quả. Theo Bộ Tài chính, cuối năm 2002, cả nước có khoảng hơn 5.000 DN nhà nước với tổng số vốn gần 600.000 tỷ đồng (tức sấp xỉ 57 tỷ USD). Số vốn của tất cả các doanh nghiệp nêu trên chỉ tương đương với số vốn của một tập đoàn kinh tế cỡ trung bình của các nước đang phát triển. Hơn thế, các DN này đều đang tồn đọng số vốn rất lớn. Các DN dân doanh hiện nay được

quá xa vời; công nghệ thiết bị lạc hậu, mất cân đối nghiêm trọng giữa công nhân kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao với kỹ sư. Năng lực quản lý của hầu hết các DN chưa đáp ứng đuợc yêu cầu cơ bản của các công tác quản lý doanh nghiệp.

Hơn thế, các DN này đang phải hoạt động trong một môi trường pháp lý chưa hoành chỉnh, hạn chế sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc chống hàng giả hiện nay cũng đang tồn tại song song tới 4 Nghị định và hàng chục thông tư hướng dẫn thiếu nhất quán.

Có thể nhận thấy rõ ràng xu thế toàn cầu hoá cũng sẽ dẫn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới làm cho cuộc đấu tranh về trật tự kinh tế thế giới sẽ diễn ra gay gắt. Tuy vậy, các nước đi sau nếu chủ động trong lộ trình hội nhập thì sẽ hạn chế được những rủi ro và có cơ hội phát triển nhanh. Chúng ta cần tận dụng tối đa những mặt thuận, những cơ hội của toàn cầu hoá và hội nhập, đồng thời phải né tránh, hạn chế những mặt trái, những rủi ro, tiêu cực rất lớn của nó. Trong bối cảnh quốc tế đó, nếu có những quyết sách đúng, sẽ tạo điều kiện cho nước ta mở rộng khả năng hợp tác, khai thác lợi thế so sánh, tranh thủ tốt hơn nguồn lực bên ngoài, phát huy mạnh hơn nội lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước.

- Xuất phát điểm của CNTT của Việt nam trong điều kiện CNTT thế giới đã phát triển ở trình độ cao và đặc tính thay đổi nhanh của CNTT khiến sự gia nhập thị trường thế giới và bảo vệ thị trường nội địa trở nên hết sức khó khăn.

Việt nam hiện nay vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với các chỉ số phát triển cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới là rất thấp. Trong khi đó khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế giới ngày càng phân cực giàu nghèo rõ ràng hơn bởi các quốc gia

phát triển luôn có đủ tiềm lực để đầu tư tối đa cho các lĩnh vực được ưu tiên như CNTT. Với công nghệ hiện đại, sản xuất với số lượng lớn, và đội ngũ tri thức chất lượng cao, các nước phát triển luôn có khả năng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Các nước nghèo chỉ có thể phát triển nếu định ra được một hướng đi đúng đắn cộng với chính sách đầu tư có trọng điểm.

- Sức ỳ trong môi trường xã hội và sản xuất của Việt nam là một cản trở lớn cho sự phát triển của CNTT, một ngành luôn phải đổi mới, năng động. Bên cạnh đó môi trường đầu tư của Việt nam chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.

Mức độ gay gắt của nguy cơ tụt hậu phát triển ngày càng rõ nét. Những yếu kém này có thể quy về ba đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay: lạc hậu (trình độ phát triển thấp kém); đang chuyển đổi (từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường); và chưa thực sự sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Nền kinh tế nước ta vẫn còn rất lạc hậu. Sau nhiều chủ trương CNH, nông thôn nước ta vẫn mang tính “thuần nông “ với sự hiện diện của hệ thống các quan hệ kinh tế “nông dân - cổ truyền “ trong đời sống xã hội.

Di sản của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp vẫn còn tồn tại khá nặng: nhà nước bao cấp tư duy, bao cấp chức năng, bao cấp trách nhiệm đối với các doanh nghiệp nhà nước; đối với đời sống của những cá nhân thuộc khu vực nhà nước, ôm đồm về chức năng trong lĩnh vực kinh tế.

- Sự khác biệt và chênh lệch về trình độ thể chế và trình độ cơ cấu (kinh tế - văn hoá - xã hội) so với quốc tế.

- Năng lực cạnh tranh thấp và chưa có triển vọng cải thiện nhanh, phản ánh tập trung nhất tình thế xuất phát khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay do: tiềm lực kinh tế nhỏ bé và khả năng tích luỹ nội bộ thấp; trình độ KH&CN nói chung thấp hơn hẳn so với đa số các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù nguồn nhân lực nước ta có tiềm năng trí

tuệ không nhỏ, song trên thực tế, chúng ta còn rất lúng túng trong việc hình thành và triển khai một chiến lược manh tính đón đầu trong việc nâng cao trìnhđộ KH&CN của đất nước; Khai thác lợi thế lao động kém hiệu quả, chưa dành những ưu tiên rõ cho phát triển những ngành, những lĩnh vực kinh tế (tư nhân, HTX) tạo nhiều việc làm. Chiến lược đầu tư vào con người chưa ngang tầm với đòi hỏi phát triển hiện nay.

Nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa hàng đầu, là trọng tâm của chiến lược phát triển. Trong khung cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế đang ngày càng đẩy mạnh, khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ quyết định khả năng có thể đạt được đến mức nào các mục tiêu CNH, HĐH đất nước đề ra vào năm 2020.

Chưa thực sự sẵn sàng hội nhập, các điều kiện cần thiết cho hội nhập quốc tế chưa được chuẩn bị khẩn trương

Tóm lại, ba yếu tố quan trọng: trình độ kinh tế lạc hậu; sức ì của cơ chế quan liêu -bao cấp; và sự chậm chạp trong hội nhập quốc tế, đang tạo thành một hợp lực có sức cản rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây chính là khâu cần “đột phá “ trong khi tìm kiếm những giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đất nước trong tầm nhìn đến năm 2020.

Như vậy có thể thấy rõ ràng rằng bên cạnh những vận hội mới, tạo đà cho sự phát triển CNTT Việt nam chúng ta còn có rất nhiều những khó khăn trước mắt. Những khó khăn đó có thể bị đẩy lùi nhưng cũng có thể trở thành những vật cản rất lớn trên con đường phát triển CNTT nếu như chúng ta không có những định hướng rõ ràng và các chính sách giải quyết có hiệu quả những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 118)