Tình hình xuất nhập khẩu máy tính và linh kiện máy tính:

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 77)

Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu máy tính và linh kiện máy tính:

Nhập khẩu máy tính và linh kiện máy tính:

Thị trường máy tính là mảng sôi động nhất trên thị trường CNTT VN, mức độ tăng trưởng hằng năm đều xấp xỉ 30%. Tuy vậy máy tính nhập khẩu có mức độ tăng trưởng rất thấp so với máy tính sản xuất trong nước.

Từ năm 1990, sau khi có chủ trương “mở cửa” một số tổ chức tin học Việt Nam đã nhập máy tính trực tiếp từ Singapore với số lượng lớn. Máy vi tính bắt đầu trở nên quen thuộc trên thị trường Việt Nam. Đặc biệt là trong các năm 1994, 1995, nhu cầu sử dụng máy tính gia tăng nhanh chóng không chỉ ở các cơ quan nhà nước mà còn ở các hộ gia đình, kinh doanh máy tính và thiết bị tin học được Nhà nước khuyến khích. Số lượng máy tính nguyên chiếc nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong các năm 1993 - 1997 với nhịp độ bình quân tăng 43,36%/năm. Tuy vậy có thể thấy rằng, nhập khẩu máy vi tính tăng nhanh chỉ trong các năm 1993 - 1995 còn trong vài năm sau đó tốc độ đã giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng máy tính lắp ráp trong nước tăng lên và đang chiếm thị phần đáng kể trên thị trường Việt nam. Trong năm 2002, số máy tính nhập nguyên chiếc vào Việt nam là 50,5 ngàn chiếc, chỉ tăng không đáng kể (2%) so với năm 2001, điều này chứng tỏ máy tính lắp ráp tại Việt nam chiếm thị phần ngày càng lớn - từ 75 - 80% năm 2001 lên gần 90% trong năm 2002 (có thể ước lượng số máy tính lắp ráp tại Việt nam trong năm 2002 tương đương với số màn hình tiêu thụ trong năm. Năm 2002 số màn hình nhập là 350.000 chiếc – tăng hơn 108.000 màn hình so với năm 2001, cũng trong thời gian này, Samsung VINA bán ra thị trường gần 100.000 chiếc nữa).

Tình hình nhập lậu vẫn lớn, thể hiện qua sự không tương xứng giữa các linh kiện thiết bị nhập về, chẳng hạn màn hình nhập là 350 ngàn trong khi ổ đĩa cứng chỉ có 80 ngàn chiếc. Nhập lậu nhiều nhất tập trung vào các linh kiện nhỏ, ổ cứng và ổ CD các loại.

- Máy từ các nước Đông Nam á: Chủ yếu nhập khẩu từ hai nước Đài Loan và Singapore. Đây là nguồn nhập khẩu máy tính chính của Việt nam trong các năm 1980 –1990. Vào đầu những năm 1990, số lượng nhập khẩu của các nước này giảm dần, nhất là từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt nam. - Máy từ các hãng danh tiếng trên thế giới: Những năm gần đây những sản

phẩm có chất lượng cao của các hãng sản xuất vi tính hàng đầu thế giới như IBM, ComPAQ, HEWLET PACKARD, APPLE, SIMEN đã có mặt trên thị trường Việt nam. Loại máy được nhập khẩu chủ yếu để phục vụ các chương trình, dự án lớn của chính phủ và của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên loại máy tính này trên thị trường Việt nam không nhiều, chỉ chiếm khoảng 11% tổng số máy vi tính nhập khẩu của năm 2002.

Trong năm 2001-2002, số máy tính đã qua sử dụng (second hand) nhập về nhiều nhưng chưa có con số thống kê đầy đủ.

Do máy tính lắp ráp trong nước đang được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận nên trong vài năm gần đây các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu linh kiện vi tính để tổ chức lắp ráp. Đây là một xu hướng tốt vì nó góp phần tạo việc làm cho người lao động, hạ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện cho việc phổ cập tin học rộng rãi ở nước ta hiện nay.

Bảng 9: Nhập khẩu linh kiện vi tính

Năm 1996 1997 1998 2000 2001 2002 Giá trị nhập khẩu 100,72 128,37 146,27 204 230 277 So với năm trước

(%) 100% 127,45% 113,94 % 11,3 % 17,2 % 20%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan cho biết kim ngạch nhập khẩu thiết bị tin học năm 2001 là 230 triệu USD, tăng 12,7% so với năm 2000 (năm 2000 đạt mức tăng trưởng cao nhất là 28%). Kim ngạch nhập khẩu thiết bị tin học năm 2002 là 277 triệu USD, tăng 20% so với năm 2001 Doanh số trong năm 2002 tập trung chủ yếu vào 6 tháng cuối năm (6 tháng đầu năm 2002 so với cùng kỳ 6

tháng đầu năm 2001 chỉ tăng 8%, trong khi đó 6 tháng cuối năm 2002 so với 6 tháng cuối năm 2001 tăng tới 31%).

Quý 1 năm 2003 kim ngạch nhập khẩu là 105 triệu USD - lần đầu tiên vượt doanh số nhập khẩu 100 triệu USD /quý - lại ngay trong quý 1, tăng 78% so với Q1 năm 2002 và tăng 98% so với quý 1 năm 2001. Nếu SARS không ảnh hưởng nhiều thì có thể dự báo doanh số thị trường CNTT sẽ vượt ngưỡng 500 triệu USD trong năm 2003.

Singapore vẫn là nguồn cung cấp sản phẩm CNTT nhiều nhất cho Việt nam. Trong 3 năm 2000, 2001, 2002, Nhật và Đài loan chia vị trí thứ 2 và thứ 3. Nếu như năm 2000, Trung quốc đứng ở vị trí thứ 8 thì sang năm 2001 lên vị trí thứ 5, năm 2002 chuyển sang vị trí thứ 6, Q1 năm 2003 lại trở lại vị trí thứ 5, chỉ đứng sau một số nước “đại gia” là Singapore, Nhật, Đài loan, Malaysia, Mỹ, Hồng kong. Hiện tại rất khó đánh giá về tương lai của hàng nhập Trung quốc, giá trị trên dưới 20 triệu USD hàng chính ngạch nhập từ Trung quốc về VN hàng năm không phải là lớn (chưa tính hàng nhập lậu). Tại thị trường Mỹ, trong các năm 1999 – 2002, Trung quốc đã từng bước vươn từ vị trí quốc gia nhập khẩu hàng CNTT vào Mỹ đứng thứ 5 (năm 1999) lên thứ 4 (năm 2000), thứ 2 (năm 2001) và giữ vị trí số 1 trong năm 2002 với doanh số nhập vào Mỹ là 9.2 tỷ USD trên tổng số 50.5 tỷ USD nhập vào Mỹ hàng năm (năm 2002 Mỹ xuất khẩu 16.8 tỷ USD). Việc thị phần nhập khẩu của Trung quốc vào Việt nam có lẽ phụ thuộc vào chính sách của Trung quốc có muốn chiếm thị trường Việt nam hay không mà thôi.

Bảng 10: 10 nước có kim ngạch nhập khẩu vào VN lớn nhất 2000-2003

Đơn vị: Triệu USD

TT Kim ngạch 2000 Kim ngạch 2001 Kim ngạch 2002 Kim ngạch Q1/ 2003

Singapore 85.3 Singapore 85.3 Singapore 85.3 Singapore 85.3 Đài Loan38.3 Đài loan 32,9 Nhật bản 40,3 Nhật bản 19.6 Nhật bản 18,4 Nhật bản 29,8 Đài loan 29,0 HongKong 12.4 Malaysia 13,4 Malaysia 17,0 Mỹ 21,3 Đài loan 7.9 Hongkong 10,6 Trung quốc 13,2 Malaysia 20,7 Trung quốc 5.2 Mỹ 10,4 HongKong 12,7 Trung quốc Mỹ 5.1

Hàn quốc 9,8 Mỹ 11,1 HongKong 13,1

Malaysia 5.1

Trung quốc 9,0 Hàn quốc 5,4 Thái lan 7,8 Thái lan 4.7 Thái lan 1,7 Thái lan 4,6 Hàn quốc 6,4 Hàn quốc 2.7 Anh 1,5 Đức 3.9 Đức 1.9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tình hình xuất khẩu linh kiện máy tính:

Bảng 11: Xuất khẩu linh kiện từ 1996-2002

Đơn vị: Triệu USD

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Linh kiện máy

tính

1,5 8,3 400,9 472,3 1000 610 700

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguyên nhân chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu linh kiện máy tính một cách bất ngờ vào năm 1998 là do tăng cường sản xuất và xuất khẩu của công ty Fujitsu Nhật Bản tại Việt nam. Tuy vậy đến năm 2001, kim ngạch xuất khẩu bắt đầu giảm xuống do sức cạnh tranh của các sản phẩm của Việt nam trên thị trường không cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dot.com trên thế giới. Tuy vậy đến năm 2002, sau cuộc khủng hoảng, tình trạng xuất khẩu đã tăng khả quan hơn.

Về thị trường xuất khẩu, hiện nay xuất khẩu linh kiện máy tính đã tăng từ 12 nước lên 32 nước. Tuy nhiên vẫn có sự mất cân đối lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Gần 97% linh kiện máy tính được xuất khẩu sang Philippin và Thái lan- dây chính là hai địa chỉ xuất khẩu của công ty Fujitsu. Chỉ có 1% kim ngạch linh kiện máy tính được xuất khẩu sang các nước EU

Cơ cấu thị trường xuất khẩu linh kiện máy tính: - EU: 1%

- ASEAN: 97,3%

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ thông tin trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)