Thực trạng phát triển Công nghệ thông tin ở Việt Nam
2.1.4.1. Hạ tầng CNTT trong nước
Hạ tầng CNTT bao gồm mạng lưới viễn thông, Internet và các dịch vụ viễn thông và Internet do các nhà khai thác mạng lưới viễn thông và Internet cung cấp. Hạ tầng CNTT đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và đảm bảo an ninh chính trị quốc gia. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển ngành truyền thông và Internet. ủy ban Viễn thông quốc tế (ITU) đã nhận xét "Việt nam là một trong những nước có hạ tầng viễn thông phát triển nhanh nhất trong các nước đang phát triển và có thị trường viễn thông phát triển nhanh nhất trong các nước Đông Nam á". Hạ tầng CNTT đã có sự phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu xã hội, đi trước thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
Trong giai đoạn 1995-2002 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng viễn thông và Internet cao nhất trong khu vực ASEAN với tốc độ bình quân là 32,5% năm. Tất cả các dịch vụ viễn thông cơ bản đều được triển khai và phát
độ tăng trưởng hàng năm khá cao (từ 20% - 40%). Đến 31/12/2002 tổng số thuê bao điện thoại cố định đã có là 3.664.752 máy, đạt mật độ 4,56 máy trên 100 dân, năm 2003 ước tính là: 6,2 triệu máy, đạt mật độ 7,7 triệu máy/100 dân. Dịch vụ di động đã phủ sóng đến tất cả 61 tỉnh, thành phố trong toàn quốc từ năm 2002 với số lượng thuê bao điện thoại di động là 1.902.388 thuê bao đạt 2,47 máy/100 dân. Các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng điện thoại cố định và di động cũng đang phát triển mạnh.
Ngoài ra, cho đến hết năm 2002, các lĩnh vực cung cấp dịch vụ VoIP, dịch vụ truy nhập Internet có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ VoIP đường dài quốc tế đã được thực hiện trên phạm toàn quốc (61/61 tỉnh, thành) trong đó dịch vụ 171 của VNPT đi được từ 61 tỉnh thành, dịch vụ 178 (của VIETEL), 177 (của SPT), và 179 (của ETC) chỉ gọi được từ các tỉnh có POP. Hơn nữa đến nay tình trạng độc quyền trong khai thác dịch vụ viễn thông vốn đã được coi như là bước cản cho sự phát triển của CNTT Việt Nam đang dần dần dỡ bỏ. Tháng 5 năm 2003, Bộ Bưu chính viễn thông đã cấp 8 giấy phép cho phép một loạt các công ty được cung cấp các dịch vụ viễn thông mới. Công ty điện tử viễn thông quân đội (Vietel) được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định quốc tế. Công ty thông tin viễn thông điện lực (ETC) được thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông cố định quốc tế và cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP).
Với đợt cấp phép lớn nhất này, thị trường BCVT đã có tổng cộng 3 nhà cung cấp mạng và dịch vụ cố định đường dài trong nước, 6 nhà cung cấp dịch vụ bán lại đường dài trong nước, 3 nhà cung cấp mạng và dịch vụ cố định quốc tế, 6 nhà cung cấp dịch vụ bán lại quốc tế, 5 nhà cung cấp dịch vụ di động, 6 nhà cung cấp dịch vụ quyền này cũng nằm trong kết nối Internet và 13 nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Về cung cấp dịch vụ thông tin di động, trên thị trường đã có ba nhà khai thác là GPC và VMS (đều thuộc VNPT) và một nhà khai thác khác là SPT cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tuy vậy SPT mới chỉ bắt đầu cung cấp dịch vụ vào tháng 7 năm 2003 và cho đến nay thị phần của SPT so với thị phần của hai nhà khai thác kia vẫn không
đáng kể. Việc xoá bỏ độc lộ trình gia nhập vào thị trường CNTT thế giới, hơn nữa đây là biện pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh khi phải mở cửa thị trường theo các hiệp định song phương va đa phương mà Việt Nam đã ký kết.
Tốc độ phát triển điện thoại của Việt Nam giai đoạn 1991-2001 tăng 34 lần và hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới. Bên cạnh đó với sự phát triển của Internet Phone toàn cầu, Bộ Bưu chính Viễn thông, Công an, Khoa học Công nghệ, Văn hoá Thông tin đã ký quyết định cho phép các doanh nghiệp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty OCI và Công ty FPT cung cấp dịch vụ điện thoại Internet từ 28.8. Quyết định này mở ra một bước mới cho sự phát triển của Internet và dịch vụ điện thoại quốc tế giá rẻ.
Về đường truyền Internet, từ 1/7/2003 VNPT sẽ chính thức cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng ASDL (Asymmetric Digital Subscriber Line - đường thuê bao số bất đối xứng) cho người tiêu dùng tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng. Trong đó, Hà Nội sẽ có 3.000 cổng kết nối, Tp. Hồ Chí Minh sẽ có 5.000 cổng và Hải Phòng có khoảng 2.500 cổng. ADSL là dịch vụ áp dụng công nghệ băng rộng mới, luôn luôn kết nối (always on), cho phép truy cập Internet và mạng thông tin số liệu với tốc độ cao qua đường dây điện thoại. Sử dụng ASDL chi phí thấp, khách hàng dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Ước tính một máy PC sử dụng dịch vụ này trong trạng trái full time (toàn bộ thời gian) cũng chỉ phải trả khoảng 30USD/tháng.
Trước đó, dịch vụ ADSL đã được thử nghiệm thành công tại 3 thành phố Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng và đã chứng minh được khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Cũng trong giai đoạn tiến hành thử nghiệm dịch vụ ADSL, tháng 5/2002, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM và Bệnh viện phụ sản Hà Nội đã tổ chức thành công hội thảo y khoa qua cầu truyền hình nhờ việc ứng dụng công nghệ ADSL.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ASDL sẽ là phương tiện mới cho giáo dục và đào tạo, tạo nên xa lộ thông tin cho mỗi trường học, cũng rất thích hợp cho việc tổ chức họp từ xa của hội nghị truyền hình hay những chương trình video theo yêu cầu.
Có thể thấy rằng mặc dù không còn tình trạng một công ty duy nhất (Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam) cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet, ở Việt nam mới chỉ có cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ VoIP và dịch vụ truy nhập Internet. Mặc dù đã có một số công ty được cấp phép cung cấp dịch vụ, vẫn chưa có cạnh tranh về cung cấp dịch vụ thông tin di động, cung cấp dịch vụ điện thoại cố định nội hạt, cung cấp dịch vụ điện thoại cố định đường dài trong nước, cung cấp dịch vụ viễn thông cố định đường dài quốc tế, cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước.
Hiện nay, doanh thu của VNPT chiếm hơn 90% tổng doanh thu về dịch vụ viễn thông và Internet ở Việt nam. Về thị phần, VNPT vẫn là doanh nghiệp chủ đạo về mạng lưới, dịch vụ cũng như khách hàng, với gần 100% thị phần thị trường các dịch vụ cơ bản, 65% thị phần dịch vụ Internet. Nếu mức độ cạnh tranh trong thị trường viễn thông và Internet Việt nam còn hạn chế như hiện nay, rất khó có thể đạt được mục tiêu: “Đến cuối năm 2005, trong thị trường mới phát triển các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 25- 30% thị phần các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản; 35-40% thị phần các dịch vụ giá trị gia tăng. Năm 2010: 40-50% cơ bản” như đã đề ra trong Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Mạng đường trục cáp quang Bắc – Nam hiện có dung lựợng 2.5 Gb/s và đang nâng dung lượng lên 20 Gb/s. Hầu hết các tuyến truyền dẫn liên tỉnh đều đã được cáp quang hoá tới tận trung tâm tỉnh với tổng chiều dài trên 5.090 Km, chỉ còn 3 tỉnh là: Bến Tre, Lai Châu, Sơn La vẫn còn sử dụng hệ thống truyền dẫn viba số PDH. Đã có 221/576 huyện được kết nối với trung tâm tỉnh bằng cáp quang. Mạng đường trục Internet của Việt Nam được kết nối với Internet toàn cầu thông qua 7 điểm kết nối với tổng dung lượng đang
khai thác là 153 Mb/s. Mạng truyền số liệu đã có 2 nút kết nối trực tiếp đi Mĩ tạo thành 5 hướng kết nối quốc tế với tổng dung lượng 172.8 Mb/s. Mạng trục trong nước gồm 3 nút có độ rộng băng thông là 2 Mb/s. Đã có 28/61 tỉnh, thành phố có thể sử dụng dịch vụ truyền số liệu trực tiếp.
Tóm lại, so với các lĩnh vực khác như xây dựng công nghiệp CNTT , ứng dụng CNTT , đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT , trong thời gian qua việc xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông và Internet ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất. Từ xuất phát điểm rất thấp với mạng lưới cũ kỹ lạc hậu cung cấp các dịch vụ nghèo nàn, chất lượng thấp ngày nay nước ta đã có một mạng lưới viễn thông và Internet dựa trên công nghệ hiện đại, nước ta là “một trong những nước có hạ tầng viễn thông phát triển nhanh nhất trong các nước đang phát triển'', có thể cung cấp các dịch vụ tiên tiến với chất lượng tương đối tốt. Tuy vậy, hạ tầng viễn thông và Internet của ta vẫn chưa đạt được mức trung bình trong khu vực. Qui mô mạng viễn thông và Internet còn nhỏ bé vẫn chưa phủ khắp lãnh thổ; Mạng viễn thông nội hạt chất lượng còn thấp, gây cản trở cho việc triển khai các dịch vụ băng rộng; Hệ thống quản lý và điều hành mạng vẫn chưa tập trung còn phân tán, chưa được thay đổi hiện đại. Số lượng người sử dụng Internet ở nước ta còn rất thấp và phân bổ rất không đều, chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà nội và tp Hồ Chí Minh ; Tốc độ truy cập Internet cũng còn thấp.
Bên cạnh đó đóng góp của ngành viễn thông vào GDP của Việt nam còn thấp
Năm 2001 đóng góp của ngành viễn thông Việt nam vào GDP khoảng 1,51% Năm 2002 đóng góp của ngành viễn thông Việt nam vào GDP khoảng 1,80% Trong khi đó năm 2002 đóng góp của ngành viễn thông Trung quốc vào GDP khoảng 2,69%
Bảng 5: Đóng góp của ngành viễn thông vào GDP của Việt nam
Năm 2001 Năm 2002
Doanh thu viễn thông(Tỷ VNĐ) 15.000 18.000 Giá vốn hàng bán(Tỷ VNĐ) 7.600 8.600 Đóng góp vào GDP(Tỷ VNĐ) 7.400 9.400 Tổng GDP(Tỷ VNĐ) 490.000 520.000 Tỷ lệ đóng góp của ngành viễn thông vào GDP 1.51 1.80
Nguồn: www.vnpt.com.vn