Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan đến điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 73)

cúm của cán bộ y tế

1.2.2.1. Nhân lực và năng lực chuyên môn trong phòng chống dịch

Những khoa có khả năng cao nhất tiếp nhận và điều trị cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 bao gồm: Khoa khám bệnh, khoa cấp cứu tổng hợp, khoa hồi sức tích cực và chống độc, khoa nội tổng hợp, khoa lây, lao và khoa nhi.

Số lượng nhân viên hiện nay chỉ đáp ứng được với nhiệm vụ và chức năng hàng ngày của khoa. Một khi đại dịch bùng phát, lưu lượng người bệnh tăng lên đột ngột, lại chịu sự điều chuyển nhân lực cho các khu/buồng điều trị cách ly thì con số này là không đủ. Kết quả phân tích các thông tin phỏng vấn

sâu cho thấy hầu hết các điều kiện chỉ đáp ứng lượng người bệnh ít, nếu có đại dịch thì sẽ thiếu nhiều, cần huy động sự hỗ trợ.

Theo báo cáo từ các bệnh viện, nội dung tập huấn liên quan đến cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 rất đa dạng và bao phủ nhiều mức độ ứng phó dịch: từ dịch tễ, chẩn đoán, sử dụng phương tiện bảo hộ, điều trị người bệnh cúm cho đến các kỹ thuật điều trị hỗ trợ suy hô hấp, thở máy. Từ 2004 đến nay, phần lớn bệnh viện hai tuyến tỉnh và huyện tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ đi tập huấn về dịch tễ, kế hoạch phòng chống dịch chung, sử dụng phương tiện bảo hộ phòng chống dịch và xử trí người bệnh cúm. Tỷ lệ các bệnh viện tỉnh và huyện có cán bộ được tập huấn về các nội dung này dao động từ 56 đến 74%. Như vậy, vẫn còn ít nhất 1/3 bệnh viện chưa có cán bộ được tập huấn chính thức về các nội dung này [27].

Các nội dung về biện pháp hỗ trợ hô hấp, chăm sóc thở máy, chẩn đoán và xử trí hội chứng suy đa tạng và phương pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 vẫn chưa được phổ cập. Chưa đầy một nửa các bệnh viện tỉnh và huyện báo cáo là đã tổ chức hoặc cử cán bộ dự tập huấn về các nội dung này trong hai năm qua.

Đáng lưu ý, kế hoạch phòng chống cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 nói chung và kế hoạch khẩn cấp phòng chống tại bệnh viện là hai nội dung rất quan trọng, song chỉ có hơn 60% các bệnh viện tổ chức tập huấn hoặc cử người dự tập huấn về kế hoạch phòng chống đại dịch và khoảng một nửa được tập huấn về kế hoạch phòng chống tại bệnh viện. Tuy nhiên, khảo sát bảng hỏi với các CBYT bệnh viện lại cho thấy một kết quả rất khả quan: tất cả CBYT (cả bốn tuyến) nắm được kế hoạch phòng chống cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 của đơn vị mình [27].

Đối tượng tập huấn về cũng khá đa dạng, đặc biệt là bác sĩ và điều dưỡng. Đây là hai lực lượng tiên phong và trực tiếp trong khâu khám, điều trị

và chăm sóc người bệnh cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1. Theo báo cáo từ các bệnh viện, trung bình có khoảng 40-60 bác sĩ và khoảng 100 điều dưỡng viên tại mỗi bệnh viện tỉnh được tập huấn về từng nội dung liên quan. Ở mỗi bệnh viện huyện, con số này dao động từ 20-30 bác sĩ và khoảng 30-50 điều dưỡng. Hình thức tập huấn chủ yếu cho các nội dung liên quan là ‘tại chỗ’, tức là tổ chức tập huấn tại bệnh viện. Việc cử cán bộ đi dự tập huấn ở nơi khác cũng có nhưng với số lượng cán bộ ít hơn rất nhiều.

Công tác lập kế hoạch và thông tin báo cáo được chuẩn bị khá chu đáo tại các bệnh viện thuộc cả ba tuyến. Hầu hết các bệnh viện đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1. Tỷ lệ bệnh viện đã thành lập ban chỉ đạo là 90% tại tuyến tỉnh, 89% tại tuyến huyện.

Hầu hết các bệnh viện đều đã có kế hoạch đối phó với cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1. Tỷ lệ bệnh viện có kế hoạch này ở tuyến tỉnh là 92%, còn ở tuyến huyện là 88%. Các bệnh viện đều có kế hoạch phòng chống cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 đã tổ chức hướng dẫn hoặc tập huấn kế hoạch này cho nhân viên của mình. Tỷ lệ bệnh viện phổ biến kế hoạch này cho nhân viên là 95% ở tuyến tỉnh và 96% ở tuyến huyện [27].

1.2.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan của CBYT về phòng chống, điều trị cúm

Nhìn chung, CBYT các tuyến có cùng quan điểm về khái niệm và triệu chứng, song lại chưa nhất quán về tính chất nguy hiểm của cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1. Hầu hết người tham gia cho rằng cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 do H5N1 hoặc H1N1 gây ra; 86,3% cho rằng cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 là bệnh có các triệu chứng nhẹ/nặng về đường hô hấp; 63,3% cho rằng đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Chỉ có 12,3% cho rằng cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 là bệnh cảm cúm thông thường. Một số ít (1,4%) cho rằng cúm

A/H5N1 và cúm A/H1N1 có khả năng lan truyền nhanh và diễn biến bất thường [27].

Hầu hết CBYT nắm được tiêu chí chẩn đoán xác định một ca cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1. Hơn 84% CBYT dựa vào kết quả xét nghiệm bệnh phẩm đường hô hấp; trong khi ấy 89% dựa vào kết quả xét nghiệm PCR; 74% CBYT dựa vào cả hai tiêu chí trên. Toàn bộ CBYT tham gia nghiên cứu cho rằng cần thiết phải điều trị hỗ trợ người bệnh cúm (99%). Trong đó, hơn 90% (từ 91- 96%) cho rằng cần phải hạ sốt (96%), bảo đảm chế độ dinh dưỡng (94%) và chăm sóc hợp lý (91%) [27].

CBYT có thể chỉ dựa vào một tiêu chí hoặc nhiều tiêu chí để xuất viện người bệnh. Cụ thể là, khoảng 70% CBYT các tuyến dựa vào mỗi tiêu chí nói trên để xuất viện. Điều này cho thấy, các tiêu chí này đều rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định xuất viện của một CBYT. Tuy nhiên, trên thực tế, hơn 80% CBYT lại dựa vào từ 2 tiêu chí xuất viện trở lên. Chẳng hạn, có tới 45,3% CBYT dựa vào cả bốn tiêu chí trên; 22% dựa vào 3 tiêu chí. Khoảng 1/3 còn lại dựa vào một hoặc hai tiêu chí [27].

1.2.2.3. Kiến thức về báo cáo dịch và phòng lây nhiễm cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 trong bệnh viện

Cán bộ y tế các tuyến có thái độ nghiêm túc và khẩn trương trong việc thực hiện các quy định báo cáo cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1. Toàn bộ CBYT đều biết kế hoạch phòng chống và quy định báo cáo cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 của đơn vị mình (99,8% và 99,2%).

Đa phần các cán bộ CBYT (99,3%) cho biết cần phải tổ chức khu vực cách ly trong bệnh viện; 95% cho rằng khi phát hiện người bệnh nghi ngờ, CBYT phải chỉ dẫn người bệnh đến nơi được chỉ định tiếp nhận để được khám và phân loại; 96,3% cho rằng cần phải hạn chế người ra vào khu vực

cách ly; 92% cho rằng cần bố trí hoá chất khử khuẩn (cloramin B 5%, chlorhexidine 5%) trước cửa buồng bệnh.

Các bệnh viện đều có khu khám tư vấn, phân loại người bệnh trước khi đưa vào theo dõi điều trị cúm. Ở bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện Trung ương, đó thường là một phòng tư vấn bệnh hô hấp/cúm. Còn ở tuyến huyện thì đó là một bàn tư vấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 73)