Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 101)

2.2.3.1. Đối với nghiên cứu mô tả thực trạng trước can thiệp

a. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và năng lực phòng, chống cúm A của bệnh viện gồm:

- Cơ sở hạ tầng bệnh viện: sơ đồ kiến trúc, khu cách ly riêng biệt, buồng/đơn vị cách ly điều trị cúm, cơ sở vật chất và năng lực xét nghiệm, thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh, khu lưu trữ chất thải y tế, bộ phận dinh dưỡng, bộ phận giặt là, quản lý và bảo trì trang thiết bị, điện, nước...

- Thiết bị chuyên dụng điều trị người bệnh cúm A: X quang, máy thở, máy thở có monitor, trang thiết bị khác, hóa chất khử khuẩn, thuốc điều trị...

- Số cán bộ, nhân viên và giường bệnh tại các khoa phòng điều trị người bệnh cúm A.

- Hoạt động đào tạo cho CBYT về kiến thức, kỹ năng chẩn đoán và điều trị và phòng, chống đại dịch cúm A từ năm 2004 đến nay: dịch tễ học cúm A và nguy cơ đại dịch cúm A; kế hoạch phòng, chống cúm A; chẩn đoán và xử trí cúm A; chăm sóc người bệnh cúm A; tổ chức đơn vị cách ly phòng chống dịch; sử dụng các phương tiện bảo hộ phòng, chống dịch; các biện pháp hỗ trợ hô hấp; chăm sóc người bệnh thở máy; chẩn đoán và xử trí hội chứng suy đa tạng; phương pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán cúm A; kế hoạch khẩn cấp phòng, chống dịch tại bệnh viện.

- Tình hình điều trị các ca cúm A tại bệnh viện trong thời gian qua. - Tình hình cụ thể một số khoa, phòng bệnh viện gồm khoa Truyền nhiễm, khoa Nhi, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Khám bệnh, khoa Xét nghiệm/chẩn đoán vi sinh, khoa Chống nhiễm khuẩn, Đơn vị vệ sinh và quản lý chất thải: nhân lực và đào tạo cán bộ về phòng, chống cúm A.

- Quản lý, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch: thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống đại dịch cúm A, xây dựng kế hoạch đối phó với đại dịch cúm A, xây dựng quy trình thông tin/báo cáo ca bệnh cúm A trong bệnh viện, xây dựng quy trình báo cáo dịch được thiết lập với các viện hoặc các đơn vị quản lý hành chính khác khi có người bệnh cúm A.

b. Đánh giá kiến thức và thực hành CBYT gồm:

- Các thông tin chung CBYT: tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, nơi công tác, đơn vị công tác, chức vụ, thời gian công tác tại khoa, phòng...

- Kiến thức về cúm A: nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng của bệnh, đường lây truyền, thời gian ủ bệnh, các tiêu chuẩn chẩn đoán nghi ngờ ca bệnh, tiêu chuẩn chẩn đoán có thể, tiêu chuẩn chẩn đoán xác định, cách xử trí người bệnh có biểu hiện bệnh hô hấp đến khám trong điều kiện địa phương có dịch cúm, hướng dẫn điều trị cúm đại dịch của Bộ Y tế, các bước điều trị suy hô hấp cấp, điều trị hỗ trợ, các tiêu chuẩn cho người bệnh xuất viện.

- Kiến thức về báo cáo và phòng lây nhiễm cúm A: kế hoạch phòng, chống cúm A; các quy định về báo cáo cúm A trong bệnh viện; cách báo cáo

khi có ca bệnh nghi ngờ cúm A; các biện pháp phòng lây nhiễm cúm A trong bệnh viện; các đối tượng cần được phòng lây nhiễm cúm A và biện pháp phòng; các biện pháp của bệnh viện trong xử lý dụng cụ y tế, xử lý rác thải và xử lý trường hợp người bệnh tử vong.

- Nhu cầu truyền thông về phòng, chống cúm đại dịch cho CBYT tại các cơ sở y tế: kênh truyền thông cung cấp kiến thức phòng, chống cúm đại dịch; các nguồn cung cấp thông tin; nội dung tuyên truyền; hình thức tuyên truyền...

c. Rà soát các văn bản chỉ đạo của bệnh viện liên quan đến công tác triển khai và thực hiện phòng, chống cúm A.

Việc rà soát các văn bản trên nhằm phát hiện các điểm yếu và thiếu của hệ thống văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện phòng, chống cúm A tại các bệnh viện để kịp thời hoàn thiện, bổ sung và ban hành các văn bản mới, góp phần vào công cuộc phòng chống đại dịch cúm.

2.2.3.2. Đối với nghiên cứu can thiệp

a. Áp dụng một số giải pháp can thiệp phòng lây nhiễm cúm A và đánh giá hiệu quả

Các giải pháp can thiệp gồm:

- Đào tạo: tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành trong thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán, xử trí cách ly, điều trị và báo cáo dịch để xử lý tại chỗ, tại cộng đồng. Cụ thể gồm 02 nội dung chính: hướng dẫn điều trị, giám sát và xử lý ổ dịch; hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm và vận chuyển mẫu cúm A.

- Cơ chế, chính sách: về phối hợp giữa các khoa, phòng trong bệnh viện; giữa bệnh viện với các cơ sở y tế cùng tuyến; giữa bệnh viện với các cơ sở y tế tuyến dưới; giữa bệnh viện với các cơ sở y tế tuyến trên.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, nâng cấp và bổ sung cho các khoa, phòng liên quan với khám và điều trị cúm A nhằm đáp ứng với yêu cầu điều trị, kiểm soát cúm A tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn.

+ Cơ sở vật chất chẩn đoán và điều trị cúm A: phòng điều trị, phòng cách ly, dụng cụ, trang thiết bị phòng chống dịch, thuốc thiết yếu, hóa chất khử trùng.

+ Các trang thiết bị gồm: máy ghi âm; ống đựng mẫu; phích lạnh vận chuyển mẫu (dây chuyền lạnh); quần áo chống dịch; khẩu trang các loại.

b. Điều tra sau can thiệp

- Đánh giá cơ sở vật chất và đào tạo năng lực phòng, chống cúm A của bệnh viện theo các nội dung như trong nghiên cứu điều tra trước can thiệp.

- Đánh giá kiến thức và thực hành CBYT cũng theo các nội dung tương tự như nghiên cứu điều tra trước can thiệp.

- Đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp đã được áp dụng bằng sự so sánh kết quả nghiên cứu đánh giá sau can thiệp về cơ sở vật chất, đào tạo năng lực phòng, chống cúm A, kiến thức và thực hành của CBYT của 3 bệnh viện được can thiệp với 3 bệnh viện làm chứng (không được can thiệp).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w