Kênh truyền thông và nội dung cần chú trọng trong phòng, chống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 135)

- Các kết quả nghiên cứu được bảo đảm chỉ dùng vào mục đích nghiên

3.1.4. Kênh truyền thông và nội dung cần chú trọng trong phòng, chống

cúm đại dịch

Bảng 3.26. Các kênh truyền thông cung cấp thông tin về cúm đại dịch cho cán bộ y tế

Kênh truyền thông

CBYT (n=152) Số lượng Tỷ lệ % Truyền hình 152 100 Truyền thanh 133 87,5 Sách, báo, tạp chí 133 87,5 Pano, áp phích, tờ rơi 111 73,0 Trang thông tin điện tử 94 61,8

Tập huấn 84 55,2

Hội thảo, sinh hoạt khoa học 57 37,5 Bảng 3.26 cho thấy, CBYT nhận được thông tin về cúm đại dịch từ nhiều kênh truyền thông khác nhau, tuy nhiên phương tiện truyền thông phổ cập nhất vẫn là truyền hình như ti vi (100%), tiếp đến là các phương tiện truyền thanh như đài, loa phát thanh, sách, báo, tạp chí (87,5%). Chỉ có

khoảng 1/3 đến 1/2 CBYT nhận được thông tin về cúm qua các khóa tập huấn và hội thảo, sinh hoạt khoa học.

Bảng 3.27. Nguồn cung cấp thông tin về cúm đại dịch cho cán bộ y tế

Nguồn cung cấp thông tin

CBYT (n=152)

Số lượng Tỷ lệ %

Tự tìm tòi, nghiên cứu 109 71,7

Bộ Y tế cung cấp 112 73,7

Sở Y tế cung cấp 119 78,3

Bệnh viện cung cấp 131 86,2

Các dự án quốc tế 28 18,4

Bảng 3.27 cho thấy, nguồn cung cấp thông tin chính về cúm đại dịch là bệnh viện (86,2%), tiếp theo là các nguồn khác gồm do tự tìm tòi, nghiên cứu (71,7%), do Bộ Y tế cung cấp (73,7%), do Sở Y tế cung cấp (78,3%). Các dự án quốc tế cũng là nguồn cung cấp thông tin nhưng chiếm tỷ lệ thấp (18,4%).

Bảng 3.28. Nhu cầu của cán bộ y tế về tăng cường hoạt động truyền thông về phòng, chống cúm đại dịch

Nội dung cần truyền thông

CBYT (n=152) Số lượng Tỷ lệ % Cho là cần thiết 148 97,4 Mức độ nguy hiểm 138 90,8 Triệu chứng khi mắc bệnh cúm 135 88,8

Đường lây truyền 140 92,1

Cách phát hiện và xử lý 139 91,4 Kiến thức phòng bệnh trong Bệnh viện 132 86,8 Kiến thức phòng bệnh trong cộng đồng 132 86,8

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.28 cho thấy, phần lớn CBYT đều cho là cần thiết tăng cường hoạt động truyền thông về phòng, chống cúm đại dịch cho CBYT (97,4%), trong đó tập trung vào các nội dung gồm mức độ nguy

hiểm (90,8%), triệu chứng khi mắc bệnh cúm (88,8%), đường lây truyền (92,1%), cách phát hiện và xử lý (91,4%), kiến thức phòng bệnh trong bệnh viện (86,8%), kiến thức phòng bệnh trong cộng đồng (86,8%).

Bảng 3.29. Hình thức truyền thông phòng, chống cúm được cán bộ y tế ưa thích nhất Hình thức truyền thông CBYT (n=152) Số lượng Tỷ lệ % Truyền hình 9 5,9 Truyền thanh 3 1,9 Sách báo tạp chí 10 6,6 Pano, áp phích, tờ rơi 6 3,9 Trang web 3 1,9 Các khóa tập huấn 85 55,9

Hội thảo, sinh hoạt khoa học 32 21,0 Mặc dù kênh truyền thông cung cấp thông tin cúm phổ cập nhất là truyền hình nhưng hình thức truyền thông phòng, chống cúm được CBYT ưa thích nhất vẫn là các khóa tập huấn (chiếm 55,9%), tiếp đến là hội thảo, sinh hoạt khoa học (chiếm 21%), còn các hình thức khác như truyền hình, truyền thanh, sách, báo, tạp chí, pano, tờ rơi, trang web… được ít CBYT ưa thích (chiếm từ 1-7%).

3.2. HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁTCÚM A

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w