Tình hình đại dịch cúmA trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 64)

1.1.3.1. Trên thế giới

Các đại dịch cúm xảy ra có tính chất chu kỳ khoảng từ 10 - 15 năm, hiện nay phân týp kháng nguyên của vi rút cúm A đang lưu hành trên toàn cầu là A/H1N1 và A/H3N2 xen kẽ nhau hoặc một trong hai týp chiếm ưu thế tuỳ từng nơi. Lịch sử loài người đã chứng kiến một số đại dịch cúm A trên người. Trong thế kỷ 20 đã xảy ra nhiều đại dịch cúm với số mắc và tử vong cao. Tốc độ lan truyền của đại dịch cúm được mô tả nhanh như tốc độ của máy bay.

Điển hình là "Cúm Tây Ban Nha" (1918-1919) gây ra bởi phân týp cúm A/H1N1, làm tổn thất chưa từng thấy tới cuộc sống con người. Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ ngày khởi phát, người nhiễm bệnh nhanh chóng bị suy hô hấp và tử vong, người ta ước tính khoảng 20 đến 40 triệu người tử vong trên toàn thế giới, số tử vong cao nhất ở người trẻ và người khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 25-35. Khoảng 25% dân số nước Anh và Mỹ đã bị mắc bệnh. Theo thông báo số 67 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 20/9/2009, toàn thế giới đã ghi nhận 318.925 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, trong đó có 3.917 trường hợp tử vong, tại 191 quốc gia. Tại khu vực nam bán cầu, một số nước ghi nhận số ca tử vong cao như Australia (180), Chi Lê (132), Argentina (538), Brazil (899), Peru (143). Tại khu vực Đông Á và

Đông Nam Á, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp: Ấn Độ đã ghi nhận 308 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1, Nhật Bản (tử vong: 18), Hàn Quốc (tử vong: 11), Philippine (tử vong: 28), Singapore (tử vong: 18), Malaysia (tử vong: 77), Indonesia (tử vong: 10), Thái Lan (tử vong: 165). Sau hơn 1 năm đại dịch cúm A/H1N1 lưu hành mạnh mẽ tại các quốc gia trên toàn thế giới, tính đến 28 tháng 5 năm 2010, tình hình tử vong do cúm A/H1N1/09 trên thế giới tăng rất nhanh với tổng số tử vong là trên 18.000 người, trong đó khu vực châu Mỹ đứng thứ nhất với số tử vong trên 8.500 người, châu Âu đứng thứ hai, chiếm 5.000 người và khu vực Đông Nam Á là khoảng 2.000 người [82], [86], [109], [128].

Năm 1957-1958, phân týp vi rút cúm A/H2N2 là nguyên nhân của đại dịch cúm Châu Á với 1-4 triệu người tử vong. Nó không được đưa vào các vắc-xin cúm kể từ năm 1968, vì thế những ai sinh sau thời điểm này là không thể miễn dịch đối với H2N2 [114], [120].

Năm 1968-1969, đại dịch cúm mang tên Cúm Hồng Kông do phân týp H3N2 đã làm chết trên một triệu người. Do sự thích nghi của chủng loài một số phân týp cúm A có thể gây bệnh cho gia cầm như các phân týp H5, H7, H9 như: H5N1, H7N7 đặc biệt là vi rút cúm A/H5N1 rất mãnh độc với các loài gà và có cùng căn nguyên chủng vi rút cúm A ở người.

Năm 1997, vụ dịch cúm gia cầm đầu tiên trên người do phân týp A/H5N1 tại Hồng Kông làm 18 người mắc, 6 người tử vong. Kể từ đó đến nay dịch cúm gia cầm ngày càng diễn biến phức tạp và lan rộng trên khắp các châu lục. Theo thông báo của tổ chức sức khoẻ động vật thế giới, cuối năm 2003 đến nay đã có hơn 48 nước có dịch cúm gia cầm, những vụ dịch gây ra bởi H5N1 đã tiếp tục xảy ra tại nhiều nước châu Á, châu Phi và nhiều nước vùng Đông Nam Á, trong đó Hồng Kông, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam là những khu vực đã phát hiện và thông báo có dịch cúm xảy ra trên người. Chỉ

tính riêng từ năm 2003 đến nay, dịch cúm A/H5N1 đã được ghi nhận ở 15 quốc gia: Azerbaijan, Băng-la-đét, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ… với 431 người mắc, tử vong 262 người [77], [78], [99], [100].

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, trong thời gian tới có thể vi rút cúm gia cầm biến chủng, thành chủng mới có độc lực cao, lây truyền từ người sang người, ước tính khoảng 1 - 40 triệu người tử vong.

Nếu đại dịch xảy ra trên toàn thế giới trong vòng một năm, sẽ ảnh hưởng tới hơn một phần tư tổng dân số trên thế giới. Khi đó, hệ thống y tế sẽ bị quá tải, mọi hoạt động như buôn bán, du lịch bị ngừng trên toàn cầu [17].

1.1.3.2. Tại Việt Nam

Đối với cúm A/H1N1, Việt Nam là nước thứ 54 thông báo các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 mới. Kể từ trường hợp cúm đại dịch A/H5N1 được phát hiện đầu tiên vào ngày 30 tháng 5 năm 2009, tính đến tháng 8 năm 2009, Việt Nam đã ghi nhận 1078 trường hợp dương tính ở 36 tỉnh/thành phố và 01 ca tử vong. Sau 7 tuần khống chế thành công dịch ở các ca bệnh xâm nhập rải rác từ các nước và vùng có dịch nhập cảnh vào Việt Nam, từ giữa tháng 7 năm 2009, dịch bắt đầu có dấu hiệu lan ra cộng đồng, tăng số người mắc tại các nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan công sở và cộng đồng [37], [38], [67]. Kể từ khi dịch lan rộng ra cộng đồng, đến nay ở Việt Nam, trong số 356 trường hợp dương tính với vi rút đại dịch A/H1N1, chủ yếu là các trường hợp là học sinh, sinh viên (88%) và ở nhóm tuổi 11-30 tuổi. Tính đến ngày 7/8/2009, Việt Nam đã ghi nhận thêm 35 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 (miền Nam: 18 ca; miền Bắc: 08 ca; miền Trung: 4 ca; Tây Nguyên: 5 ca) [61], [65]. Tích lũy cả nước, đến ngày 19 tháng 1 năm 2010, đã ghi nhận 11.187 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, trong đó có 58 trường hợp tử vong [20], [21], [22], [23].

Đối với cúm A/H5N1, Việt Nam là quốc gia có số mắc và chết do cúm A/H5N1 trên người đứng thứ 2 trên thế giới. Cuối năm 2003, đầu năm 2004 cùng với dịch cúm A/H5N1 xảy ra trên gia cầm, tại nước ta đã xuất hiện cúm với phân typ A/H5N1 trên người. Kể từ trường hợp mắc cúm đầu tiên ngày 26/12/2003 đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 4 đợt dịch với 93 trường hợp mắc, trong đó 42 trường hợp tử vong tại 32 tỉnh/thành phố [17].

Dịch cúm gia cầm ở nước ta xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2003, đến 27/02/2004 cơ bản đã khống chế được dịch. Sau gần 2 tháng không có ổ dịch mới, đến giữa tháng 4/2004 dịch lại bắt đầu tái phát rải rác đến tháng 11/2004 và bùng tái phát trở lại vào cuối tháng 12 đến nay, cao điểm nhất vào tháng 01/2005. Có 4 đợt dịch cúm A (H5N1) trong thời gian qua [26], [32], [33].

Việc nuôi gia cầm xen lẫn với động vật khác như lợn tạo cơ hội cho các vi rút có thể trao đổi gen và đột biến tạo nên chủng vi rút mới. Biến chủng của vi rút cúm trên cơ sở vi rút cúm A đã tạo nên vi rút cúm A/H1N1 mới lây truyền từ người sang người đang gây dịch tại các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới đã chuyển sang cấp độ 6 (cấp độ cao nhất của đại dịch) ở bất kỳ thời điểm nào. Vi rút cúm A/H1N1 mới này có thể tái tổ hợp với vi rút cúm A/H5N1 trên gia cầm, lợn hay ở người hình thành một chủng vi rút mới [112], [119]. Vi rút mang gien tái tổ hợp này sẽ có khả năng lây truyền nhanh và tỷ lệ chết cao ở người, gây tổn thất to lớn đến kinh tế-xã hội của Việt Nam.

1.1.3.3. Dịch cúm tại tỉnh Quảng Ninh

Tại Quảng Ninh năm 2003 xuất hiện dịch cúm gia cầm trong phạm vi nhiều huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Năm 2004 có 2 người bệnh vào điều trị, cả 2 người bệnh đều dương tính cúm A/H5N1. Tháng 1/2009 có 01 người bệnh dương tính cúm A/H5N1. Bệnh khởi phát từ ngày 28/01/2008, vào điều trị tại Trung tâm y tế huyện Đầm Hà ngày 31/01/2009, chuyển bệnh viện Đa

khoa khu vực Tiên Yên ngày 02/02/2009 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày 03/02/2009 với chẩn đoán xác định cúm A/H5N1. Người bệnh đã được điều trị tại phòng cách ly khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Người bệnh bị suy đa tạng tử vong ngày 21/02/2009 sau 19 ngày điều trị tích cực với sự hỗ trợ trực tiếp của các bác sĩ của bệnh viện Trung ương. Đến nay, tỉnh Quảng Ninh chưa phát hiện thêm trường hợp nhiễm cúm A/H5N1.

Dịch cúm A/H1N1 tại Quảng Ninh, tính đến ngày 20/12/2009 ghi nhận 135 chùm ca bệnh với tổng số 6493 trường hợp mắc tại 11 huyện thị, tập trung chủ yếu tại Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều, Yên Hưng, Uông Bí, Ba Chẽ trong đó có 41 ca dương tính với cúm A/H1N1. Hiện tại, 6.403 trường hợp đã điều trị khỏi, số còn lại đang điều trị bệnh viện, cách ly tại cộng đồng. Tích luỹ số mắc/tử vong từ đầu năm đến nay là 6493/1. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến ngày 29/3/2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xuất hiện 02 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Hiện tại, 02 người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh và ra viện.

1.2. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦACÁN BỘ Y TẾ VỀ KIỂM SOÁT CÚM A TRONG HỆ THỐNG BỆNH VIỆN CÁC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 64)