So sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng thời điểm trước và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 140)

- Các kết quả nghiên cứu được bảo đảm chỉ dùng vào mục đích nghiên

3.2.2. So sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng thời điểm trước và

sau can thiệp

Bảng 3.31. So sánh về năng lực điều trị cho người bệnh mắc cúm A

Tình huống về số người bệnh cúm A nhập viện (A/H1N1) Nhóm BV chứng (n1=3) Nhóm BV can thiệp (n2=3)

Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT

Dưới 10 người bệnh 3 3 3 3

Từ 10-50 người bệnh 2 2 2 3

Trên 50 người bệnh 0 0 0 1

Bảng 3.31 cho thấy, nhóm bệnh viện chứng không có sự thay đổi về năng lực điều trị ở thời điểm trước và sau can thiệp và là tương tự như nhóm can thiệp thời điểm trước can thiệp. Sự thay đổi rõ nhất là ở nhóm bệnh viện can thiệp ở thời điểm sau can thiệp đã có đủ năng lực điều trị cho người bệnh mắc cúm A ở tình huống khi có trên 50 người bệnh nhập viện.

Biểu đồ 3.2. Phân bố về năng lực điều trị cho người bệnh mắc cúm A của nhóm can thiệp và nhóm chứng thời điểm sau can thiệp

Biểu đồ 3.2 cũng tiếp tục cho thấy, với tình huống dưới 10 người bệnh mắc cúm A nhập viện thì cả 2 nhóm bệnh viện đều đủ năng lực tiếp nhận và điều trị, nhưng với tình huống từ 10-50 người bệnh nhập viện thì cả 3/3 bệnh viện nhóm can thiệp đều đủ năng lực tiếp nhận, trong khi chỉ có 2/3 bệnh viện nhóm chứng đủ năng lực tiếp nhận và điều trị. Sự khác biệt rõ nhất giữa hai nhóm chính là ở tình huống có trên 50 người bệnh cúm A nhập viện, có 1/3 bệnh viện nhóm can thiệp đủ điều kiện tiếp nhận và điều trị, trong khi đó không bệnh viện nào trong nhóm chứng đủ điều kiện này.

Bảng 3.32. So sánh về năng lực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng liên quan đến cúm đại dịch của bệnh viện

Tên xét nghiệm

Nhóm BV chứng (n1=3)

Nhóm BV can thiệp (n2=3)

Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT

Xét nghiệm PCR 0 0 0 3

Xét nghiệm Realtime PCR 0 0 0 3 Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn 1 1 1 3 Xét nghiệm đo nồng độ khí

trong máu động mạch tại khoa xét nghiệm

1 1 0 3

Xét nghiệm đo khí máu động

mạch tại giường 1 1 0 3

Chụp X-quang tại giường 2 2 2 3 Siêu âm tổng quát tại giường 2 2 2 3

Bảng 3.32 cho thấy, cả 3 bệnh viện nhóm can thiệp đều làm được xét nghiệm PCR và Realtime PCR, trong khi cũng 3 bệnh viện này ở thời điểm trước can thiệp và bệnh viện nhóm chứng thời điểm sau can thiệp không làm được 2 xét nghiệm này. Đối với 3 xét nghiệm gồm nuôi cấy vi khuẩn, đo nồng

độ khí trong máu động mạch tại khoa và tại giường thì 3/3 bệnh viện can thiệp đều đủ năng lực làm, trong khi không bệnh viện nào trong nhóm can thiệp thời điểm trước can thiệp làm được và chỉ có 1/3 bệnh viện trong nhóm chứng thời điểm sau can thiệp làm được. Thời điểm sau can thiệp, có 3/3 bệnh viện can thiệp chụp X-quang tại giường và siêu âm tổng quát tại giường, trong khi có 2/3 bệnh viện nhóm chứng làm được 2 xét nghiệm này.

Bảng 3.33. So sánh các thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tuổi Nhóm CBYT chứng (n1=77) Nhóm CBYT CT (n2=75) Trước CT (1) Sau CT (2) Trước CT (3) Sau CT (4) Tuổi 20-30 47,5 49,3 56,0 56,0 31- 40 15,7 16,9 20,0 20,0 > 40 36,8 33,8 24,0 24,0 Tổng 100 100 100 100 Giới tính Nam 18,3 19,5 18,7 18,7 Nữ 81,7 80,5 81,3 81,3 Tổng 100 100 100 100 Trình độ chuyên môn BS CK I 2,6 2,6 4,3 5,3 Bác sĩ 11,7 11,7 11,4 13,3 Y sĩ 6,9 7,8 8,6 5,3 Điều dưỡng/ Y tá 63,4 62,3 55,7 53,3 Khác 15,4 15,6 20,0 22,8 Tổng 100 100 100 100

Theo kết quả bảng 3.33, mặc dù tỷ lệ CBYT ở hai nhóm can thiệp và nhóm chứng ở cả thời điểm trước và sau can thiệp có sự chênh lệch không nhiều về các đặc điểm gồm nhóm tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn.

Bảng 3.34. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về khái niệm bệnh cúm đại dịch ở người

Khái niệm bệnh cúm đại dịch ở người Nhóm CBYT chứng (n1=77) Nhóm CBYT CT (n2=75) p (2,4) Trước CT (1) Sau CT (2) Trước CT (3) Sau CT (4) Do H5N1 gây ra 85,7 90,9 92,0 97,3 >0,05 Có triệu chứng hô hấp 72,5 75,3 70,7 93,3 <0,05 Có tỷ lệ tử vong cao 71,9 71,4 70,7 97,3 <0,05 Cảm thông thường 3,8 3,9 2,7 2,7 >0,05

Bảng 3.34 cho thấy, ở thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ CBYT cho rằng bệnh cúm đại dịch là bệnh do H5N1, có triệu chứng hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng (97,3% và 90,9%; 93,3% và 75,3%; 97,3% và 71,4%). Tuy nhiên, sự khác biệt kiến thức của CBYT về có triệu chứng hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Ở nhóm can thiệp, thời điểm sau can thiệp, có 93,3% CBYT biết rằng bệnh cúm đại dịch là bệnh có triệu chứng hô hấp (trước can thiệp là 70,7%); có 97,3% CBYT hiểu rằng, bệnh cúm đại dịch là bệnh có tỷ lệ tử vong cao (trước can thiệp là 70,7%). Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.35. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về đường lây truyền cúm A

Đường lây truyền cúm A Nhóm CBYT chứng (n1=77) Nhóm CBYT CT (n2=75) (2,4)p Trước CT (1) Sau CT (2) Trước CT (3) Sau CT (4)

Tiếp xúc với người

bệnh 95,1 94,8 90,7 96,0 >0,05 Tiếp xúc với gia cầm 100 100 96,0 100 >0,05

Tiếp xúc với chất thải 95,2 96,1 89,3 100 >0,05

Ăn tiết canh gia cầm 95,8 96,1 92,0 100 >0,05

Ở gần chuồng trại 91,0 90,9 84,0 98,7 >0,05

Ăn thịt, trứng gia cầm 91,5 92,2 86,7 93,3 >0,05

Vệ sinh môi trường

kém 72,1 74,0 72,0 90,7 <0,05 Vệ sinh cá nhân kém 85,7 84,4 86,7 94,7 <0,05

Theo số liệu bảng 3.35, ở thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ CBYT có kiến thức về đường lây truyền cúm A ở nhóm can thiệp là cao hơn so với nhóm chứng, đặc biệt ở hai đường lây truyền là vệ sinh môi trường kém và vệ sinh cá nhân kém với p<0,05 (90,7% và 74%; 94,7% và 84,4%).

Tỷ lệ CBYT ở nhóm can thiệp cũng có sự chênh lệch kiến thức về đường lây truyền cúm A giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp, tuy nhiên, sự chênh lệch này chỉ có ý nghĩa thống kê ở hai đường lây truyền là vệ sinh môi trường kém và vệ sinh cá nhân kém với p<0,05 (sau can thiệp là 90,7% và 94,7%; trước can thiệp là 72% và 86,7%).

Bảng 3.36. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về các dấu hiệu chẩn đoán cúm đại dịch

Các dấu hiệu chẩn đoán cúm đại dịch Nhóm CBYT chứng (n1=77) Nhóm CBYT CT (n2=75) p (2,4) Trước CT (1) Sau CT (2) Trước CT (3) Sau CT (4) Yếu tố dịch tễ 82,6 83,1 51,0 100 <0,05

Dấu hiệu nhiễm khuẩn 49,9 50,6 49,3 90,7 <0,05

Triệu chứng về hô hấp 57,9 58,4 45,0 99,7 <0,05

Triệu chứng về tuần hoàn 27,5 26,0 30,7 13,3 >0,05

Dấu hiệu khác 36,9 37,7 42,7 6,7 >0,05

Xét nghiệm 63,5 62,3 39,0 90,0 <0,05

Rất khó chẩn đoán 1,3 1,3 4,0 0

Số liệu trên bảng 3.36 cho thấy, thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ CBYT chẩn đoán cúm đại dịch dựa trên các dấu hiệu gồm yếu tố dịch tễ, dấu hiệu nhiễm khuẩn, triệu chứng về hô hấp và xét nghiệm ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Riêng đối với triệu chứng về tuần hoàn và dấu hiệu khác, tỷ lệ CBYT có kiến thức về 2 dấu hiệu này ở nhóm can thiệp là thấp hơn nhóm chứng nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Biểu đồ 3.3. Phân bố sự thay đổi tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về các dấu hiệu chẩn đoán cúm đại dịch của nhóm can thiệp giữa hai thời điểm

trước và sau can thiệp

Bảng 3.36 và biểu đồ 3.3 cùng đưa ra kết quả, đối với CBYT ở nhóm can thiệp, ở thời điểm sau can thiệp, có trên 90% CBYT căn cứ vào các dấu hiệu gồm yếu tố dịch tễ học, dấu hiệu nhiễm khuẩn, triệu chứng về hô hấp và kết quả xét nghiệm để chẩn đoán cúm đại dịch, trong khi đó ở thời điểm trước can thiệp, tỷ lệ CBYT có kiến thức về các dấu hiệu này chiếm từ 40%-50%. Sự khác nhau giữa hai thời điểm là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.37. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán một ca cúm đại dịch

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Nhóm CBYT chứng (n1=77) Nhóm CBYT CT (n2=75) p (2,4) Trước CT (1) Sau CT (2) Trước CT (3) Sau CT (4)

Tiêu chuẩn chẩn đoán nghi ngờ

Sốt ≥ 38 độ 70,5 70,1 66,7 97,3 Ho/đau họng/khó thở 71,9 71,4 72,0 89,3 Tiếp xúc 93,9 93,5 80,0 100

Cả ba tiêu chuẩn trên 65,9 66,2 51,7 86,7 <0,05

Tiêu chuẩn chẩn đoán có thể

Có tiêu chuẩn chẩn

đoán nghi ngờ 42,5 42,8 45,3 90,7 Xét nghiệm ELISA (+)

với cúm A 79,8 80,5 70,7 97,3 XQ phổi phù hợp 71,2 70,1 70,7 100

Cả ba tiêu chuẩn trên 40,1 40,2 37,2 89,3 <0,05

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định

Cấy bệnh phẩm (+) 72,0 71,4 73,4 96,0 PCR (+) 25,7 26,0 20,0 96,0

Cả hai tiêu chuẩn trên 24,5 24,7 19,5 96,0 <0,05

Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán một ca cúm đại dịch của nhóm can thiệp và nhóm chứng

Tại thời điểm sau can thiệp, bảng 3.37 và biểu đồ 3.4 cho thấy, tỷ lệ CBYT biết cả 3 tiêu chuẩn chẩn đoán nghi ngờ một ca cúm đại dịch ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng một cách có ý nghĩa với p<0,05 (86,7% và 66,2%). Kiến thức về cả 3 tiêu chuẩn chẩn đoán có thể của CBYT ở nhóm can thiệp cũng cao hơn rõ rệt và có ý nghĩa so với nhóm chứng với p<0,05 (89,3% và 40,2%). Đối với kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán xác định một ca cúm đại dịch, tỷ lệ CBYT biết kiến thức này ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (96,0% và 24,7%).

Đối với CBYT ở nhóm can thiệp, tỷ lệ CBYT có kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán nghi ngờ ở giai đoạn sau can thiệp cao hơn trước can thiệp (86,7% và 51,7%) với p<0,05. Đặc biệt, kiến thức về tiêu chẩn đoán có thể và tiêu chẩn đoán xác định, sau khi can thiệp, tỷ lệ CBYT có những kiến thức này đã cao hơn rõ rệt so với giai đoạn trước can thiệp và có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.38. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về các bước điều trị suy hô hấp cấp

Các bước điều trị suy hô hấp cấp Nhóm CBYT chứng (n1=77) Nhóm CBYT CT (n2=75) p (2,4) Trước CT (1) Sau CT (2) Trước CT (3) Sau CT (4)

Các bước điều trị suy hô

hấp cấp 92,1 93,5 81,3 98,7 <0,05 Đặt đầu cao 88,9 89,6 88,0 97,3 <0,05

Cung cấp oxy 80,1 79,2 76,0 90,7 <0,05

Thở CPAP 74,5 75,3 72,0 93,3 <0,05

Theo kết quả bảng 3.38, ở thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ CBYT ở nhóm can thiệp có kiến thức về điều trị suy hô hấp cấp cao hơn so với nhóm chứng ở tất cả các bước. Đối với từng bước cụ thể gồm đặt đầu cao, cung cấp oxy và thở CPAP, CBYT ở nhóm can thiệp có sự hiểu biết cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng với p<0,05.

Ở nhóm CBYT được can thiệp, giai đoạn sau can thiệp, tỷ lệ CBYT có kiến thức về các bước điều trị suy hô hấp cấp cao hơn so với giai đoạn trước can thiệp, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.39. So sánh tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về các tiêu chuẩn xuất viện

Các tiêu chuẩn xuất viện Nhóm CBYT chứng (n1=77) Nhóm CBYT CT (n2=75) p (2,4) Trước CT (1) Sau CT (2) Trước CT (3) Sau CT (4)

Hết sốt 1 tuần sau liệu

trình oseltamivir 40,8 41,6 44,0 88,0 <0,05 Thể trạng tốt 62,5 63,6 61,3 92,0 <0,05

Xét nghiệm ổn định 71,2 72,7 77,3 98,7 <0,05

XN cúm A H5N1 (-) 82,1 81,8 81,3 86,7 >0,05

Dựa vào 1 tiêu chí 18,3 19,5 25,3 12,0 >0,05

Dựa vào 2 tiêu chí 14,2 13,0 25,0 49,3 <0,05

Dựa vào 3 tiêu chí 24,7 25,9 29,5 32,0 >0,05

Dựa vào 4 tiêu chí 42,8 41,6 20,2 6,7 <0,05

Tổng 100 100 100 100

Bảng 3.39 cho thấy, ở thời điểm sau can thiệp, CBYT biết các tiêu chuẩn xuất viện như hết sốt 1 tuần sau liệu trình oseltamivir, thể trạng tốt và xét nghiệm ổn định ở nhóm can thiệp cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng và có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (88,0% và 41,6%; 92,0% và 63,6%; 98,7% và 72,7%), với tiêu chuẩn xét nghiệm cúm A/H5N1 âm tính thì có sự chênh lệch giữa hai nhóm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ CBYT dựa vào 1 tiêu chí và 3 tiêu chí để cho người bệnh xuất viện giữa hai nhóm có sự chênh lệch nhưng cũng chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tuy nhiên, tỷ lệ CBYT căn cứ vào 2 tiêu chí và 4 tiêu chí lại có sự khác biệt rất rõ giữa hai nhóm và có ý nghĩa thống kê: 49,3% CBYT ở nhóm can thiệp cho rằng cần dựa vào 2 tiêu chí để cho người bệnh xuất viện và cao hơn so với nhóm chứng (13%); 6,7% CBYT ở nhóm can thiệp cho rằng cần dựa vào 4 tiêu chí trong khi đó ở nhóm chứng là 41,6%.

Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ CBYT biết về các tiêu chuẩn gồm hết sốt 1 tuần sau liệu trình oseltamivir và thể trạng tốt thời điểm sau can thiệp cao hơn

so với trước can thiệp với p<0,05. Tỷ lệ CBYT căn cứ vào 2 tiêu chí để cho người bệnh xuất viện thời điểm sau can thiệp cao hơn rõ rệt so với thời điểm trước can thiệp với p<0,05, tuy nhiên, tỷ lệ CBYT dựa vào 1 và 4 tiêu chí để cho người bệnh xuất viện thời điểm sau can thiệp thấp hơn so với thời điểm trước can thiệp với p<0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w