Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 104)

2.2.4.1. Thu thập số liệu định lượng

- Các phương pháp thu thập số liệu định lượng:

+ Sử dụng bảng kiểm để kiểm kê, đánh giá cơ sở vật chất phòng, chống cúm A tại 6 bệnh viện.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo của 6 khoa, phòng và 6 bệnh viện để thu thập thông tin về cơ sở vật chất và đào tạo năng lực phòng, chống cúm A tại bệnh viện.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi cho đối tượng là các CBYT trực tiếp khám, chăm sóc và điều trị người bệnh cúm A của 36 khoa, phòng thuộc 6 bệnh viện để thu thập thông tin về kiến thức và thực hành phòng lây nhiễm cúm A của CBYT.

+ Thu thập và rà soát lại các văn bản chỉ đạo liên quan đến việc triển khai thực hiện phòng, chống cúm A tại bệnh viện.

- Các bảng kiểm và bảng hỏi được xây dựng dựa theo các văn bản và tài liệu sau:

+ Qui trình xử lý ổ dịch cúm A/H5N1 tại Quyết định số 1812/QĐ-BYT ngày 23/5/2005 của Bộ Y tế.

+ Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm cúm A/H5N1 tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành 2008.

+ Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm cúm A/H1N1 tại Quyết định số 1847/QĐ-BYT ngày 27/5/2009 của Bộ Y tế.

+ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H1N1 tại Quyết định số 2762/QĐ-BYT ngày 31/7/2009 của Bộ Y tế.

+ Hướng dẫn giám sát và phòng chống dịch bệnh cúm A/H1N1 tại Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 28/10/2009 của Bộ Y tế.

+ Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm cúm A/H1N1 tại Quyết định số 1847/QĐ-BYT ngày 27/5/2009 của Bộ Y tế.

- Bảng kiểm và bảng hỏi được thiết kế như sau:

+ Bảng kiểm cơ sở vật chất phòng, chống cúm A của bệnh viện được xây dựng dựa vào quy định của Bộ Y tế và được chia làm 2 phần chính gồm:

 Cơ sở hạ tầng bệnh viện.

 Các thiết bị chuyên dụng điều trị người bệnh mắc cúm A.

+ Bảng hỏi về cơ sở vật chất và đào tạo năng lực phòng, chống cúm A tại bệnh viện gồm 4 phần chính:

 Cơ sở hạ tầng bệnh viện.

 Hoạt động đào tạo về phòng, chống cúm A/H5N1, cúm A/H1N1 từ 2004 tới nay.

 Số ca mắc cúm A/H5N1, cúmA/H1N1 từ 2004 tới nay.

 Nhân lực và hoạt động đào tạo về phòng, chống cúm A/H5N1, cúm A/H1N1 của các khoa, phòng trong bệnh viện.

+ Bảng hỏi về kiến thức và thực hành phòng lây nhiễm cúm A của CBYT gồm 5 phần chính:

 Thông tin chung về người trả lời.

 Kiến thức về bệnh cúm A.

 Kiến thức về chẩn đoán và điều trị người bệnh cúm đại dịch.

 Kiến thức về báo cáo và phòng lây nhiễm cúm đại dịch trong bệnh viện.

 Nhu cầu truyền thông về phòng, chống cúm đại dịch cho CBYT trong các cơ sở y tế.

2.2.4.2. Thu thập số liệu định tính

- Các phương pháp thu thập số liệu định tính:

+ Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho các đối tượng là CBYT công tác tại các khoa, phòng liên quan đến khám, chăm sóc và điều trị người bệnh mắc cúm A. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với đối tượng là Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và lãnh đạo một số khoa, phòng liên quan đến khám, chăm sóc và điều trị người bệnh mắc cúm A.

- Hướng dẫn phỏng vấn sâu tập trung tìm hiểu về các nội dung sau: + Một số thông tin về hoạt động của khoa và bệnh viện;

+ Tìm hiểu ý kiến cá nhân về đại dịch cúm gia cầm và cúm A tại Việt Nam và trên Thế giới.

+ Đánh giá về nhận thức, thái độ, thực hành của CBYT các tuyến trong phòng, chống cúm A và tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

+ Các hoạt động đã triển khai để nâng cao nhận thức phòng, chống cúm A cho CBYT.

+ Công tác chuẩn bị để đối phó với dịch cúm A khi xảy ra. + Những khó khăn trong phòng, chống cúm A hiện nay. + Những đề xuất, kiến nghị.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm tập trung tìm hiểu về các nội dung sau: + Nhận thức về đại dịch cúm A.

+ Xử lý khi gặp trường hợp nghi cúm A.

+ Việc thực hiện những biện pháp phòng hộ để phòng, chống cúm A. + Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị về nâng cao nhận thức phòng, chống cúm A.

+ Các nguồn cung cấp thông tin về phòng, chống cúm. + Những đề xuất, kiến nghị.

2.2.4.3. Áp dụng các giải pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả

- Sử dụng phương pháp tập huấn các kiến thức và kỹ năng về phòng, chống cúm A cho CBYT.

- Sử dụng phương pháp tổ chức hội thảo và xây dựng cơ chế chính sách phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong và ngoài bệnh viện nhằm tăng cường thông tin, khả năng phối hợp và năng lực phòng, chống dịch cúm A của mỗi đơn vị y tế trong toàn tỉnh.

- Bổ sung các trang thiết bị, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất các khoa, phòng liên quan với khám, điều trị và chăm sóc người bệnh cúm A nhằm nâng cao khả năng ứng phó với đại dịch cúm nói chung và cúm A nói riêng.

- So sánh kết quả đánh giá trước và sau can thiệp về các chỉ số như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo năng lực phòng, chống cúm A, kiến thức và thực hành của CBYT, các chính sách liên quan đến phòng, chống cúm A thuộc 3 bệnh viện được can thiệp với 3 bệnh viện làm chứng (không được can thiệp).

- Dựa vào kết quả điều tra trước và sau can thiệp về các nội dung trên để tính chỉ số hiệu quả can thiệp (HQCT).

Chỉ số hiệu quả (CSHQ) hay còn gọi là giá trị dự phòng (Preventive value – PV) được tính theo công thức:

PA1 – PA2 CSHQ (A) (%) = x 100 PA1 PB1 – PB2 CSHQ (B) (%) = x 100 PB1 Trong đó:

+ CSHQ (A): Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp + CSHQ (B): Chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng

+ PA1: Tỷ lệ % của chỉ số nghiên cứu trước can thiệp (nhóm can thiệp) + PA2: Tỷ lệ % của chỉ số nghiên cứu sau can thiệp (nhóm can thiệp) + PB1: Tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu của nhóm đối chứng thời điểm trước can thiệp của nhóm can thiệp

+ PB2: Tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu của nhóm đối chứng thời điểm sau can thiệp của nhóm can thiệp

- Chỉ số hiệu quả can thiệp được tính theo công thức sau: HQCT = CSHQ (A) - CSHQ (B)

2.2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý thô, sau đó nhập vào máy vi tính hai lần độc lập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng SPSS 13.0.

- Các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ và các số liệu được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm, số trung bình.

- So sánh kết quả trước và sau can thiệp và so sánh giữa bệnh viện được can thiệp và bệnh viện đối chứng. Sử dụng kiểm định χ2 để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ và xác định giá trị p để đánh giá sự khác biệt trong kiểm định.

2.2.4.6. Sơ đồ nghiên cứu

Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu

58

QUẦN THỂ NC Tỉnh Quảng Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa bàn can thiệp (3 BV tuyến huyện: Đông Triều, Cẩm Phả, Vân Đồn)

Địa bàn đối chứng (3 BV tuyến huyện: Bãi Cháy, Yên Hưng, Tiên Yên)

So sánh

ĐIỀU TRA BAN ĐẦU - CSVC chẩn đoán và điều trị cúm A - KT, thực hành của CBYT - Xét nghiệm tìm virut cúm

ĐIỀU TRA SAU CT - KT, thực hành của CBYT - Xét nghiệm tìm virut cúm Can thiệp (6 tháng) - Đào tạo - Cơ chế chính sách - Trang thiết bị S o sá nh

Chọn đại diện theo vùng miền 6 BV huyện

ĐIỀU TRA ĐỐI CHỨNG - KT, thực hành của CBYT - Xét nghiệm tìm virut cúm

2.2.4.7. Kỹ thuật hạn chế sai số

- Bộ công cụ điều tra được thiết kế chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, không ẩn ý để tránh sự nhầm lẫn và có điều tra thử để chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện.

- Các ĐTV được lựa chọn là những cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học và được tập huấn đầy đủ thống nhất về bộ câu hỏi, cách điều tra.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

- Các phiếu điều tra được kiểm tra và làm sạch ngay tại cộng đồng khi cần thiết điều tra viên sẵn sàng gặp lại đối tượng để bổ sung thông tin.

- Khách quan, trung thực trong đánh giá, phân loại và xử lý số liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 104)