Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cúm A

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 115)

- Các kết quả nghiên cứu được bảo đảm chỉ dùng vào mục đích nghiên

3.1.1.Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống cúm A

Bảng 3.1. Phân bố bệnh viện theo kết cấu hạ tầng chính

Kết cấu hạ tầng chính Bệnh viện

(n=6)

Sơ đồ kiến trúc 6

Khu cách ly riêng biệt 5

Buồng/đơn vị cách ly điều trị cúm 6 Tình trạng áp lực âm của buồng cách ly 0

Hệ thống thông khí 3

Buồng cách ly này có buồng đệm 3 Buồng cách ly có nhà tắm & vệ sinh riêng biệt 5 Những buồng cách ly hoàn toàn cách biệt với các

buồng khác 5

Buồng cách ly có điều hòa không khí 1 Buồng cách ly này có dễ dàng làm vệ sinh/khử

khuẩn

6 Đơn vị cách ly có khu vực xử lí chất thải riêng 4 Đơn vị cách li có khoanh vùng riêng biệt bằng

đánh dấu theo màu

2 Bệnh viện có buồng cách li ở đơn vị/ khoa hồi sức

cấp cứu

2

Kết quả bảng 3.1 thống kê về kết cấu hạ tầng chính của 6 bệnh viện tuyến huyện tỉnh Quảng Ninh. Cả 6 bệnh viện điều tra đều có sơ đồ kiến trúc và buồng/đơn vị cách ly điều trị cúm, 5/6 bệnh viện có khu cách ly cúm riêng biệt tại bệnh viện, nhưng không bệnh viện nào có buồng cách ly điều trị cúm áp lực âm. Có một nửa số bệnh viện có hệ thống thông khí và buồng đệm

trong buồng cách ly, đồng thời có 2 bệnh viện sử dụng biển hiệu xanh, vàng, đỏ để khoanh vùng đơn vị/buồng cách ly cúm. Nhiều bệnh viện huyện có khu xử lý chất thải riêng cho khu vực cách ly.

Trong nghiên cứu định tính, lãnh đạo bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đồn cũng cho biết “Trong thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh và Sở Y tế, Bệnh viện đã được trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc biệt trong phòng, chống cúm đại dịch, tuy nhiên, do hiện nay, tình hình dịch đã qua giai đoạn nguy hiểm, nên chúng tôi có lơ là thực hiện việc sử dụng các biển hiệu mầu để khoanh vùng dịch”.

Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy cũng cho biết: “Do bệnh viện là một trong những cơ sở y tế chủ lực của tỉnh, do vậy được trang bị và đầu tư cơ sở vật chất khá đầy đủ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân. Đặc biệt, nếu có đại dịch cúm xảy ra trên địa bàn tỉnh, bệnh viện vẫn đủ khả năng tiếp nhận, khám và điều trị cho người bệnh, đồng thời các trang thiết bị phòng, chống cúm A, về cơ bản vẫn đáp ứng đầy đủ theo các quy định của Bộ Y tế”.

Bảng 3.2. Phân bố bệnh viện theo tổ chức và kết cấu hạ tầng khác

Kết cấu hạ tầng khác Bệnh viện

(n=6)

Có Hội đồng/Ban chống nhiễm khuẩn 6 Khoa-tổ/đội kiểm soát nhiễm khuẩn 6 Có khu lưu giữ và xử lý chất thải y tế theo đúng

qui định

6 Có Khoa dinh dưỡng phục vụ cho người bệnh

điều trị nội trú

2 Khoa dinh dưỡng có đủ điều kiện phục vụ trong

trường hợp có dịch cúm A

1

Có bộ phận giặt là 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có qui trình thu gom, giặt, xử lý đồ vải lây nhiễm liên quan tới cúm A

5 Có đơn vị bảo trì trang thiết bị 5

Thường bị mất điện 4

Sẵn có máy phát điện 6

Nguồn nước chính sử dụng trong bệnh viện:

Nước máy 4

Giếng khoan 2

Bảng 3.2 cho thấy, cả 6/6 BV đều có hội đồng/ban và khoa/tổ đội chống nhiễm khuẩn, có khu lưu giữ và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định... Hầu hết các BV đều có bộ phận giặt là, có qui trình thu gom, giặt, xử lý đồ vải lây nhiễm liên quan tới cúm A, có đơn vị bảo trì trang thiết bị (5/6BV). Tuy nhiên, có 2/6 bệnh viện có Khoa dinh dưỡng phục vụ cho người bệnh điều trị nội trú và 1/6 bệnh viện có Khoa dinh dưỡng đủ điều kiện phục vụ trong trường hợp có dịch cúm A. Nguồn nước sử dụng tại 6 BV chủ yếu là nước máy (4/6BV) và nước giếng khoan (2/6BV).

Bảng 3.3. Phân bố bệnh viện theo nội dung hoạt động của các Khoa-Tổ/đội chống nhiễm khuẩn

Các hoạt động Bệnh viện(n=6)

Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm

6 Xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát

nhiễm khuẩn

6

Giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn:

Đề xuất thiết lập và duy trì hệ thống giám sát và báo cáo trường hợp nhiễm khuẩn từ các khoa lâm sàng và khoa Vi sinh/xét nghiệm

4

Thiết lập và duy trì hệ thống giám sát và báo cáo dịch theo quy định

6

Phối hợp với khoa Vi sinh (Xét nghiệm) giám sát, báo cáo các trường hợp vi khuẩn kháng thuốc

2

Phối hợp với khoa Dược theo dõi và kiểm tra việc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý

5 Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, nhân viên, người bệnh,

người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

5 Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học

và tham gia chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn

4 Quản lý hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là,

cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị

6

Phối hợp các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, các khoa/tổ - đội chống nhiễm khuẩn của 6 bệnh viện đều xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ, hàng năm; xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn; quản lý hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn,... và phối hợp các khoa, phòng, thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát

nhiễm khuẩn. Khoảng 2/3 số bệnh viện làm đầy đủ các nội dung của giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Bảng 3.4. Phân bố bệnh viện theo các khoa liên quan đến xét nghiệm, thăm dò chức năng chẩn đoán cúm

Tên khoa Bệnh viện(n=6)

Khoa xét nghiệm 5

Khoa huyết học 4

Khoa sinh hoá 4

Khoa vi sinh 3

Khoa giải phẫu bệnh/tế bào 3

Khoa thăm dò chức năng 1

Khoa chẩn đoán hình ảnh 5

Về các khoa, phòng liên quan đến xét nghiệm, thăm dò chức năng và chẩn đoán cúm trong bảng 3.3, hầu hết các bệnh viện có khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh (5/6BV) và khoa huyết học, khoa sinh hóa (4/6BV), nhưng chỉ 3/6 bệnh viện có khoa vi sinh, khoa giải phẫu bệnh, tế bào và 1/6 bệnh viện có khoa thăm dò chức năng.

Bảng 3.5. Phân bố bệnh viện theo nội dung thực hiện được các xét nghiệm liên quan đến cúm A

Tên xét nghiệm (XN) Bệnh viện

(n=6)

XN PCR 0

XN Realtime PCR 0

XN nuôi cấy vi khuẩn 2

XN đo nồng độ khí máu động mạch tại khoa XN 1 Xét nghiệm đo khí máu động mạch tại giường 1 Chụp X-quang tại giường 4 Siêu âm tổng quát tại giường 4

Theo kết quả bảng 3.5, tất cả các bệnh viện nghiên cứu không làm được 2 loại xét nghiệm là PCR và Realtime PCR, chỉ có 2/6 bệnh viện nuôi cấy được vi khuẩn và 1/6 bệnh viện làm được xét nghiệm đo nồng độ khí trong máu động mạch tại khoa xét nghiệm và xét nghiệm đo khí máu động mạch tại giường. Tuy nhiên, có 4/6 bệnh viện làm được xét nghiệm chụp X-quang và siêu âm tổng quát tại giường.

Lãnh đạo khoa xét nghiệm và chẩn đoán vi sinh, bệnh viện đa khoa Vân Đồn cho biết “mặc dù bệnh viện đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị, nhưng chúng tôi vẫn còn rất thiếu các trang thiết bị cơ bản để làm một số xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán cúm A”.

Bảng 3.6. Phân bố số lượng trang thiết bị chuyên dụng điều trị cúm A

Thiết bị chuyên dụng TTB/6 BVSố lượng TTB trungbình/1 BV

Máy thở 14/6 2,3

Hệ thống ô xy trung tâm đến các khoa phòng 3/6 0,5

Máy tạo ô xy 20/6 3,3

Bình ô xy 26/6 4,3

Monitor theo dõi 31/6 5,1

Máy đo bão hoà ô xy 13/6 2,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bơm truyền dịch 38/6 6,3

Bơm tiêm điện 42/6 7,0

Máy chụp X quang lưu động. 5/6 0,83 Máy siêu âm xách tay 5/6 0,83 Máy siêu âm có xe đẩy 0/6 0

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, các bệnh viện có tương đối đủ về loại thiết bị chuyên dụng cho điều trị người bệnh cúm A như máy thở, máy tạo ôxy, monitor theo dõi, bơm truyền dịch, máy chụp X-quang lưu động, máy siêu âm sách tay..., tuy nhiên xét về số lượng từng loại thì còn hạn chế. Trung bình, mỗi bệnh viện huyện chỉ có 2,3 máy thở, 3,3 máy tạo ôxy, 5,1 monitor theo

dõi, 0,8 máy chụp X-quang lưu động và 0,8 máy siêu âm xách tay. Không bệnh viện nào có máy siêu âm có xe đẩy và chỉ có 2/3 bệnh viện có hệ thống oxy trung tâm đến các khoa, phòng.

Khi phỏng vấn hỏi về trang thiết bị của bệnh viện, lãnh đạo khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa khu vực Tiên Yên cho biết “Khoa chúng tôi hiện nay còn thiếu rất nhiều trang thiết bị cần thiết, đặc biệt là máy thở Monitor và máy thở CPAP. Do thiếu các trang thiết bị cần thiết như vậy nên khi gặp người bệnh nặng, mặc dù CBYT của chúng tôi có đủ khả năng xử lý nhưng chúng tôi vẫn phải chuyển người bệnh lên tuyến trên”.

Bảng 3.7. Phân bố bệnh viện theo các thiết bị bảo hộ phục vụ cho phòng lây nhiễm cúm A

Thiết bị bảo hộ Số lượng TB

trung bình

Bệnh viện (n=6)

Bộ trang phục bảo hộ cá nhân Số lượng 185 4

Còn sử dụng 182 4

Khẩu trang N95 Số lượng 275 5

Còn sử dụng 272 5

Găng tay Số lượng 1679 4

Còn sử dụng 1672 4

Kính bảo hộ Số lượng 145 4

Còn sử dụng 132 4

Áo choàng Số lượng 157 2

Còn sử dụng 152 2 Mũ Số lượng 351 2 Còn sử dụng 349 2 Bọc giầy Số lượng 295 3 Còn sử dụng 288 3 69

Theo kết quả bảng 3.7, các bệnh viện còn thiếu các thiết bị bảo hộ phục vụ phòng lây nhiễm cúm A. Hầu hết các bệnh viện có bộ trang phục bảo hộ cá nhân, găng tay, kính bảo hộ (4/6BV) và khẩu trang (5/6BV), nhưng ít bệnh viện có đủ áo choàng, mũ, ủng bảo hộ và bọc giầy. Số lượng chung của từng loại thiết bị bảo hộ đã có đầy đủ theo quy định và số lượng còn sử dụng được là gần bằng số lượng các thiết bị bảo hộ mà các bệnh viện hiện có.

Bảng 3.8. Các loại thuốc kháng vi rút và hóa chất khử khuẩn

Thuốc kháng vi rút và hóa chất khử khuẩn Bệnh viện (n=6)

Tamiflu 4

Các loại hóa chất khử khuẩn 6

Bảng 3.8 cho kết quả, tất cả 6 bệnh viện đều có đầy đủ các loại hóa chất khử khuẩn nhưng chỉ có 4/6 bệnh viện có thuốc Tamiflu điều trị cúm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 115)