- Các kết quả nghiên cứu được bảo đảm chỉ dùng vào mục đích nghiên
3.1.3. Kiến thức và thực hành của cán bộ y tế trong phòng, chống cúmA
Bảng 3.13. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm CBYT (n=152) Số lượng Tỷ lệ % Tuổi 20 – 29 80 52,6 30 – 39 28 18,4 ≥ 40 44 29,0 Giới tính Nam 29 19,1 Nữ 123 80,9 Trình độ chuyên môn BS CK I 6 3,9 Bác sĩ 17 11,2 Y sĩ 13 8,5 Điều dưỡng/ Y tá 89 58,6 Khác 27 17,8 Đơn vị công tác Truyền nhiễm 24 15,8 Nhi 7 4,6 Hồi sức cấp cứu 35 23,0 Khám bệnh 67 44,1 Xét nghiệm/chẩn đoán vi sinh 6 3,9
Chống nhiễm khuẩn 13 8,6 Kết quả bảng 3.13 cho thấy, nhóm CBYT tại bệnh viện tuyến huyện được lựa chọn vào điều tra chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 20-29 (52,6%) và từ 40 tuổi trở lên (29%), đồng thời tỷ lệ CBYT là nữ chiếm chủ yếu (80,9%). Về trình độ chuyên môn, hầu hết CBYT là điều dưỡng/y tá (58,6%), tiếp theo là bác sĩ (11,2%) và y sĩ (8,5%), thấp nhất là bác sĩ chuyên khoa I (3,9%). Hầu hết các CBYT đang công tác tại khoa Khám bệnh, Hồi sức cấp cứu và Truyền nhiễm, số còn lại công tác tại các khoa gồm Nhi, Xét nghiệm/chẩn đoán vi sinh và Chống nhiễm khuẩn.
Bảng 3.14. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về khái niệm bệnh cúm đại dịch ở người (cúm A/H5N1)
Khái niệm bệnh cúm đại dịch ở người
CBYT (n=152)
Số lượng Tỷ lệ %
Do H5N1 gây ra 139 91,5
Có triệu chứng nhẹ/nặng về đường hô hấp 108 71,1 Có tỷ lệ tử vong cao 88 57,9
Cảm thông thường 5 3,3
Bảng 3.14 cho thấy, hầu hết CBYT đều hiểu rằng, bệnh cúm đại dịch ở người là do H5N1 gây ra (91,5%), có 71,1% CBYT cho rằng cúm đại dịch có triệu chứng nhẹ/nặng về đường hô hấp và 57,9% CBYT cho rằng cúm đại dịch ở người có tỷ lệ tử vong cao. Chỉ 3,3% CBYT cho rằng cúm đại dịch là bệnh cảm cúm thông thường.
Bảng 3.15. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về đường lây truyền cúm A (cúm A/H5N1)
Đường lây truyền
CBYT (n=152)
Số lượng Tỷ lệ %
Tiếp xúc với người bệnh 141 92,8 Tiếp xúc với gia cầm 149 98,0 Tiếp xúc với chất thải 141 92,8 Ăn tiết canh gia cầm 143 94,1
Ở gần chuồng trại 133 87,5
Ăn thịt, trứng gia cầm 136 89,5 Vệ sinh môi trường kém 111 73,0 Vệ sinh cá nhân kém 130 85,5
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.15 cho thấy, phần lớn CBYT được điều tra đều biết về các đường lây truyền cúm A do tiếp xúc người bệnh, tiếp xúc gia cầm, tiếp xúc chất thải, ăn tiết canh gia cầm, ở gần chuồng trại, ăn thịt, trứng gia cầm và vệ sinh môi trường kém (khoảng 85,5% - 98%).
Biểu đồ 3.1. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về mức độ nguy hiểm của bệnh cúm A
Biểu đồ 3.1 cho biết về kiến thức của CBYT về mức độ nguy hiểm của bệnh cúm A. Tất cả CBYT đều nhận thức được sự nguy hiểm của cúm A, tuy nhiên có sự nhận thức khác nhau về mức độ nguy hiểm. Khoảng 2/3 số CBYT cho rằng, bệnh cúm A là rất nguy hiểm, số còn lại cho rằng nguy hiểm và chỉ có 0,7% CBYT cho rằng ít nguy hiểm.
Bảng 3.16. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về chẩn đoán cúm đại dịch
Tiêu chuẩn chẩn đoán CBYT
(n=152)
Số lượng Tỷ lệ %
Dựa vào những yếu tố dịch tễ 121 79,6 Dựa vào dấu hiệu nhiễm khuẩn 76 50,0 Dựa vào các triệu chứng về hô hấp 93 69,2 Dựa vào các triệu chứng về tuần hoàn 43 28,3 Dựa trên các dấu hiệu khác 61 40,1 Dựa vào các kết quả xét nghiệm 102 67,1
Rất khó chẩn đoán 4 2,6
Không biết 0 0
Bảng 3.16 cho thấy, khoảng 2/3 CBYT dựa vào ba yếu tố chính để chẩn đoán cúm đại dịch, 79,6% CBYT dựa vào các yếu tố dịch tễ, 69,2% CBYT dựa vào các triệu chứng về hô hấp và 67,1% CBYT dựa vào các kết quả xét nghiệm. Bên cạnh đó, 50% CBYT chẩn đoán dựa vào dấu hiệu nhiễm khuẩn, 40% CBYT dựa vào các dấu hiệu khác. Chỉ có 28,3% CBYT dựa vào các triệu chứng về tuần hoàn và 2,6% CBYT trả lời rằng chẩn đoán cúm đại dịch là rất khó.
Bảng 3.17. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán một ca cúm đại dịch Tiêu chí chẩn đoán CBYT (n=152) Số lượng Tỷ lệ %
Tiêu chuẩn chẩn đoán nghi ngờ
Sốt ≥ 38 độ C 104 68,4
Ho/đau họng/khó thở 109 71,7
Tiếp xúc 132 86,8
Cả ba tiêu chuẩn trên 101 66,5
Không biết 3 2,0
Tiêu chuẩn chẩn đoán có thể
Có tiêu chuẩn chẩn đoán nghi ngờ 67 44,1 Xét nghiệm ELISA (+) với cúm A 115 75,7 X- quang phổi phù hợp 107 70,4 Cả ba tiêu chuẩn trên 65 42,7
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định
Cấy bệnh phẩm (+) 110 72,4
PCR (+) 35 23,0
Cả hai tiêu chuẩn trên 22,7
Không biết 4 2,6
Theo kết quả bảng 3.17, tỷ lệ CBYT có nhận thức đầy đủ về cả 3 tiêu chí chẩn đoán một ca cúm đại dịch còn thấp, chỉ có 66,5% CBYT dựa vào đầy đủ 3 tiêu chí là sốt trên 38 độ C, có ho/đau họng/khó thở và có tiếp xúc trực tiếp nguồn lây để chẩn đoán nghi ngờ một ca cúm đại dịch; 42,7% CBYT dựa vào đầy đủ 3 tiêu chuẩn để chẩn đoán có thể một ca cúm đại dịch gồm có tiêu chuẩn chẩn đoán nghi ngờ, xét nghiệm ELISA dương tính với cúm A và X- quang phổi phù hợp; chỉ có 22,7% CBYT dựa vào đầy đủ hai tiêu chuẩn là cấy bệnh phẩm dương tính và PCR dương tính để chẩn đoán xác định. Trong khi đó, tỷ lệ CBYT dựa vào từng tiêu chí để chẩn đoán nghi ngờ, chẩn đoán
có thể và chẩn đoán xác định một ca cúm đại dịch có cao hơn nhưng chỉ chiếm khoảng từ 60-80%.
Bảng 3.18. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về việc làm đầu tiên khi xuất hiện người bệnh với biểu hiện bệnh hô hấp trong điều kiện địa phương có
dịch cúm ở gia cầm
Việc làm đầu tiên
CBYT (n=152) Số lượng Tỷ lệ % Cách ly 110 72,4 Phòng hộ cá nhân 34 22,4 Điều trị oseltamivir 4 2,6 Chụp X-quang 1 0,7
Lấy bệnh phẩm để gửi xét nghiệm xác định
cúm đại dịch 3 1,9
Phản ứng đầu tiên khi người bệnh có biểu hiện bệnh hô hấp tới khám trong điều kiện địa phương có dịch cúm ở gia cầm theo kết quả bảng 3.18 là ưu tiên cho việc cách ly và phòng hộ cá nhân (72,4% và 22,4%). Nhưng vẫn còn một số CBYT bệnh viện tuyến huyện cho rằng việc làm đầu tiên là điều trị oseltamivir (2,6%) hoặc chụp Xquang (0,7%) hoặc lấy bệnh phẩm để gửi xét nghiệm xác định cúm đại dịch (1,9%).
Bảng 3.19. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về các bước điều trị suy hô hấp cấp
Các bước điều trị suy hô hấp cấp
CBYT (n=152)
Số lượng Tỷ lệ %
Biết hướng dẫn điều trị cúm đại dịch của Bộ
Y tế 125 92,2
Đặt đầu cao 138 90,8
Cung cấp oxy 126 82,9
Thở CPAP 115 75,6
Thông khí nhân tạo 108 71,1
Khác 22 14,5
Kết quả bảng 3.19 cho thấy, kiến thức của CBYT về các bước điều trị suy hô hấp cấp là khá cao. Hầu hết CBYT đều biết hướng dẫn điều trị cúm của Bộ Y tế (92,2%), biết rằng cần phải đặt đầu cao 30 độ trong phòng thoáng khí (90,8%), biết cần phải cung cấp oxy cho tất cả người bệnh viêm phổi do vi rút có biểu hiện khó thở, giảm độ bảo hòa oxy máu (82,9%). Hơn 75% CBYT cho rằng, người bệnh cần thở CPAP khi tình trạng giảm oxy máu không được cải thiện bằng các biện pháp thở oxy và 71,1% cho rằng cần thông khí nhân tạo khi thở oxy hoặc thở CPAP không cải thiện tình trạng giảm oxy máu.
Bảng 3.20. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về sự cần thiết điều trị hỗ trợ suy hô hấp Điều trị hỗ trợ CBYT (n=152) Số lượng Tỷ lệ % Có 142 93,4 Không 1 0,7 Không biết 9 5,9
Bảng 3.20 đưa ra kết quả đánh giá kiến thức của CBYT về sự cần thiết hỗ trợ điều trị suy hô hấp. Phần lớn CBYT đều cho rằng, cần thiết phải điều trị hỗ trợ (93,4%), chỉ có 0,7% CBYT cho rằng không cần và vẫn còn 5,9% CBYT không biết về kiến thức này.
Bảng 3.21. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về điều trị hỗ trợ người bệnh cúm suy hô hấp
Điều trị hỗ trợ suy hô hấp
CBYT (n=152)
Số lượng Tỷ lệ %
Hạ sốt 140 92,1
Bảo đảm chế độ dinh dưỡng 127 83,5
Chăm sóc tốt 133 87,5
Truyền khối tiểu cầu khi cần 64 75,6 Bảng 3.21 cho thấy, tỷ lệ CBYT biết các kiến thức điều trị hỗ trợ người bệnh cúm suy hô hấp là khá cao, có tới 92,1% CBYT biết rằng cần phải hạ sốt, 83,5% CBYT cho rằng cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng, 87,5% CBYT cho rằng cần chăm sóc tốt và 75,6% CBYT cho rằng cần truyền khối tiểu cầu khi có xuất huyết, tiểu cầu <80.000/mm3.
Bảng 3.22. Phân bố cán bộ y tế theo kiến thức về các tiêu chuẩn xuất viện
Các tiêu chuẩn xuất viện
CBYT (n=152)
Số lượng Tỷ lệ %
Hết sốt 1 tuần sau liệu trình oseltamivir 65 42,7
Thể trạng tốt 95 62,5
Xét nghiệm ổn định 114 75,0
Xét nghiệm cúm A H5N1 (-) 124 81,6
Tổ hợp các tiêu chuẩn
Dựa vào 1 tiêu chí 30 19,7
Dựa vào 2 tiêu chí 23 15,2
Dựa vào 3 tiêu chí 37 24,3
Dựa vào 4 tiêu chí 62 40,8
Tổng 152 100
Theo kết quả bảng 3.22, CBYT đều biết 4 tiêu chí để quyết định cho một người bệnh cúm đại dịch xuất viện gồm: hết sốt 1 tuần sau khi hết liệu trình điều trị oseltamivir; thể trạng người bệnh tốt; các xét nghiệm máu, X- quang tim, phổi ổn định và xét nghiệm vi rút cúm đại dịch âm tính. Khoảng từ 40-80% CBYT biết về các tiêu chí xuất viện, nhưng khi dựa vào các tiêu chí để cho xuất viện, có khoảng 20% CBYT dựa vào 1 tiêu chí cho người bệnh xuất viện, khoảng 15% CBYT dựa vào 2 tiêu chí, 24,3% CBYT dựa vào 3 tiêu chí và có tới 40,8% CBYT dựa vào 4 tiêu chí.
Bảng 3.23. Phân bố cán bộ y tế theo thực hành về phương pháp báo cáo cúm đại dịch
Phương pháp báo cáo
CBYT (n=137)
Số lượng Tỷ lệ %
Báo cáo ngay cho cấp quản lý của đơn vị mình 121 88,3 Báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên trong hệ 7 5,1
Phương pháp báo cáo
CBYT (n=137)
Số lượng Tỷ lệ %
thống quản lý bệnh viện
Báo cáo cho cấp quản lý của mình khi có kết quả
khẳng định cúm đại dịch 9 6,6
Tổng 137 100
Kết quả bảng 3.23 cho thấy, hầu hết CBYT đều báo cáo ngay cho cấp quản lý mình khi được kiểm tra thực hành (88,3%), nhưng có khoảng từ 5-6% CBYT báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp khi có kết quả.
Bảng 3.24. Phân bố cán bộ y tế theo thực hành về biện pháp phòng lây nhiễm cúm cho cán bộ y tế
Biện pháp phòng lây nhiễm cúm cho nhân viên y tế
CBYT (n=152)
Số lượng Tỷ lệ %
Phương tiện phòng hộ 150 98,7
Chăm sóc CBYT 142 93,4
Xử lý chất thải lây nhiễm 150 98,7
Tắm, thay quần áo 137 90,1
Vận chuyển bệnh phẩm theo quy định 132 86,8 Bảng 3.24 đưa ra kết quả đánh giá thực hành về biện pháp phòng lây nhiễm cúm cho CBYT của CBYT. Nhìn chung, hầu hết CBYT đều thực hành đầy đủ các biện pháp phòng lây nhiễm cúm như sử dụng các phương tiện phòng hộ (98,7%), chăm sóc cho CBYT (93,4%), xử lý chất thải lây nhiễm (98,7%), tắm và thay quần áo (90,1%) và vận chuyển bệnh phẩm theo quy định (86,8%).
Bảng 3.25. Phân bố cán bộ y tế theo thực hành về biện pháp đối với vấn đề xử lý dụng cụ y tế, xử lý rác thải, trường hợp người bệnh tử vong
Biện pháp xử lý
CBYT (n=152)
Số lượng Tỷ lệ %
Khử khuẩn dụng cụ y tế 152 100
Tẩy rửa hàng ngày 150 98,7
Xử lý đồ vải 144 94,7
Xử lý môi trường và chất thải bệnh viện 147 96,7
Xử lý tử thi 141 92,7
Kết quả bảng 3.25 cho thấy, gần như 100% CBYT đều thực hành đầy đủ các biện pháp xử lý dụng cụ y tế, xử lý rác thải và trường hợp người bệnh tử vong gồm khử khuẩn dụng cụ y tế, tẩy rửa hàng ngày, xử lý đồ vải, xử lý môi trường, chất thải bệnh viện và xử lý tử thi.