Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 111)

2.2.5.1. Tổ chức thực hiện

a. Giai đoạn 1: Điều tra trước can thiệp

- Chuẩn bị các nội dung cần thiết trước cuộc điều tra:

+ Lên danh sách và lựa chọn các bệnh viện, các khoa, phòng và CBYT theo cỡ mẫu đã tính toán vào nghiên cứu điều tra.

+ Liên hệ, làm công văn gửi tới các đơn vị trong danh sách thông báo về kế hoạch điều tra và thời gian tiến hành, các yêu cầu phối hợp và hỗ trợ cuộc điều tra.

+ Xây dựng, điều tra thử và hoàn thiện bộ công cụ điều tra.

+ Lựa chọn và tập huấn cho đội ngũ điều tra viên về nội dung bộ công cụ, các kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng kiểm tra, đánh giá sự chính xác của thông tin nhằm hạn chế tối đa các sai số do thu thập thông tin.

- Tiến hành điều tra trước can thiệp: mỗi bệnh viện sẽ có 6 nghiên cứu viên tiến hành điều tra trong thời gian 1 ngày gồm :

+ 1 nghiên cứu viên sẽ tiến hành kiểm kê cơ sở vật chất trang thiết bị bệnh viện (phiếu 1).

+ 1 nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn lãnh đạo bệnh viện để thu thập thông tin về cơ sở vật chất và đào tạo năng lực phòng, chống cúm A trong bệnh viện (phiếu 2).

+ 03 nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn CBYT tham gia trực tiếp vào khám, điều trị và chăm sóc người bệnh nhiễm cúm A (phiếu 3).

+ 01 nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn sâu Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và lãnh đạo các khoa, phòng.

+ 02 nghiên cứu viên (đã tham gia điều tra ở trên) sẽ điều hành cuộc thảo luận nhóm cho CBYT.

- Sau khi thu thập xong số liệu, sẽ tập hợp và xử lý thô trước khi đưa vào nhập, xử lý và phân tích theo các phần mềm phù hợp.

b. Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp

- Bước 1: Chuẩn bị các nội dung trước can thiệp

+ Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức và thực hành phòng, chống cúm A cho CBYT tại 3 bệnh viện can thiệp: nội dung tập huấn, giảng viên, thời gian, địa điểm, kinh phí...

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài của 3 bệnh viện can thiệp trong phòng, chống cúm A.

+ Xây dựng tài liệu tập huấn, tài liệu hội thảo, chuẩn bị khung cơ chế phối hợp...

+ Lên danh sách các trang thiết bị cần trang bị, các mục cần đầu tư, nâng cấp của các khoa, phòng thuộc 3 bệnh viện được chọn vào can thiệp.

- Bước 2: Chọn địa điểm can thiệp (xem mục 2.2.2.2 b) - Bước 3: Triển khai can thiệp:

+ Tổ chức 03 lớp tập huấn cho CBYT về kiến thức và thực hành phòng, chống cúm A (01 lớp/1 ngày).

+ Tổ chức 02 hội thảo xây dựng cơ chế phối hợp:

Hội thảo thứ nhất: thành phần tham dự là cán bộ lãnh đạo và nhân viên các khoa, phòng liên quan đến khám, điều trị và chăm sóc người bệnh cúm A của 3 bệnh viện can thiệp.

Hội thảo thứ hai: thành phần tham dự là lãnh đạo của 03 bệnh viện can thiệp, lãnh đạo các cơ sở y tế cùng tuyến, tuyến trên và tuyến dưới.

+ Mua các trang thiết bị và sửa chữa, nâng cấp cho 6 khoa, phòng thuộc 3 bệnh viện can thiệp.

- Bước 4: Đánh giá sau can thiệp

+ Các bước chuẩn bị và điều tra các chỉ số về cơ sở vật chất bệnh viện, kiến thức, thực hành của CBYT, thu thập các văn bản chính sách làm tương tự như trong điều tra trước can thiệp.

+ Thu thập các số liệu trước và sau can thiệp để chuẩn bị phân tích, so sánh và đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp.

2.2.5.2. Lực lượng tham gia nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ của Đề tài cấp ngành "Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh” do Sở Y tế Quảng Ninh chủ trì với sự tham gia của một số đơn vị y tế trong tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người thực hiện nghiên cứu:

+ Nghiên cứu sinh là nghiên cứu viên chính.

+ Các cán bộ của sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng và bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường kiểm soát lây nhiễm cúm A ở các bệnh viện huyện của tỉnh Quảng Ninh (Trang 111)