THẤU KÍNH PHÂN KỲ

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 9 cả năm 2014 - 2015 (Trang 100)

II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:

THẤU KÍNH PHÂN KỲ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được hình dạng và đặc điểm của thấu kính phân kì.

- Biết được các khái niệm về trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

2. Kĩ năng:

- Làm được thí nghiệm kiểm chứng.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế - Nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: - Thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ, chùm sáng, giá thí nghiệm. 2. HS: - Giấy A4, bút chì, thước kẻ . . .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:1. Ổn định: (1’) 1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra: (4’)

Câu hỏi: nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ khi vật đặt xa thấu kính? Đáp án: khi đặt vật ở xa thấu kính (d > f) thì cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Nếu vật ở rắt xa thấu kính thì ảnh của vật hội tụ tại tiêu điểm F của thấu kính.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Hoạt động 1: (15 phút)

HS: làm TN và thảo luận với câu C1+C2 Đại diện các nhóm trình bày

Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1+C2

GV: làm thí nghiệm cho HS quan sát HS: quan sát và lấy kết quả trả lời C3

GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này.

I. Đặc điểm của thấu kính phân kì: 1. Quan sát và tìm cách nhận biết: C1: để nhận biết thấu kính hội tụ ta dùng 1 trong các cách sau:

- So sánh phần rìa và phần ở giữa.- Chiếu 1 chùm sáng song song vào thấu kính và nhìn chùm tia ló.

- Soi thấu kính lên một dòng chữ. C2: phần rìa của thấu kính phân kì dày hơn phần ở giữa.

2. Thí nghiệm:

C3: chùm tia ló phân kì

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

HS: suy nghĩ và trả lời C4

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C4

GV: cung cấp thông tin về trục chính của thấu kính phân kì.

HS: đọc thông tin về quang tâm trong SGK HS: suy nghĩ và trả lời C5

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C5

HS: suy nghĩ và trả lời C6

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C6

GV: cung cấp thông tin về tiêu cự của thấu kính phân kì.

tiêu cự của thấu kính phân kì: 1. Trục chính:

C4: tia ở giữa sau khi qua thấu kính thì không bị đổi hướng.

2. Quang tâm:

SGK 3. Tiêu điểm:

C5: nếu kéo dài chùm tia ló thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm.

C6:

4. Tiêu cự:

OF = OF’ = f (f: tiêu cự)

Hoạt động 3: (10’) HS: suy nghĩ và trả lời C7

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C7

HS: suy nghĩ và trả lời C8

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C8

HS: suy nghĩ và trả lời C9

GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C9

III. Vận dụng: C7:

C8: so sánh phần rìa với phần ở giữa để nhận biết đó là thấu kính hội tụ hay phân kì.

C9: phần rìa dày hơn phần ở giữa. Chiếu chùm sáng song song qua thì cho chùm tia ló phân kì.

4. Củng cố: (4’)

- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau.

Tuần Ngày soạn

Tiết Ngày dạy

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 9 cả năm 2014 - 2015 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w