Tổ chức Đấu thầu mua thuốc

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công tác chuyên môn tại bệnh viên đa khoa tỉnh bình định (Trang 60)

Cơ sở pháp lý

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và Luật số 38/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội.

- Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

Đối tượng áp dụng

- Các cơ sở Y tế công lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định để mua thuốc, hóa chất, dịch truyền, vật tư tiêu hao phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh với tổng kinh phí trong năm từ 100 triệu đồng trở lên đối với cơ sở y tế công lập tuyến Tỉnh, từ 50 triệu đồng trở lên đối với cơ sở y tế công lập tuyến Quận, Huyện, Thị xã đều phải tổ chức đấu thầu.

- Đối với những trường hợp có tổng nguồn ngân sách mua thuốc trong năm dưới mức quy định trên thì Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức mua sắm cho phù hợp.

- Trường hợp trong năm có phát sinh nhu cầu mua bổ sung về số lượng một số mặt hàng thuốc nằm trong Danh mục kế hoạch đấu thầu thì đơn vị có thể áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp (chọn trực tiếp nhà thầu cung ứng thuốc) trên cơ sở kế hoạch đấu thầu đơn vị đã thực hiện trong năm

- Trường hợp phát sinh nhu cầu mua bổ sung những mặt hàng không nằm trong danh mục đấu thầu, với số lượng nhỏ, giá trị thấp dưới 10 triệu đồng thì thủ trưởng đơn vị cơ sở y tế công lập có thể lựa chọn hình thức mua sắm (chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu) và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Kế hoạch đấu thầu mua thuốc

 Căn cứ

Dự toán chi ngân sách Nhà nước năm kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao

Tình hình thực tế mua thuốc của năm trước

Dự kiến nhu cầu mua thuốc năm kế hoạch

Kế hoạch đấu thầu được lập tối thiểu 01 lần/ năm  Nội dung gói thầu:

 Tên gói thầu

 Kế hoạch, số lượng, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, dạng bào chế của từng mặt hàng thuốc đấu thầu theo tên generic

 Giá gói thầu

 Nguồn vốn

 Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng đối với từng gói thầu

- Sở Y tế sẽ thành lập tổ chuyên gia tư vấn về đấu thầu thuốc. Từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 12 và từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 6 hằng năm các đơn vị KCB sẽ nộp báo cáo kế hoạch mua thuốc và gửi đơn đặt hàng mua thuốc phục vụ nhu cầu KCB của đơn vị lên Sở Y tế.

- Khuyến khích đấu thầu theo tên gốc, hạn chế đấu thầu theo tên biệt dược. Thuốc được lập thành danh mục, ghi rõ tên thuốc (xếp theo thứ tự alphabet), nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, quy cách đóng gói, nước sản xuất, số lượng từng mặt hàng, giá mua và thành tiền.

- Trong cơ cấu mặt hàng thuốc đấu thầu, thuốc sản xuất trong nước chiếm từ 60% trên tổng số mặt hàng trở lên và từ 50% trở lên giá trị gói thầu.

 Điều này cho thấy việc chú trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược sản xuất trong nước có điều kiện cạnh tranh và phát triển với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Hạn dùng của thuốc tối thiểu còn 18 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 03 năm trở lên và tối thiểu còn 12 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 02 năm rưỡi trở xuống (hạn dùng tính từ thời điểm giao hàng). Ngoài ra còn phải đảm bảo tuân theo các quy định khác như quy chế nhãn thuốc, yêu cầu chất lượng (thuốc được Bộ Y tế cho phép lưu hành, bảo đảm theo TCCL đã đăng ký....)...

- Thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định

- Thời gian thẩm định không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ - Thời gian phê duyệt kết quả đấu thầu không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thẩm định.

- Chủ tịch UBND tỉnh hoặc người được ủy quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu trên cơ sở thẩm định của đơn vị giúp việc liên quan.

Phương thức đấu thầu

Gồm có phương thức đấu thầu trọn gói và đấu thầu mặt hàng (thông thường đấu thầu cả tỉnh thì đấu thầu mặt hàng, cho đơn vị thì trọn gói)

 Đấu thầu trọn gói: 1 đơn vị điều trị cung cấp một gói thầu. Khi trúng thầu là trúng tất cả mặt hàng có trong gói thầu đó. Với điều kiện, tổng giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá kế hoạch

 Đấu thầu mặt hàng: Các đơn vị tham gia đấu thầu từng mặt hàng thuốc riêng biệt.

Nhận xét ưu nhược điểm của từng phương thức đấu thầu:

- Nhược điểm: khó quản lý giá cả từng mặt hàng, thanh toán BHYT khó; giá cả không chính xác vì khi xem xét không xem xét chi tiết mặt hàng mà xem xét tổng giá trị; dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực vì trên thực tế khi đấu thầu trọn gói, có một số trường hợp những mặt hàng thuốc dùng nhiều thì lại dự trù ít và nâng giá cao hơn, trong khi những mặt hàng thuốc dùng ít thì lại dự trù nhiều và đẩy giá thấp xuống (vì có phần dự trù mua bổ sung sau này) nên mặc dù trúng thầu vì tổng giá gói thầu thấp hơn giá kế hoạch nhưng thực chất giá thuốc từng mặt hàng “không thực”; khó giải quyết khi đơn vị mua bổ sung

-

Đối với đấu thầu từng mặt hàng:

- Ưu điểm: Giá thuốc sát thực tế hơn, đảm bảo tính cạnh tranh cao, chọn được nhà thầu phù hợp, nhiều nhà thầu tham gia; Quản lý giá từng mặt hàng dễ hơn vì thống nhất một giá trên địa bàn tỉnh, bảo hiểm y tế, các cơ quan kiểm tra giám sát dễ, giúp giá cả ổn định

- Nhược điểm: Một số mặt hàng giá thấp, tổng giá trị gói thầu không lớn, trong khi đó phải cung cấp trên toàn tỉnh, sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó xảy ra trường hợp không có đơn vị tham gia đấu thầu và kết quả là cơ sở điều trị không có thuốc để dùng.số lượng thuốc ít(vd: thuốc đỏ) không có nhà thầu đấu thầu

Tổ chức đấu thầu:

- Khoảng thời gian tổ chức đấu thầu có thể là 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Nếu 3 tháng tổ chức đấu thầu một lần thì quá gần, việc xét duyệt và thẩm định thầu sẽ rất khó khăn. Nếu 1 năm tổ chức đấu thầu một lần thì rất dễ lâm vào tình trạng bị trượt giá. Vì vậy hiện nay Sở Y tế tổ chức đấu thầu 6 tháng một lần

- Kết quả đấu thầu do chủ tịch UBND tỉnh hoặc người được ủy quyền phê duyệt. Bên mời thầu chỉ được công bố kết quả đấu thầu sau khi đã được người có thẩm quyền phê duyệt

Nhận xét:

Một vấn đề trong công tác tổ chức đấu thầu thuốc đó là về xây dựng giá gói thầu. Đây là một bất cập giữa thực tế và văn bản hướng dẫn thực hiện. Theo quy định giá

gói thầu được xây dựng căn cứ vào giá kế hoạch năm trước. Giá kế hoạch được Bộ Y tế công bố trên mạng cách thời điểm hiện tại không quá một năm. Khi các bên

tham gia đấu thầu thì giá đưa ra không được cao hơn giá kế hoạch thì lúc đó mới được xét. Trong khi tình hình lạm phát gia tăng, hiện tượng trượt giá trong một số trường hợp như vậy gây khó khăn trong việc xét thầu, tạo nên hiện tượng “có tiền có thuốc nhưng không mua được thuốc”. Giải pháp được đưa ra là:

Tổ chức đấu thầu lại khi không có đơn vị nào trúng thầu. Trường hợp xét đấu thầu lại mà giá vẫn cao hơn giá kế hoạch thì có thể chọn nhà thầu đưa ra giá thấp nhất. Việc này do UBND tỉnh quyết định

Hoặc xây dựng trên giá thị trường trong trường hợp mặt hàng đó không có trong giá kế hoạch.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công tác chuyên môn tại bệnh viên đa khoa tỉnh bình định (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)