Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái (Trang 32)

Theo sơ đồ phân loại khoa học (tam giác khoa học) của B.M Kêđrốp thì quản lý‎ giáo dục thuộc ngành khoa học xã hội. Do mỗi phƣơng thức xã hội đều có một cách quản lý‎ khác nhau, cho nên khái niệm quản lý giáo dục đã ra đời và hình thành từ nhiều quan niệm khác nhau.

Ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa, do vận dụng lý‎ luận quản lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục (trƣờng học) nên quản lý giáo dục đƣợc coi nhƣ một loại quản lý “xí nghiệp đặc biệt”.

Ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa, do vận dụng quản lý xã hội vào quản lý giáo dục, nên quản lý giáo dục thƣờng đƣợc xếp trong lĩnh vực quản l‎ý văn

Chủ thể quản lý

Đối tƣợng bị quản lý

tiếng của ông: “Con ngƣời trong quản l‎ý xã hội”. Nhƣ vậy, quản l‎ý giáo dục đƣợc coi là bộ phận nằm trong lĩnh vực quản l‎ý văn hoá tinh thần.

Ở Việt Nam, quản lý‎ giáo dục cũng là một lĩnh vực đƣợc đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đƣa ra hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [18].

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phƣơng pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thƣờng của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lƣợng, cũng nhƣ về chất lƣợng” [41, tr.29].

Quản lý giáo dục là một ngành khoa học nó có những đặc trƣng riêng khác biệt với các quản lý kinh tế xã - hội khác. Để nắm đƣợc các mô hình quản lý giáo dục và vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng chúng ta cần biết các yếu tố nào đã cấu thành lý thuyết quản lý giáo dục. Các nhà lý luận cho rằng có ba thành tố sau:

- Khái niệm: Quản lý giáo dục là khoa học quản lý cũng nhƣ các khoa học quản lý khác đều có bốn chức năng cơ bản: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đƣợc thực hiện trên toàn bộ các hoạt động giáo dục.

- Quá trình hình thành “Quản lý giáo dục”: là quá trình đan xen kéo dài giữa một bên là bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, các chiến lƣợc quản lý và các hành vi chấp nhận đƣợc để đáp ứng bối cảnh đó với một bên là những dẫn giải về các luận cứ cho việc sử dụng những chiến lƣợc và hành vi quản lý tƣơng ứng. Nhƣ vậy, vai trò của lý thuyết quản lý giáo dục là: Làm sáng tỏ

những giá trị tiềm ẩn; dự báo những kết quả; tạo điều kiện cho những phân tích so sánh.

- Nội dung của quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục mang tính liên ngành.

+ Xã hội học là một thành tố trong sự phát triển của lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục nổi bật nhất ở lĩnh vực lý luận tổ chức.

+ Tâm lý học tổ chức cung cấp lý thuyết có tính thực hành về quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.

+ Lý thuyết quản lý kinh tế đƣợc áp dụng vào quản lý giáo dục để quản lý tài chính, lập kế hoạch ngân sách, tính toán chi phí và tính toán hiệu quả đào tạo, ...

+ Triết học đóng góp vào việc đánh giá các hoạt động quản lý giáo dục và làm tăng thêm nhận thức rõ ràng về giá trị và những vấn đề cấp bách về phƣơng diện đạo đức đang làm nền tảng cho những hành vi quản lý trong Nhà trƣờng.

+ Bên cạnh đó có những lĩnh vực quản lý chỉ thuộc các nhà quản lý giáo dục: quản lý chƣơng trình, quản lý dạy và học, ...

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)