5 Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề 10 2
3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường
về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trƣờng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, có hiệu quả phục vụ kịp thời các yêu cầu quản lý nhà trƣờng.
Động viên, khuyến khích, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác của các tập thể, cá nhân đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trƣờng.
3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trƣờng một cách chính xác, khoa học và điều chỉnh, đôn đốc kịp thời góp phần tạo nên sự thành công trong công tác quản lý của nhà trƣờng. Để làm tốt nhiệm vụ này, cần thực hiện theo quy trình sau:
Hình 3.3. Quy trình kiểm tra đánh giá
Bƣớc 1: Xác định chuẩn
Lãnh đạo nhà trƣờng phải tổ chức xây dựng hoặc xác định những chuẩn mà mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh cần đạt đƣợc khi ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Chuẩn này cần đƣợc xây dựng trên cơ sở thực tế của nhà trƣờng về cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin. Có thể đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin của các tập thể, cá nhân trong nhà trƣờng thông qua các tiêu chí:
Xác lập chuẩn Đo lƣờng thành tích So sánh thành tích với chuẩn Xử lý Phát huy thành tích Uốn nắn lệch lạc Có Không
- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý (ít, thỉnh thoảng, thƣờng xuyên). cán bộ quản lý phải có tổng hợp, báo cáo cụ thể việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của từng thành viên trong nhà trƣờng.
- Chất lƣợng hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Để xây dựng chuẩn đánh giá cho tiêu chí này, cần phải thƣờng xuyên xem xét, kiểm tra việc tổng hợp dữ liệu, yêu cầu các báo cáo thống kê hàng tuần, hàng ngày.
Bƣớc 2: Đo lƣờng thành tích
Số lƣợng giáo viên ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái là không nhiều nên việc kiểm tra mức độ đạt chuẩn của mỗi cán bộ, giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là không khó thực hiện đƣợc.
Bƣớc 3: Đánh giá các kết quả kiểm tra đƣợc
Lãnh đạo nhà trƣờng xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lƣờng ở bƣớc 2 so với hệ tiêu chuẩn đã xây dựng ở bƣớc 1. Để làm tốt bƣớc này đòi hỏi cán bộ quản lý phải có kỹ năng, kỹ thuật cao đồng thời nhạy bén để có khả năng xác định đúng đắn kết quả ứng dụng công nghệ thông tin. Từ kết quả đó, cán bộ quản lý phải đƣa ra đƣợc nhận xét cụ thể đối với từng các tập thể, cá nhân xem họ ứng dụng công nghệ thông tin đã phù hợp, chƣa phù hợp hay hoàn toàn không phù hợp với chuẩn.
Bƣớc 4: Ra quyết định điều chỉnh
Trên cơ sở đã xác định đƣợc kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, cán bộ quản lý đƣa ra những quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
- Phát huy thành tích: Nếu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của các tập thể, cá nhân là phù hợp với các tiêu chuẩn thì cần có sự động viên, khích lệ và có hình thức khen thƣởng kịp thời hoặc tổng kết thành các bài học, thành những tấm gƣơng điển hình để những các tập thể, cá nhân khác học tập và làm theo.
- Uốn nắn sửa chữa: Nếu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của các tập thể, cá nhân nào lệch lạc so với chuẩn quy định, trong điều kiện cho phép thì cán bộ quản lý cần tác động tới hành vi, thái độ của những các tập thể, cá nhân này để họ nỗ lực hơn nữa hoặc tự điều chỉnh lại hành vi, ý thức của chính mình để đạt đƣợc yêu cầu đề ra.
- Xử lý: Nếu thấy kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của tập thể, cá nhân nào không phù hợp so với chuẩn đánh giá thì cần phải đƣa ra các quyết định xử lý đối với các tập thể, cá nhân này một cách thấu tình, đạt lý.