Đặc điểm tình hình các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái (Trang 67 - 72)

5 Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề 10 2

2.3.3. Đặc điểm tình hình các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bá

cơ sở của tỉnh Yên Bái

Tỉnh Yên Bái có 8 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trong đó có 7 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở (Trƣờng phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của trƣờng phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ngày 28 tháng 3 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Quyết định số 389/QĐ-UBND về việc đổi tên các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo với nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú huyện Mù Cang Chải đổi tên thành Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Mù Cang Chải;

- Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú huyện Trạm Tấu đổi tên thành Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Trạm Tấu;

- Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú Văn Chấn, huyện Văn Chấn đổi tên thành Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn;

- Trƣờng Trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Trấn Yên đổi tên thành Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Trấn Yên;

- Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú huyện Văn Yên đổi tên thành Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Văn Yên;

- Trƣờng Phổ thông cơ sở dân tộc nội trú huyện Yên Bình đổi tên thành Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Yên Bình;

- Trƣờng Trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Lục Yên đổi tên thành Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Lục Yên;

- Trƣờng Trung học phổ thông dân tộc nội trú thành phố Yên Bái đổi tên thành Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông tỉnh Yên Bái.

Khái quát chung về 3 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở các huyện Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên,

Sau khoảng 30 năm phát triển và trƣởng thành, 3 trƣờng đều đã đào tạo đƣợc trên 1.500 học sinh dân tộc thiểu số, tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của các huyện. Hiện nay, cơ sở vật chất của các trƣờng đều đã cơ bản đáp ứng đƣợc so với nhu cầu đào tạo học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trƣờng đã có đủ phòng học, có sân vận động, nhà nội trú, các phòng học chuyên môn, phòng thí nghiệm, phòng máy tính... Tuy nhiên, thiết bị công nghệ thông tin, phòng học đa phƣơng tiện, phòng học chức năng còn thiếu, hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Phòng thƣ viện tuy đã có nhƣng diện tích còn chƣa đạt chuẩn. Số lƣợng đầu sách phục vụ cho việc nghiên cứu của giáo viên và việc học của học sinh còn hạn chế, chủ yếu là sách giáo khoa, sách giáo viên. Số sách tham khảo và sách nâng cao rất ít. Công tác tuyển sinh đầu vào của các trƣờng đều đƣợc chú trọng. Trong 2 năm gần đây các trƣờng đã tổ chức thi tuyển sinh đầu vào, mỗi năm tuyển sinh 1 lớp 6 khoảng 35 học sinh. Về chất lƣợng, hàng năm trung bình cả 3 trƣờng đều có từ 13%-17% học sinh đạt loại Giỏi, 26%-35% học sinh đạt loại Khá, không có học sinh yếu kém về học lực. Trong những năm qua, chất lƣợng giáo dục toàn diện của các trƣờng đã có những bƣớc phát triển. Từ năm học 2009-2010 đến nay, mỗi năm các trƣờng đều có từ 1-3 học sinh giỏi cấp tỉnh. Do triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lƣợng nên chất lƣợng đầu ra học sinh lớp 9 của các trƣờng luôn dẫn đầu trong huyện.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Văn Yên:

Hiện nay, nhà trƣờng có tổng số 20 phòng ở cho học sinh, mỗi phòng đều có công trình phụ riêng. 5 phòng học thông thƣờng, 1 phòng thƣ viện, 1 phòng thiết bị, 1 phòng học đa năng và 1 phòng học tin học với hệ thống phòng học kiên cố đƣợc trang bị các thiết bị hiện đại nhƣ máy chiếu, có tác dụng tích cực trong đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Đến nay, các thầy giáo, cô giáo đều đã sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học và sử dụng máy tính trong giảng dạy, tiếp tục thực hiện chủ đề năm học mới “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục”. Năm học 2011-2012, trƣờng tuyển sinh đƣợc 60 học sinh vào lớp 6.

Huyện Văn Yên có 26 xã và 1 thị trấn (trong đó có 8 xã vùng đặc biệt khó khăn). Dân số trung bình là 115.614 ngƣời. Trong đó nam 57.686 ngƣời, chiếm 49,9%; nữ 57.928 ngƣời, chiếm 50,1%. Dân số ở khu vực thành thị 10.166 ngƣời, chiếm 8,79%; dân số ở khu vực nông thôn là 105.448 ngƣời, chiếm 91,21%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,14%, mật độ dân số trung bình 83 ngƣời/km2. Toàn huyện có 12 dân tộc trong đó:

- Dân tộc Kinh: 65.117 ngƣời = 56,33% - Dân tộc Tày: 17.573 ngƣời = 15,2% - Dân tộc Dao: 26.487 ngƣời = 22,91% - Dân tộc H’ mông: 4.480 ngƣời = 3,87% - Các dân tộc khác: 1.957 ngƣời = 1,69%

Mật độ dân số phân bố không đều, có nơi tập trung rất đông dân cƣ nhƣ Thị trấn Mậu A bình quân khoảng 1.253 ngƣời/km2, ngƣợc lại một số xã vùng cao diện tích rộng nhƣng mật độ dân cƣ ít nhƣ xã Phong Dụ Thƣợng bình quân khoảng 23 ngƣời/ km2, xã Xuân Tầm 35 ngƣời/km2, xã Nà Hẩu 28 ngƣời/km2.

Các dân tộc Kinh, Tày, Mƣờng sống thành cộng đồng làng bản ở vùng thấp, có kinh nghiệm thâm canh lúa nƣớc, cây lƣơng thực, cây công nghiệp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu và sản xuất thủ công nghiệp, đời sống kinh tế văn hoá khá.

- Dân tộc Dao, H’mông và các dân tộc ít ngƣời khác cƣ trú trên các sƣờn núi và thung lũng, chủ yếu là trồng lúa nƣơng, ngô, sắn, quế; chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm. Trình độ canh tác còn thấp, kinh tế phát triển chậm.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Trấn Yên:

Trƣờng thành lập từ năm 1979, đào tạo con em đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn 21 xã, 1 thị trấn (trong đó có 7 xã vùng cao, 1 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã khu vực II có thôn bản đặc biệt khó khăn) của huyện Trấn Yên.

Trấn Yên là một huyện miền núi vùng thấp có diện tích tự nhiên là 62.859,54 ha, chiếm 9,13% diện tích của tỉnh Yên Bái. Điều kiện tự nhiên và địa hình Trấn Yên tƣơng đối thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên, phía Nam giáp huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái, phía Tây giáp với huyện Văn Chấn.

Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 13,5 km, cách thủ đô Hà Nội gần 200km. Có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá giữa các địa phƣơng trong và ngoài huyện. Huyện Trấn Yên có 6 dân tộc sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộc Tày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mƣờng chiếm 2,3%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,2%, dân tộc H’Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Lục Yên:

Trƣờng thành lập năm 1984, đào tạo con em đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn 23 xã, 1 thị trấn (trong đó có 7 xã vùng cao, 1 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã có thôn bản đặc biệt khó khăn) của huyện Lục Yên.

Lục Yên là huyện miền núi có tổng diện tích tự nhiên 80.870 ha nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Thế cách thành phố Yên Bái 93km, cách Hà Nội 270km, có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai.

Dân số toàn huyện hiện 105.104 ngƣời, mật độ dân số bình quân là 130 ngƣời/km2. Toàn huyện có 16 dân tộc cùng chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mƣờng, Thái, Cao Lan, Dáy, Ngái, Pa Cô, Pa Dí, Xá, Tu Dí, Lô Lô, H’Mông... Trong đó: dân tộc Tày chiếm 53,3%, dân tộc Kinh chiếm 21,1%, dân tộc Nùng chiếm 10,4%, dân tộc Dao chiếm 14,5%, còn lại là các dân tộc khác.

Năm học 2010-2011, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song thầy và trò Trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Lục Yên đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong công tác dạy và học. Năm học 2010- 2011, toàn trƣờng có trên 72% học sinh xếp loại học lực khá, giỏi; có 2 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện; 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá trở lên. Tỷ lệ chuyển lớp đạt 100%, tỷ lệ học sinh đƣợc công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trƣờng trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, Trung ƣơng và các trƣờng trung học phổ thông trong huyện năm học 2011-2012 đạt 100% (29/29 em), trong đó 18 học sinh thi đỗ vào trƣờng trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và Trung ƣơng đạt 62% đứng thứ 7/187 trƣờng trung học cơ sở trong toàn tỉnh.

Về đội ngũ, có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên. Tổng kết phong trào thi đua năm học 2010-2011, trƣờng có 3 tổ chuyên môn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, 5 giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 19 giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 1 giáo viên đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; Nhà trƣờng đƣợc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen về thành tích thực hiện phong trào thi đua xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực.

Trong năm ho ̣c 2011-2012, toàn trƣờng có 2 lớp 6, 1 lớp 7, 1 lớp 8 và 1 lớp 9. Trƣờng tuyển 60 học sinh lớp 6, đối tƣợng tuyển sinh là tất cả con em các dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, có học lực từ khá trở lên.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)