Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái
nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng, thuộc vùng Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Yên Bái có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và đƣợc kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hƣớng chạy Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhƣng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cƣ thƣa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dƣới 600m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, còn có khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ và hồ, đầm. Đầu thập niên 1960, Nga giúp thiết kế hồ Thác Bà là hồ nƣớc nhân tạo có diện tích mặt nƣớc gần 20.000 ha, với khoảng 1.300 đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 3-3,9 tỷ m³ nƣớc với mục đích ban đầu là chạy nhà máy thuỷ điện Thác Bà.