Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái (Trang 120)

5 Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề 10 2

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để phát huy đƣợc hiệu quả của một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái, lãnh đạo các trƣờng cần phải thấy đƣợc mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp, thấy đƣợc sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Lãnh đạo các trƣờng còn phải biết phối kết hợp các biện pháp một cách linh hoạt để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trƣờng trở nên thuận lợi và mang hiệu quả cao.

Trƣớc hết lãnh đạo nhà trƣờng cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì phải có nhận thức đúng. Vì vậy lãnh đạo nhà trƣờng cần phải tiến hành thực thi biện pháp 1 thƣờng xuyên, liên tục, kiên trì, bền bỉ.

Biện pháp 2 có vai trò xác định rõ đích đến của quá trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. Và đây biện pháp quan trọng trong việc định hƣớng, xác định chiến lƣợc cho việc phát triến ứng dụng công nghệ thông tin từ đó xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển và cũng là xác định cụ thể các hoạt động ở các biện pháp 3, 4, 5 và 6.

Cơ sở để mỗi việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thành công trƣớc hết phải có con ngƣời có trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu không có nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cơ bản thì chắc chắn sẽ không thể ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý. Từ điều này cho thấy biện pháp 3 là cơ sở, tiền đề quan trọng cho các biện pháp biện pháp còn lại.

Biện pháp 4: Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo cho hệ thống công nghệ thông tin hoạt động ổn định, cung ứng đƣợc các dịch vụ quản lý cho ngƣời sử dụng mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng và chính xác. Cơ sở hạ tầng thông tin là điều kiện đảm bảo về mặt kỹ thuật để công tác chỉ đạo triển khai việc sử dụng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đƣợc thuận lợi hơn.

Biện pháp 5: Tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trƣờng. Biện pháp này tác động vào tất cả các hoạt động, các quá trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhằm phát hiện những sai lệch để kịp thời có

biện pháp điều chỉnh thích hợp và ra quyết định bổ sung hợp lý. Kết quả của biện pháp này có thể là thông tin để điều chỉnh các nội dung, trình tự thực hiện của các biện pháp trƣớc còn lại.

Thực hiện biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trƣờng. Biện pháp này làm tăng cƣờng nguồn lực về mọi mặt cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc làm tăng hiệu quả, điều kiện để các biện pháp khác phát huy tác dụng.

Có thể nói, mỗi biện pháp trong số các biện pháp đề xuất đều có những ảnh hƣởng nhất định đối với các biện pháp còn lại. Do đó, nhà trƣờng cần phải có những nhận định vận dụng, phối hợp một cách linh hoạt, hài hoà, đồng bộ tất cả các biện pháp trên.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)