Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái (Trang 39 - 43)

Khái niệm “công nghệ thông tin” và “công nghệ thông tin và truyền thông” đƣợc rất nhiều tổ chức trên thế giới định nghĩa.

Theo Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD), Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology - ICT) là sự kết hợp của công nghiệp chế tạo và dịch vụ thu nhận, truyền, hiển thị số liệu và thông tin bằng phƣơng tiện điện tử.

Tại Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông là một thuật ngữ chỉ ngành nghiên cứu khoa học tập hợp các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số.

Theo báo điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lí thông tin. Theo quan niệm này công nghệ thông tin là hệ thống các phƣơng pháp khoa học công nghệ, phƣơng tiện, và công cụ, bao gồm chủ yếu các máy tính, mạng truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa… của con ngƣời”.

Theo luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH114 ngày 29 tháng 1 năm 2006: Công nghệ thông tin là tập hợp các phƣơng pháp khoa học công nghệ, và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lí, lƣu trữ và trao đổi thông tin số.[32, tr.30]

Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội ”. [20, tr.90]

Thông tin số là thông tin đƣợc tạo lập bằng phƣơng pháp dùng tín hiệu số. Số hóa là việc biến đổi các loại hình thông tin sang thông tin số.

Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác đƣợc sử dụng để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số.

Phần mềm là chƣơng trình máy tính đƣợc mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định.

Môi trƣờng mạng là môi trƣờng trong đó thông tin đƣợc cung cấp, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.

Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trƣờng mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.

Khoảng cách số là sự chênh lệch về điều kiện, khả năng sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin để truy nhập các nguồn thông tin.

Công nghệ thông tin và khoa học máy tính không ngừng phát triển trên toàn thế giới, cùng với sự phát triển này, nhu cầu về truyền thông tin số cũng phát triển song song và trở thành một nhu cầu không thể thiếu của xã hội văn minh. Khi hầu hết các lĩnh vực khoa học và xã hội đều chịu ảnh hƣởng của tin học và dần dần đƣợc tin học hóa thì việc liên kết giữa các công việc trong một lĩnh vực hay giữa các lĩnh vực với nhau trở nên cực kỳ quan trọng. Việc liên kết này thu hẹp khoảng cách không gian giữa con ngƣời với con ngƣời và với môi trƣờng xung quanh.

Máy tính là một công cụ giúp con ngƣời thực hiện tin học hóa công việc của mình thì mạng máy tính chính là việc nối kết các máy tính với nhau và cũng chỉ có mạng máy tính mới giúp tạo ra sự liên kết các công việc trong một lĩnh vực (khoa học, xã hội) hay giữa các lĩnh vực với nhau, từ đó các kỹ thuật mạng đƣợc hình thành và phát triển.

Mạng máy tính hay hệ thống mạng (Computer Network hay Network System), là một tập hợp các máy tính tự hoạt động đƣợc kết nối nhau thông qua các phƣơng tiện truyền dẫn để nhằm chia sẻ tài nguyên: máy in, tệp tin, dữ liệu....

Các thành phần của mạng bao gồm:

- Các thiết bị đầu cuối kết nối với nhau tạo thành mạng, các thiết bị này có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính nhƣ điện thoại di động, PDA, tivi,...

- Môi trƣờng truyền dẫn: là môi trƣờng kết nối các thiết bị đầu cuối trong mạng máy tính để trao đổi thông tin qua đó. Môi trƣờng truyền dẫn có thể là môi trƣờng hữu tuyến (dây cáp), hoặc môi trƣờng vô tuyến (đối với các mạng không dây).

- Giao thức truyền thông: là các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị đầu cuối trên mạng.

Tác dụng của mạng máy tính:

- Chia sẻ tài nguyên: Nhờ có mạng máy tính các tài nguyên có thể đƣợc chia sẻ để dùng chung, tài nguyên ở đây đƣợc hiểu là các thiết bị phần cứng nhƣ: máy in, thiết bị lƣu trữ, bộ vi xử lý; những phần mềm và dữ liệu dùng chung;

- Tạo ra một môi trƣờng truyền thông, rút ngắn khoảng cách địa lý, việc trao đổi thông tin giữa các máy tính trong mạng đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc thời gian, đảm bảo đƣợc an toàn dữ liệu.

Phân loại mạng máy tính: có nhiều loại mạng máy tính khác nhau, ngƣời ta sử dụng độ lớn của mạng để phân loại.

- Mạng nội bộ (Intranet), là mạng thuộc sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân sử dụng công nghệ Internet. Trong ngành giáo dục, mạng Intranet của Sở GD&ĐT là mạng liên kết các máy tính của các phòng ban cơ quan Sở với các máy tính ở các trƣờng THPT, các phòng giáo dục, các đơn vị trực thuộc… sử dụng công nghệ Internet.

- Mạng cục bộ (Local Area Network - LAN), kết nối những máy tính ở những khoảng cách ngắn, phạm vi hẹp. Mạng LAN thƣờng dùng phổ biến trong các trƣờng học, nội bộ các cơ quan. Mạng cục bộ có những đặc điểm:

+ Khoảng cách ngắn, phạm vi nhỏ; + Chuyển giao dữ liệu với tốc độ cao; + Công nghệ tƣơng đối rẻ tiền.

- Mạng diện rộng (Wide Area Network -WAN), kết nối nhiều máy tính ở những khoảng cách lớn hơn , phạm vi rộng hơn.

- Mạng Internet (International Network) là một liên mạng máy tính toàn cầu gồm nhiều mạng của nhiều tổ chức, nhiều quốc gia kết nối lại với nhau cùng sử dụng chung giao thức TCP/IP. Qua mạng Internet có thể khai thác đƣợc sức mạnh tổng hợp của các máy tính kết nối trên mạng cộng tác với nhau. Mạng Internet, một trong những thành tựu vĩ đại của CNTT&TT, có khả năng đóng vai trò của một phƣơng tiện hiệu quả và cực kỳ thuận lợi để đem tri thức và nội dung GD&ĐT đến cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái (Trang 39 - 43)