Phát triển kỹ năng sưu tầm TLTK

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 82)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Phát triển kỹ năng sưu tầm TLTK

Vì SGK chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất nên để củng cố, mở rộng kiến thức về một vấn đề lịch sử, kiến thức trong SGK là không đủ. HS cần sưu tầm thêm các nguồn TLTK khác. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự đa dạng của các đầu sách, các em rất nhiều sự lựa chọn để tham khảo. Song việc các nguồn tài liệu rất phong phú lại cũng chính là khó khăn cho HS. Bởi các em phải biết lựa chọn như thế nào cho hiệu quả, phù hợp với mục tiêu dạy học và đảm bảo tính tin cậy về nguồn gốc. Do đó, việc GV hướng dẫn HS cách sưu tầm TLTK là rất quan trọng.

Để làm được điều đó, GV thực hiện các công việc:

- Trước hết, GV phải định hướng mục đích việc sưu tầm TKTK: nghĩa là GV phải chỉ rõ sử tầm TLTK để làm gì?

- Hướng dẫn cho HS cách sưu tầm TLTK + Xác định nội dung cần sưu tầm

+ Nơi sưu tầm TLTK: đối với các loại sách thì lựa chọn các nhà xuất bản uy tín, nếu sưu tầm TLTK trên mạng phải truy cập những trang web đã được kiểm định.

Khi hướng dẫn HS sưu tầm TLTK, GV cần định hướng cho HS mục tiêu, nội dung, những cách thức để tìm được nguồn TLTK…

Đối với HS cần thực hiện những công việc sau:

- Bước 1: Xác định rõ mục đích sưu tầm tài liệu, nghĩa là các em phải trả lời được câu hỏi: sưu tầm TLTK làm gì?

- Bước 2: Xác định nội dung, chủ đề cần sưu tầm tài liệu (trả lời câu hỏi: sưu tầm TLTK về nội dung gì?)

- Bước 3: Khoanh vùng nguồn tài liệu để sưu tầm (sưu tầm TLTK ở đâu?). Ở bước này, HS cần biết được nguồn tài liệu mình sẽ sưu tầm. Các em có thể tiến hành tìm kiếm tài liệu trên mạng, các hiệu sách, thư viện…

- Bước 4: HS tiến hành tìm kiếm tài liệu. Sau đó, chọn lọc và sắp xếp nội dung cho phù hợp với người học và mục tiêu đề ra.

Ví dụ: Học bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”, GV yêu cầu HS sưu tầm TLTK về Điện Biên Phủ. GV sẽ hướng dẫn HS theo các bước sau:

- Nêu rõ cho HS chủ đề sưu tầm TLTK: Điện Biên Phủ - Hướng dẫn HS cách sưu tầm, địa chỉ các nguồn tài liệu

- Trong quá trình sưu tầm TLTK, GV có thể định hướng, hỗ trợ thêm cho HS

HS sẽ thực hiện như sau:

- Bước 1: Xác định chủ đề, nội dung TLTK cần sưu tầm: Điện Biên Phủ - Bước 2: Lựa chọn các nguồn tài liệu đáng tin cậy:

* Với tài liệu trên mạng:

Sau đó lựa chọn trang web:

http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/7/33/3140/chien-dich-dien-bien-phu- 1954-buoc-ngoat-cua-cuoc-khang-chien-chong-phap.html

Ta sẽ tìm được nội dung tài liệu:

+ Truy cập web site: http://dangcongsan.vn/cpv, nhập từ khoá “Điện Biên Phủ” và tìm kiếm.

HS có thể chọn bài viết:”Mấy vấn đề về sự chỉ đạo quân sự của Đảng về chiến dịch Điện Biên Phủ” “Điện Biên Phủ - thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới”

* Sách tham khảo: lựa chọn sách của các nhà xuất bản: Giáo dục, Nxb Sư phạm Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Nxb Sự thật… Viết về Điện Biên Phủ, những tác phẩm của Võ Nguyên Giáp chính là kho tư liệu quan trọng, quý giá.

- Bước 3: sau khi tìm kiếm được TLTK, HS sắp xếp TLTK thành các nội dung có liên quan với nhau: vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ, diễn biến, kết quả, ý nghĩa…

Có thể thấy, sưu tầm TLTK đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tự học của HS. Vì sưu tầm tài liệu là bước đầu tiên để HS có thể

tiến hành những thao tác tiếp theo: ghi chép, khai thác kiến thức cơ bản… Trong việc sưu tầm TLTK, các em cần đặc biệt chú ý đến nội dung và xuất xứ của tài liệu.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)