0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Cấu trúc, nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH QUA SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 54 -54 )

10. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Cấu trúc, nội dung cơ bản

Chương trình chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục Đào tạo quy định chương trình môn Lịch sử THPT gồm 3 lớp học: lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Mỗi lớp học, nội dung kiến thức đều có sử đan xen giữa LSTG và LSVN.

Chương trình Lịch sử lớp 10 gồm hai phần kiến thức cơ bản là: LSTG

từ nguyên thủy, cổ đại, cận đại, trung đại đến cận đại và LSVN từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX.

LSTG cổ đại chủ yếu trình bày về xã hội thời nguyên thủy với sự xuất hiện của loài người, bầy người nguyên thủy vã xã hội cổ đại với các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây.

LSTG trung đại giới thiệu về châu Á thời phong kiến với các quốc gia tiêu biểu như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và châu Âu với sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến, sự ra đời của các thành thị Tây Âu.

Phần LSTG cận đại: trình bày chủ yếu về các cuộc cách mạng tư sản với cách mạng Hà lan, Anh, Pháp, Mĩ; Các nước Âu – Mĩ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với sự phát triển từ tự phát lên tự giác của giai cấp công nhân.

Phần LSVN chủ yếu trình bày về Việt Nam qua các thời kỳ từ nguyên thủy đến thế kỷ XIX. Trong đó, mỗi thời kỳ được tìm hiểu về nhiều lĩnh vực

như: quá trình phát triển kinh tế, chống giặc ngoại xâm giữ nước, phong trào đấu tranh của nhân dân; quá trình xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc.

Chương trình lịch sử lớp 11 gồm 2 phần kiến thức cơ bản: LSTG cận

đại (tiếp theo), hiện đại (1917-1945) và LSVN (1858-1918)

LSTG cận đại tìm hiểu về Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918), Những thành tựu văn hoá thời cận đại và Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

LSTG hiện đại (1917-1945) chủ yếu trình bày về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921-1941) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945)

Phần LSVN (1858-1918) trình bày chủ yếu về vấn đề thực dân Pháp xâm lược nước ta và quá trình nhân dân ta kháng chiến chống Pháp, các phong trào yêu nước, cách mạng của dân tộc.

Lịch sử lớp 12 gồm hai phần chính là: LSTG hiện đại (từ 1945 đến

2000) và LSVN từ 1919 đến 2000.

Phần LSTG giới thiệu về sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai; những nét chính về tình hình Liên Xô, các nước Đông Âu, các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh, Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ 1945 – 2000; quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai; những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá.

Phần LSVN chủ yếu trình bày về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930, phong trào cách mạng 1930 – 1945 với đỉnh cao là cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời; cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ và công cuộc xây dựng đất nước từ 1975 đến năm 2000.

Như vậy, có thể thấy chương trình lịch sử THPT bao hàm khối lượng kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, được sắp xếp một

cách hệ thống, theo tuyến tính về mặt thời gian. Việc HS tiếp nhận đầy đủ và sâu sắc về các sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử là rất cần thiết. Phương pháp tốt nhất để thực hiện được mục tiêu ấy là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Mặt khác, với nội dung kiến thức phong phú trong khi thời lượng các tiết học trên lớp hạn chế, đòi hỏi HS phải tự học qua khai thác thêm các tài liệu tham khảo ngoài SGK.

Với phạm vi của một luận văn thạc sĩ và để đề tài đảm bảo tính chính xác, cụ thể, được kiểm nghiệm thực tế, chúng tôi đã lựa chọn phần lịch sử Việt Nam 1945-1954, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) để đi sâu tìm hiểu, đề xuất, áp dụng các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK.

2.2. Vị trí, vai trò, nội dung cơ bản của chƣơng trình LSVN 1945 - 1954

Lịch sử lớp 12 THPT, chương trình chuẩn gồm 2 phần: phần 1- LSTG hiện đại từ 1945 đến 2000 và phần 2 - LSVN từ 1919 đến 2000.

Phần 2: LSVN từ 1919 đến 2000 gồm 5 chương. LSVN giai đoạn 1945- 1954 là chương III: “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954”.

Nghiên cứu LSVN giai đoạn 1945-1954 lớp 12 THPT giúp học sinh nắm vững được những vấn đề chủ yếu của lịch sử dân tộc thời kì kháng chiến chống Pháp. Đây là giai đoạn lịch sử quan trọng, ghi nên những trang sử hào hùng trong dòng chảy chung dựng nước và giữ nước. LSVN từ 1945-1954 có vai trò làm “cầu nối” giữa kiến thức hoàn chỉnh, giúp học sinh có những tri thức cơ bản, sâu rộng hơn về LSVN từ cổ đại đến hiện đại, thể hiện sự phát triển thống nhất và riêng biệt của xã hội Việt Nam một cách hợp quy luật, theo con đường phát triển đi lên. Từ đó, các em sẽ có cái nhìn toàn cảnh, đúng đắn và khoa học về bức tranh LSVN đã và đang diễn ra. Mặt khác, đây còn là nội dung kiến thức không thể thiếu trong các kỳ thi tốt nghiệp, thi Đại học và thi học sinh giỏi. Do đó, giai đoạn lịch sử Việt Nam 1946-1954 là phần kiến thức hết sức quan trọng.

Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954 gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tình hình đất nước sau Cách mạng tháng Tám: “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn thể nhân dân ra sức củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, giải quyết các khó khăn trước mắt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

- Trước thái độ quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, ngày 19-12-1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đảng đã vạch ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

- Thực hiện đường lối cuộc kháng chiến, quân dân ta đã giành được những thành tích to lớn trên các lĩnh vực.

+ Trên mặt trận quân sự: quân dân ta càng đánh càng thắng, địch càng đánh càng thua: cuộc chiến đấu ở Hà Nội và đô thị khác ở phía Bắc vĩ tuyến 16; chiến dịch Việt Bắc 1947; chiến dịch Biên giới thu – đông 1950; cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (từ 13-3 đến 7-5-1954) đã giành được thắng lợi hoàn toàn..

+ Trên mặt trận kinh tế - tài chính, văn hóa - giáo dục: Thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến, kiến quốc”, nhân đân ta đã xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh về mọi mặt.

- Trên mặt trận chính trị - ngoại giao: cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân các nước XHCN.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân VN kết thúc thắng lợi với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (5-1954) buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 lập lại hòa bình ở Đông Dương. Một giai đoạn mới bắt đầu: xây dựng miền Bắc XHCN, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình lịch sử THPT, đặc biệt phần lịch sử Việt Nam 1945-1954 là cơ sở để

chúng tôi xác định, đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK.

2.3. Một số yêu cầu sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học Lịch sử

- Việc phát triển kỹ năng tự học phải giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản và đáp ứng mục tiêu dạy học.

Nội dung cơ bản là những kiến thức cần thiết cho sự hiểu biết của HS. Đó là những sự kiện, niên đại, khái niệm lịch sử… Bên cạnh SGK, TLTK được coi là nguồn kiến thức khá quan trọng. Với số lượng, chủng loại phong phú, tài liệu lịch sử cùng các kênh hình, kênh chữ trong SGK chuyển tải kiến thưc cơ bản đến cho HS. Khi GV khai thác, sử dụng nguồn tài liệu này đều phải nhằm mục đích góp phần làm nổi bật nội dung cơ bản của bài học.

Việc học tập lịch sử phải đạt được hiệu quả ở cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của HS THPT. Ngoài việc giúp các em nắm được kiến thức một cách vững chắc, có hệ thống còn góp phần phát triển tư duy cảu HS như phân tích, so sánh, tổng hợp…; các kỹ năng thực hành như: sưu tầm tài liệu, lập niên biểu, xây dựng sơ đồ… Ngoài ra, bộ môn lịch sử giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống đoàn kết, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lòng biết ơn tổ tiên, các anh hùng có công với đất nước… Việc phát triển cho HS kỹ năng tự học với TLTK cũng phải thực hiện 3 mục tiêu trên, góp phần phát triển toàn diện HS.

- Các biện phát triển kỹ năng tự học phải có tính vừa sức, phù hợp với nhận thức của HS

Đề cập đến tính vừa sức là phải nói tới sự phù hợp giữa giảng dạy với đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của HS. Dạy học lịch sử ở trường phổ thông đảm bảo tính vừa sức nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức khổng lồ với thời gian, năng lực và trình độ của người học. Những cải tiến về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá đều hướng đến

mục đích nâng cao nhận thức của GV. Tuy nhiên, mọi sự đổi mới, cải tiến đó đều phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức với HS.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn TLTK lịch sử. Song GV cần căn cứ vào đối tượng HS mà áp dụng những biện pháp sử dụng các tài liệu một cách thích hợp. Từ đó, tránh được tình trang quá tải, tăng hứng thú học tập đồng thời phát huy được tính tích cực, độc lập nhận thức của HS.

- Việc phát triển kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK cho HS phải góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Đổi mới phương pháp dạy học chính là việc thay đổi cách giảng dạy truyền thụ một chiều “GV làm trung tâm” sang cách dạy “lấy HS là trung tâm”, phát huy tính độc lập, tích cực của người học. GV đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho HS học. Nói cách khác, GV là người truyền được cảm hứng, say mê cho HS để các em tự chủ động tìm tòi, nghiên cứu. Nếu phát triển được cho các em kỹ năng tự học nghĩa là khơi dậy cho các em nội lực tiềm tàng, vốn có của người học. Trong giảng dạy nói chung, giảng dạy lịch sử nói riêng, việc phát triển kỹ năng tự học cho HS góp phần vào việc đổi mới phương phá dạy học

- Việc phát triển kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK cho HS bao gồm quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển một hệ thống các kỹ năng liên quan

Để phát triển một kỹ năng đòi hỏi người học phải nắm được kỹ năng đó. Muốn thành thạo kỹ năng, HS phải trải qua một quá trình: GV làm mẫu rồi đến HS quan sát, “làm thử” và tự mình thực hiện, rèn luyện các kỹ năng. Trên cơ sở đó, phát triển để kỹ năng đạt đến mức hoàn thiện. Tuy nhiên, trong học tập HS không chỉ rèn luyện, phát triển một, hai kỹ năng mà phải là một hệ thống các kỹ năng liên quan như: kỹ năng lập dàn ý; kỹ năng ghi chép, phát hiện kiến thức mới; kỹ năng lập sơ đồ, bảng biểu; kỹ năng làm các bài tập nhận thức… Các kỹ năng trên cố mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ nhau trong

việc nâng cao chất lượng học tập của HS. Do đó, trong quá trình phát triển kỹ năng tự học cho HS, GV phải chú ý đến tính hệ thống của các kỹ năng để vừa phát huy được hiệu quả của từng kỹ năng trọng tâm trong mỗi bài học cũng như kết hợp được vai trò của các kỹ năng hỗ trợ khác.

2.4. Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử (vận dụng trong dạy học Lịch sử liệu tham khảo trong dạy học lịch sử (vận dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954)

* Phát triển kỹ năng tự học với TLTK trên lớp

Để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức, GV phải hướng dẫn, rèn luyện và phát triển cho HS các biện pháp tự học. Quá trình tự học của HS bao gồm: tự học trên lớp, tự học ở nhà và tự học thông qua các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động tự học trên lớp với TLTK của HS bao gồm:

- Phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK

- So sánh, đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản - Dùng TLTK để trả lời câu hỏi

- Trình bày kiến thức thu được từ TLTK

Để phát triển cho HS kỹ năng sử dụng TLTK, GV có thể sử dụng các biện pháp sau:

2.4.1. Phát triển kỹ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK

Kiến thức cơ bản là những kiến thức tối ưu nhất, quan trọng nhất mà HS phải đạt được trong quá trình học tập. TLTK là nguồn tài liệu bổ trợ, làm sâu sắc hơn kiến cơ bản. Do đó, nắm được kiến thức cơ bản là yêu cầu đầu tiên khi làm việc với TLTK.

Thứ nhất, phát triển kỹ năng tìm ý chính, lập dàn ý

Tìm ý chính, lập dàn ý là kỹ năng hết sức quan trọng. Để phát triển cho HS kỹ năng tìm ý chính, GV có thể khéo léo tổ chức công việc cho HS như sau:

- Yêu cầu HS đọc hoặc gọi một HS đọc to cho cả lớp cùng nghe đoạn TLTK

- Đặt câu hỏi để HS tóm tắt kiến thức được nghe đồng thời đánh giá được ý thức, thái độ trong quá trình học tập của HS

- Nhận xét ý kiến của HS và hoàn thiện câu trả lời.

Về phía HS, để rèn luyện và phát triển kỹ năng tìm ý chính cần thực hiện các công việc:

- Đọc lướt toàn bộ nội dung cần tìm ý chính để xác định nội dung đó gồm những tiểu mục hay đoạn nào.

- Phân tích nội dung và gạch chân những từ quan trọng, từ khóa để tìm ý chính.

- Sắp xếp các ý chính đó theo mối quan hệ của chúng thành một chỉnh thể

Ví dụ: Khi đọc tài liệu tham khảo (phụ lục 6), phần tình hình Pháp 1953-1954 để tìm ý chính về sự khó khăn, sự sa lầy của Pháp, HS cần thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

- Đọc lướt phần tình hình Pháp 1953-1954 (phụ lục 6), từ đó xác định được nội dung chính của đoạn tài liệu gồm 2 nội dung cơ bản: lực lượng và chính trị

- Phân tích nội dung và gạch chân những từ ngữ quan trọng, cơ bản. Trong nội dung lực lượng quân Pháp có: sự suy yếu, bản chất của chiến tranh phi nghĩa. Trong nội dung chính trị có: sự phản đối của nhân dân, mâu thuẫn Pháp-Mĩ

- Sắp xếp nội dung đã phân tích:

* Tình hình khó khăn, sự sa lầy của Pháp ở Việt Nam: - Lực lượng: thiếu binh lực trầm trọng

+ Pháp suy yếu từ sau chiến tranh thế giới, không huy động được lực lượng

+ Bản chất chiến tranh phi nghĩa  nhân dân ta kiến quyết đấu tranh - Chính trị:

+ Sự phản đối của nhân dân Pháp và dư luận tiến bộ thế giới

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH QUA SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 54 -54 )

×