Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 104)

10. Cấu trúc của luận văn

2.5.5. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm sư phạm được thể hiện ở nhiều mặt, song chúng tôi xin lấy 3 tiêu chí thể hiện kết quả đó. Thứ nhất là, kết quả thăm dò sau thực nghiệm dựa trên đánh giá của GV quan sát giờ dạy. Thứ hai là, ý kiến phản hồi của HS về kỹ năng rèn luyện của học sinh trong giờ học. Thứ ba là, đánh giá của người dạy dựa trên kết quả bài kiểm tra kiến thức cuối giờ học và các kỹ năng đạt được theo tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi thu được kết quả như sau:

2.5.5.1. Đánh giá của GV quan sát giờ dạy

Tiết dạy thực nghiệm của chúng tôi có sự tham gia dự giờ của GV dạy Lịch sử ở trường THPT Hồng Thái, THPT Hùng Vương và TTGDTX Thuận Thành. Về cơ bản, ý kiến nhận xét của GV tập trung trên các phương diện: nội dung, phương pháp và kết quả.

Nhìn chung, bài thực nghiệm đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức. Ngoài ra, còn có những nội dung kiến thức mở rộng, nâng cao và bổ ích. Bài dạy sử dụng hiệu quả nguồn TLTK, sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học hiện đại; không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Qua đó, phát huy được tính tích cực chủ động của HS. HS được rèn luyện những kỹ năng quan trọng, chất lượng bài dạy được nâng cao rõ rệt.

2.5.5.2. Ý kiến phản hồi của HS

Ở lớp học đối chứng, với cách dạy thông thường, HS chỉ được rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá nhân vật, sự kiện dựa theo những nội dung kiến thức cho sẵn và sự gợi ý của GV. Những kỹ năng khác như: làm việc nhóm, thuyết trình, khai thác, thu thập tài liệu...hầu như không được quan tâm. Chính vì thế, HS quen với lối học thụ động, tiếp thu kiến thức một chiều, chỉ chú trọng vào kiến thức SGK và những câu hỏi GV đưa ra. Như vây, tư duy và óc sáng tạo của HS sẽ bị hạn chế. Ngược lại, tự học với TLTK giúp HS tự tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đánh giá, sắp xếp thông tin cho phù hợp với yêu cầu của GV, hoàn thành nhiệm vụ bài học. Trong quá trình làm việc với TLTK, HS sẽ rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, phản biện khoa học cũng như kỹ năng trình bày, sự tự tin khi thuyết trình trước đám đông, đánh giá các nhóm khác...Những kỹ năng giúp ích rất nhiều cho các em trong cuộc sống sau này. Để chứng minh điều đó, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra thu thập ý kiến HS ngay sau tiết dạy (Phụ lục 5). Kết quả điều tra được thể hiện thông qua bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.1. Bảng thống kê các kỹ năng HS đƣợc rèn luyện (tỉ lệ %)

CÁC TIÊU CHÍ Lớp ĐC

(146 HS)

Lớp TN (143 HS)

Các kỹ năng được rèn luyện Không Không

1. Kỹ năng truy cập, khai thác thông tin trên

Internet 39,7 60,3 76,2 23,8

2. Kỹ năng sưu tầm TLTK 41,8 58,2 88,8 11,2

3. Kỹ năng khắc sâu kiến thức cơ bản qua TLTK 29,4 70,6 60,9 39,1 4. Kỹ năng sử dụng TLTK để trả lời câu hỏi, làm

bài tập nhận thức 65,7 34,3 69,2 30,8

5. Kỹ năng đánh giá, nhận xét các bạn trình bày 23,3 76,7 73,4 26,4 6. Kỹ năng thuyết trình, trình bày kiến thức thu

được từ TLTK 18,5 81,5 84,6 15,4

Biểu đồ 2.1. So sánh các kỹ năng HS được rèn luyện sau giờ học (tỉ lệ %)

Như vậy, qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, thực tế áp dụng các biện pháp phát triển cho HS kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK, HS được rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng hơn hình thức dạy học truyền thống. Với

hình thức dạy học truyền thống, các kỹ năng truy cập, khai thác thông tin trên Internet, kỹ năng sưu tầm TLTK, kỹ năng khắc sâu cơ bản qua TLTK… HS không được chú trọng phát triển. Trong khi đó, với các biện pháp tự học qua TLTK, tỉ lệ HS được rèn luyện các kỹ năng trên là rất cao.

Như vậy, các biện pháp tự học với TLTK bên cạnh việc tăng cường khả năng ghi nhớ, lĩnh hội kiến thức còn rèn luyện rất nhiều kỹ năng quan trọng, bổ ích cho HS trong quá trình học tập bộ môn lịch sử ở trườngTHPT.

2.5.5.3. Đánh giá của người dạy

* Bài kiểm tra kiến thức

Để kiểm tra mức độ kiến thức thu được của HS qua giờ học, chúng tôi đã tiến hành bài kiểm tra, thu được 143 bài ở lớp TN và 146 bài ở lớp đối chứng

- Điểm giỏi (9-10) là các bài trả lời đúng, đủ ý

- Điểm khá (7-8) là các bài trả lời đúng nhưng chưa đủ ý

- Điểm trung bình (5-6) là các bài trả lời đúng một nửa yêu cầu.

- Điểm 4 trở xuống là những bài không đạt yêu cầu, không đạt được 50% ý đúng.

Cụ thể kết quả kiểm tra như sau:

Bảng 2.2. So sánh kết quả bài kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC

Trƣờng Lớp Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu kém

SL % SL % SL % SL % Hồng Thái ĐC 41 11 26,8 13 31,7 14 34,1 3 7,4 TN 39 14 35,9 16 41 8 20,5 1 2,6 Hùng Vương ĐC 55 11 20,1 16 29 18 32,7 10 18,2 TN 54 13 24 19 35,2 15 27,8 7 13 TTGDTX Thuận Thành ĐC 50 9 18 12 24 17 34 12 24 TN 50 12 24 16 32 14 28 8 16

Bảng 2.3. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm kiểm tra

Lớp Tổng số bài Khá giỏi Trung bình Yếu kém

SL % SL % SL %

Đối chứng 146 72 49,3 49 33,5 25 17,2

Thực nghiệm 143 90 62,9 37 25,9 16 11,2

Biểu đồ 2.2. So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp ĐC và TN

Qua bảng 2.2, 2.3 và biểu đồ 2.2 cho thấy:

Ở lớp đối chứng: tỉ lệ điểm yếu kém chiếm 17,2%, số lượng đạt điểm khá giỏi thấp: 49,3%

Trong khi đó lớp thực nghiệm, số lượng điểm yếu kém thấp: 11,2% và tỉ lệ điểm khá giỏi cao hơn nhiều: 62,9%

Như vậy, so với lớp đối chứng, tỉ lệ điểm khá giỏi cao hơn 13,6%, tỉ lệ điểm yếu kém thấp hơn 6%

Qua đó có thể khẳng định: kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

* Các kỹ năng đạt được

Trong giờ học, ở lớp thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng giáo án áp dụng nhiều biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS:

- Kỹ năng phát hiện kiến thức: (hoạt động 1 – tìm hiểu về kế hoạch Nava), GV cung cấp TLTK, yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi.

- Kỹ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với SGK và TLTK để lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài: (hoạt động 2-tìm hiểu chủ trương của ta trong 1953-1954), GV sử dụng phiếu học tập để HS nắm vững kiến thức cơ bản.

- Kỹ năng trình bày kiến thức thu được từ TLTK: (hoạt động 3-HS trình bày bài tập nhóm về âm mưu của Pháp Mĩ trong việc xây dựng Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến chiến lược)

- Ngoài ra, giáo án còn sử dụng nhiều tài liệu tham khảo: các anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện; sự kiện bắt sống Đờ-cát; vị trí của Điện Biên Phủ…

Với các TLTK và các biện pháp được áp dụng trong giờ học, HS đã được tiếp cận, lĩnh hội nguồn kiến thức phong phú. Từ đó, kiến thức được khắc sâu. Bên cạnh đó, các kỹ năng của HS cũng được rèn luyện, phát triển. Các em biết cách sưu tầm, ghi chép, sử dụng TLTK để trả lời câu hỏi một cách hiệu quả. Đặc biệt, kỹ năng trình bày, nhận xét đánh giá của các em được cải thiện, nâng cao rõ rệt.

Đối với bài kiểm tra, để làm tốt, HS cần phải có kỹ năng làm việc tốt với TLTK. Đặc biệt với câu hỏi tự luận: “Tại sao Pháp -Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?, HS phải biết sưu tầm, chọn lọc TLTK. Trên cơ sở đó, chỉ ra được kiến thức cơ bản, kiến thức mới, đồng thời kỹ năng trình bày bài viết cũng cần được chú trọng.

Ở lớp thực nghiệm, phần lớn HS nêu được đủ ý, trình bày khá mạch lạc. Các em còn đưa thêm được nhiều nội dung kiến thức minh họa về Điện Biên Phủ. Do đó, bài viết sinh động, chặt chẽ và thuyết phục hơn. Con số này

ở lớp đối chứng là không nhiều. Các em mới chỉ nêu khá đủ ý, chủ yếu là kiến thức trong SGK mà không có sự mở rộng, đào sâu kiến thức.

Tóm lại có thể nói, kết quả thực nghiệm đã khẳng định bước đầu hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK.

Quá trình thực nghiệm khẳng định các biện pháp phát triển kỹ năng tự học của HS qua sử dụng TLTK không những giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn mở rộng vốn hiểu biết cho HS; đồng thời phát triển khả năng tư duy, thực hành của HS. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn nói riêng, chất lượng học tập nói chung.

Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Đây chính

ệc hướng dẫn cho HS trong học tập môn Lịch sử.

* * * * *

Để phát triển cho HS kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK, GV phải hướng dẫn rèn luyện, phát triển cho các em các kỹ năng tự học trên lớp (kỹ năng phát hiện kiến thức cơ bản, kỹ năng so sánh TLTK với SGK để củng cố kiến thức cơ bản, kỹ năng dùng TLTK để trả lời câu hỏi, kỹ năng trình bày kiến thức thu được từ TLTK) kỹ năng tự học ở nhà (sưu tầm, ghi chép tài liệu, kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng phát hiện kiến thức mới, kỹ năng biết thắc mắc đặt câu hỏi) và kỹ năng sử dụng TLTK trong các hoạt động ngoại khóa.

Để HS có kỹ năng tự học với TLTK không thể làm được ngay trong một tiết học, một chương mà cần phải được rèn luyện lâu dài, theo cả một quá trình. Các kỹ năng này có nội dung và biện pháp rèn luyện khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, tạo thành khả năng tự học cho HS.

Do đó, trong quá trình giảng dạy, GV phải chú ý phát triển cho HS các kỹ năng cơ bản để nâng cao chất lượng học tập.

Ngoài việc hướng dẫn của GV, để phát triển các kỹ năng đó, đòi hỏi sự nỗ lực của cá nhân mỗi HS. Khi các kỹ năng đã được rèn luyện, phát triển, HS không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn làm phong phú hơn vốn hiểu biết của mình. Đồng thời phát huy được tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong học tập.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK, chúng tôi đưa ra một số kết luận khoa học như sau:

Nhằm đáp ứng như cầu xã hội, đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, cần sự đổi mới mạnh mẽ của giáo dục, đặc biệt là phát huy được khả năng tự học các môn ở trường phổ thông, trong đó có môn lịch sử.

Bộ môn Lịch sử có những đặc trưng riêng biệt bởi dạy học lịch sử là dạy những điều đã qua, không lặp lại. HS không thể trực tiếp trực quan sinh động các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra. Vì vậy, sử dụng TLTK là rất cần thiết. Phát triển kỹ năng tự học với TLTK giúp HS nắm vững, đào sâu kiến thức; hình thành những phẩm chất cần thiết: sự sáng tạo, tự tin, độc lập, ý thức vươn lên; phát huy năng lực nhận thức và năng lực thực hành cho HS.

Thực tế cho thấy, nhiều GV chưa chú trọng và chưa có các biện pháp hợp lý để phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK. Các em chưa biết làm việc với TLTK một cách chủ động, còn gặp nhiều khó khăn: sưu tầm, ghi chép tài liệu, kỹ năng phát hiện kiến thức, phân tích tổng hợp cũng còn nhiều hạn chế.

Để phát triển kỹ năng tự học lịch sử qua sử dụng TLTK, GV có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Ở trên lớp, GV hướng dẫn HS cách phát hiện kiến thức từ TLTK; đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức; cách ghi chép, trình bày kiến thức thu được từ TLTK. Bên cạnh đó, GV cần hướng dẫn HS cách sưu tầm, chọn lọc tài liệu; tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua TLTK; đọc TLTK để chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa… Các biện pháp trên chỉ phát huy hiệu quả khi GV có sự hướng dẫn phù hợp, linh hoạt. bản

thân HS cũng cần tích cực tham gia các hoạt động tự học. Có như vậy, các kỹ năng trên mới được hình thành và phát triển thuần thục.

Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra 1 số kiến nghị như sau: - Đối với nội dung chương trình, SGK: cần thiết bổ sung thêm nguồn TLTK phù hợp. Bên cạnh đó, cần có tài liệu nói về TLTK và hướng dẫn về cách sử dụng TLTK.

- Đối với sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường: phụ huynh cần hỗ trợ, tạo điều kiện đồng thời động viên khuyến khích HS tự giác rèn luyện kỹ năng tự học nói chung và phát triển sử nghiệp giáo dục – đào tạo nói riêng. Phía nhà trường cần có những khóa đào tạo, bồi dưỡng GV thường xuyên về chuyên môn, các chuyên đề về biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho HS THPT.

- Đối với GV: cần tăng cường trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, GV cần nhận thức được tầm quan trọng của tự học, của TLTK trong dạy học lịch sử. Từ đó, GV phải thực sự đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, chọn lọc những TLTK quý, khoa học. Những bài tập, nhiệm vụ giao về nhà cho HS phải gây được hứng thú cho các em, vừa đảm bảo trình độ chung của cả lớp, vừa phải chú ý đến những HS yếu kém và HS giỏi. Ngoài ra, GV cần có sự đánh giá, động viên HS kịp thời nhằm khơi dậy hứng thú, lòng say mê học hỏi, tìm tòi cho các em.

- Đối với HS: HS phải có thái độ học tập nghiêm túc, nhận thức được vai trò của việc phát triển kỹ năng tự học với TLTK trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Việc phát triển kỹ năng cần được thực hiện tự giác, thường xuyên, kiên trì ở trên lớp, ở nhà và trong các hoạt động ngoại khóa, bởi đây là kỹ năng cần thiết, không thể thiếu trong quá trình học tập của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực củ HS trong quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2000), Hồ Chí Minh với vẫn đề tự học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (5), tr 3-4

4. Nguyễn Thị Bình (2008), Phát biểu tại hội thảo “Nghiên cứu, phát triển tự học, tự đào tạo” ngày 6-1-1998, Hà Nội

5. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), Tạo hứng thú tự học bộ môn Lịch sử cho HS, tạp chí Giáo dục số 258

6. Nguyễn Duy Cần – Thu Giang (1999), Tôi tự học, Nxb Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Trần Hồng Cẩm, Nguyễn Cảnh Toàn, Bùi Tƣờng, Lê Hải Yến (2000), Phương pháp luận và phương pháp tự học, Dự án Việt – Bỉ - “Hỗ trợ học từ xa”, Bộ GD & ĐT.

8. Nguyễn Thị Côi (1995), Rèn luyện kỹ năng – nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Côi (1996), Một vài suy nghĩ lấy HS làm trung tâm trong dạy học lịch sử, Tạp chí Giáo dục (6)

10. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội,116-117

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)