Cơ sở xuất phát của vấn đề phát triển kỹ năng tự học của học sinh qua sử

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 28 - 33)

10. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.Cơ sở xuất phát của vấn đề phát triển kỹ năng tự học của học sinh qua sử

qua sử dụng tài liệu tham khảo

1.1.2.1. Mục tiêu giáo dục và đào tạo

Môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào việc giáo dục và đào tạo con người toàn diện. Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải đạt được mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ.

* Về kiến thức: cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, hệ thống, toàn diện về tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử nhân loại và dân tộc. Kiến thức cơ bản gồm sự kiện lịch sử, nhân vật tiêu biểu, thời gian, không gian, các khái niệm, thuật ngữ, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của HS.

* Về kỹ năng: Tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập lịch sử được rèn luyện ở tiểu học, THCS như: có quan điểm lịch sử khi xem xét sự kiện và nhân vật, làm việc với SGK và các nguồn sử liệu, biết phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát…, có năng lực tự học, phát hiện, đề xuất giải quyết vấn đề…

* Về thái độ: Bộ môn lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng đạo

toàn diện: giáo dục lòng yêu quê hương đất nước; bồi dưỡng tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc; có ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sang thực hiện nghĩa vụ quốc tế; bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng…

Tóm lại, mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục thái độ, tình cảm đúng với các sự kiện, nhân vật lịch sử, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH.

Để đạt được mục tiêu trên, cần phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Việc hướng dẫn HS tự học qua sử dụng TLTK sẽ phát huy tính tích cực của HS, góp phần thực hiện tốt mục tiêu môn học đề ra.

1.1.2.2. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử

Lịch sử mang tính quá khứ: Tất cả những hiện tượng và sự kiện lịch sử

được chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã xảy ra, mang tính quá khứ. Chúng ta không thể trực tiếp quan sát được lịch sử mà chỉ nhận thức được chúng thông quan tài liệu được lưu lại. Vì vậy, dạy học lịch sử có những khó khăn nhất định. HS không thể quan sát sự kiện lịch sử , chỉ có thể tri giác các tài liệu sự kiện.

Lịch sử mang tính không lặp lại: Tri thức lịch sử nhìn chung mang tính

không lặp lại về cả thời gian và không gian. Mỗi hiện tượng, sự kiện thường chỉ xảy ra vào một thời gian và không gian nhất định, chỉ xảy ra một làn duy nhất. Vì thế khi trình bày, nghiên cứu một sự kiện lịch sử phải xem xét tính cụ thể cả về thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện. Qua đó nhận thấy các sự kiện lịch sử là riêng biệt nhưng có mối quan hệ kế thừa.

Lịch sử có tính cụ thể: Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử

cụ thể của cá nước, các dân tộc khác nhau và quy luật của nó. Lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc đều có diện mạo riêng. Mỗi sự kiện lại diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian. Chính đặc điểm này đòi hỏi việc

trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể bao nhiêu càng sinh động bấy nhiêu.

Lịch sử mang tính hệ thống (tính logic lịch sử): Sự vận động của lịch sử

từ quá khứ tới hiện tại, từ hiện tại tới tương lai luôn là quá trình phát triển hợp quy luật. Do vậy, khi dạy học lịch sử người GV phải chú ý đến mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, các vấn đề lịch sử để cung cấp cho HS những tri thức lịch sử mang tính hệ thống và hoàn chỉnh.

Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”: Phần “sử” là kiến thức về lịch

sử đã xảy ra trong xã hội loài người: sự kiện, nhân vật, địa điểm, diễn biến… Phần “luận” là giải thích, đánh giá sự kiện. Do đó, trong quá trình học tập, GV cần rèn luyện cho HS biết nhận thức lịch sử trong tính hệ thống, logic. Đồng thời, tự học cách trình bày sự kiện lịch sử kết hợp với đánh giá, bình luận.

Từ những đặc trưng trên chúng ta nhận thấy rằng để HS biết được hiện thực lịch sử thì nhất thiết các em phải có biểu tượng chân thực, cụ thể, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Để làm được điều đó, ngoài SGK cần phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau nhằm khôi phục lại lịch sử một cách sinh động, chính xác, sâu sắc.

Bên cạnh đó, dạy học lịch sử ở trường phổ thông còn phải cung cấp cho HS những tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. HS khi học lịch sử cần phải lĩnh hội, mở rộng kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy nên, để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, người học cần phải bổ sung những kiến thức ở các lĩnh vực khoa học xã hội khác có liên quan như: văn học, địa lý, giáo dục công dân… Do đó, vai trò của tài liệu tham khảo trong học tập lịch sử là rất quan trọng.

1.1.2.3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT

Ở độ tuổi THPT, bên cạnh sự hoàn thiện về thể chất, về nhận thức, về ý thức trách nhiệm cũng như quyền lợi của bản thân thì sự phát triển về trí tuệ

của HS cũng được nâng cao. Sự phát triển tâm lý cũng có những biến đổi quan trọng. Trong học tập, các em trở nên tự giác hơn, chủ động hơn. Tính chủ động phát triển ở tất cả các quá trình nhận thức. Các em biết lắng nghe nhưng cũng biết bảo vệ những gì cho là phải, dám phản bác lại những điều tự cho là không đúng. Sự áp đặt không còn thích hợp đối với lứa tuổi này. Năng lực tự giác đã trở nên có mục đích, hệ thống và toàn diện. Sự nhận biết không còn dừng lại ở cảm tính nữa mà đã phát triển ở mức độ tư duy cao hơn.

Do ảnh hưởng của nội dung chương trình giáo dục cùng với sự phát triển của cấu trúc chức năng não, hoạt động tư duy ở HS có nhiều thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy sáng tạo, đặc biệt là sự phát triển của năng lực phân tích, đánh giá. Tư duy cũng chặt chẽ hơn, logic hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời ở lứa tuổi này, tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Các em đã có sự đòi hỏi vấn đề phải có lập luận, có căn cứ xác thực, có logic, có hệ thống, thích tranh cãi, tranh luận. Đặc biệt hơn, ở HS đã phát triển năng lực tổng hợp, khái quát hóa vấn đề. Những thay đổi quan trọng trên tạo điều kiện cho các em có khả năng thực hiện những thao tác tư duy phức tạp và trừu tượng.

Như vậy, vấn đề đặt ra trong giáo dục nói chung, giảng dạy môn Lịch sử nói riêng là phải dựa vào đặc điểm tâm lý và tiềm năng tư duy của lứa tuổi HS để có một giải pháp giảng dạy thích hợp, tạo điều kiện tối đa cho HS tự mình nỗ lực đi đến chân lý bài học một cách độc lập và sáng tạo. Đó cũng là con đường để chúng ta thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. Người GV đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, dẫn dắt HS trên cơ sở hiểu, tin và tôn trọng khả năng, kinh nghiệm và vốn sống của HS để giúp các em khắc phục khó khăn, kiên trì để đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn.

Sự tổng hợp những đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT khẳng định việc hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho HS là một việc làm hợp lý có cơ sở khoa học. Việc làm này không những phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sự phát triển nhân cách và trí tuệ của HS phù hợp với quan

niệm dạy học mới đáp ứng được nội dung chương trình mà còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đó là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi con người.

1.1.2.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử là một yêu cầu bức thiết. Điểm hạn chế nổi bật trong chất lượng giáo dục nước ta là kỹ năng thực hành và khả năng HS vận dụng kiến thức vào cuộc sống còn yếu.

Vài năm gần đây, tại các trường phổ thông đã tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Song nhìn chung phương pháp dạy học lịch sử vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Nhiều GV chưa kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực để gây hứng thú cho HS. Những hạn chế đó không thể đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy hiện nay cũng như không hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là khuyến khích chúng ta chuyển từ mô hình dạy học lấy “GV là trung tâm” sang dạy học lấy “HS là trung tâm”. Bản chất của dạy học lấy “HS là trung tâm” chính là phát huy một cách cao nhất tính tích cực, độc lạp nhận thức, trong đó đặc biệt là tư duy của HS trong học tập dưới sự điều khiển của GV để các em tự chiếm lĩnh lấy tri thức. Tài liệu lịch sử là nguồn kiến thức quan trọng, vì vậy, đòi hỏi người GV phải hướng dẫn HS cách tự học. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

Tóm lại, do khả năng vận dụng kiến thức, khả năng thực hành của HS còn yếu nên đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay là yêu cầu cấp thiết. Tự học là con đường để HS phát huy vai trò chủ động, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cá nhân nhằm khắc phục những hạn chế trên. TLTK lại là nguồn kiến thức phong phú, cần thiết trong dạy học lịch sử. Chính vì vậy, việc phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK là cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 28 - 33)