Phát triển kỹ năng sử dụng TLTK để chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 95)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.9. Phát triển kỹ năng sử dụng TLTK để chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa

ngoại khóa

Việc tiến hành ngoại khóa có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức tổ chức dạy học khác. Trong công tác ngoại khóa, hoạt động của thầy và trò được tiến hành chủ yếu ngoài giờ học trên lớp, nhưng nội dung và chủ đề hoạt động phải sát với nội dung học chính khóa và được quy định trong chương trình môn học. Hoạt động ngoại khóa cũng phải đạt được mục đích về kiến thức, kĩ năng và thái độ như ở bài nội khóa nhưng được thể hiện trên cơ sở và phương tiện khác. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của đời sống xã hội, góp phần gây hứng thú học tập lịch sử. Do đó, tuy là hoạt động ngoài lớp, nhưng công tác ngoại khóa vẫn có tác dụng như bài nội khóa tỏng việc bồi dưỡng kiến thức, giáo dục và phát triển toàn diện HS.

Việc thực hiện chủ đề và nội dung của hoạt động ngoại khóa rất linh hoạt và đa dạng. Vì vậy, công tác ngoại khóa lịch sử góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc phong phú, toàn diện tri thức lịch sử và học sinh thu nhận trên lớp. Khác với giờ học nội khóa, học sinh được tiếp nhận kiến thức, dựa trên cơ sở nguồn tài liệu cơ bản – SGK, kết hợp với 1 số tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung, yêu cầu bài học thì hoạt động ngoại khóa được tiến hành một các đa dạng, linh hoạt hơn bài nội khóa. Trong quá trình hoạt động ngoại khóa bộ môn, GV và HS được rèn luyện khả năng độc lập “làm việc” với SGK và các loại tài liệu khác, học sinh có thể thu thập, lựa chọn những vấn đề khái quát, những kết luận nhận định. Trên cở sở ấy, HS nắm vững hơn kiến thức qua việc tìm tòi, nghiên cứu với các bạn trong lớp, soạn các báo cáo khoa học phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của mình.

Trong hoạt động ngoại khóa, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị cho các hoạt động dưới đây.

Thứ nhất, hướng dẫn HS đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị và tham gia kể chuyện lịch sử

Kể chuyện lịch sử là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có tính giáo dục cao. Nội dung câu chuyện thường có chủ đề là một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử. Bài kể chuyện không chỉ có khối lượng sự kiện, tri thức mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật, hiện tượng. Nếu tính lô-gic của câu chuyện kể được xây dựng trên cơ sở những sự kiện, tri thức chính xác thì nó có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Nếu một câu chuyện được bố cục có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc và mang kịch tính cao sẽ dẫn dắt người nghe qua các sự kiện, làm cho học ngày càng hứng thú không phải chỉ vì được cung cấp các sự kiện, chi tiết hay, hấp dẫn mà còn vì nội dung câu chuyện có tình giáo dục mạnh mẽ.

Để thực hiện tốt việc đọc TLTK để kể chuyện trong hoạt động ngoại khóa, GV thực hiện các công việc sau:

- Bước 1: đưa ra yêu cầu về hình thức thể hiện, thời gian, chủ đề buổi ngoại khóa

- Bước 2: hướng dẫn HS sưu tầm, đọc TLTK

- Bước 3: HS tìm kiếm TLTK, luyện tập cách trình bày và thể hiện trong buổi ngoại khóa

- Bước 4: Các HS khác lắng nghe, nhận xét. GV tổng kết, đánh giá Tương tự đối với HS, các em cũng thực hiện như sau:

- Xác định yêu cầu về nội dung, chủ đề, thời gian, hình thức tổ chức ngoại khóa

- Sưu tầm, đọc tài liệu để chuẩn bị cho câu chuyện

- Kể chuyện và lắng nghe lời nhận xét, góp ý của GV và các bạn.

Để làm tốt tất cả các bước trên đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp các kỹ năng: kỹ năng sưu tầm TLTK, kỹ năng ghi chép TLTK, kỹ năng trình bày…

Ví dụ: Sau khi học xong chương III “Việt Nam từ 1945-1954”, GV tổ chức ngoại khóa dưới hình thức kể chuyện lịch sử, yêu cầu học sinh sưu tầm và đọc sách, tài liệu lịch sử viết về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của nhân dân Thủ đô Hà Nội.

HS sẽ thực hiện các công việc:

- Xác định chủ đề: cuộc chiến đấu 60 ngày đem của nhân dân thành phố Hà Nội

- Sưu tầm tài liệu (phụ lục 7)

- Nghiên cứu tài liệu sưu tầm được, kết hợp với SGK và tài liệu GV cung cấp đẻ xây dựng câu chuyện sao cho thu hút, hấp dẫn và chính xác.

- Sau khi trình bày, lắng nghe nhận xét của GV và các bạn, rút kinh nghiệm cho lần sau.

Hoạt động trên giúp học sinh củng cố và nắm vững kiến thức về cuộc chiến đấu ở các đô thị miền Bắc vĩ tuyến 16 - đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội

trong thời kỳ đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, phát triển kỹ năng làm việc độc lập với các TLTK và kỹ năng diễn đạt nói, trình bày một vấn đề lịch sử trước tập thể; đồng thời tăng cường HS sự tích cực, hứng thú với các công việc được giao.

Thứ hai, tổ chức tọa đàm, trao đổi, thảo luận về một vấn đề lịch sử

Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe kể chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đấy. Có nhiều cách tiến hành trao đổi thảo luận. Trước hết có thể tổ chức trao đổi thảo luận trong phạm vi lớp. Đối với học sinh THPT, những cuộc trao đổi, thảo luận không chủ ghi nhớ nội dung một vấn đề, mà chủ yếu là khơi dậy những suy nghĩ độc lập của các em. Chủ đề nêu ra là những vấn đề cơ bản có tính chất tổng hợp, khái quát, những vấn đề mà nhiều người quan tâm, có liên quan đến cuộc sống hiện tại.

Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên các em đề xuất và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của mình, đồng thời HS cũng khiêm tốn học tập và tôn trọng ý kiến của bạn. Giáo viên theo dõi và kịp thời bổ sung những thiếu sót, uốn nắn những lệch lạc, khi kết thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Trao đổi, thảo luận được tiến hành trên cơ sở một số chủ đề quan trọng, có tác động đến việc bổ sung kiến thức đã học. Ví dụ: Trao đổi thảo luận về

“nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta”.

Để trao đổi, thảo luận vấn đề này, GV giới thiệu HS đọc các tài liệu lịch sử:

- Cuốn “Bài học thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái và Lê Văn Đạo.

- “Đại cương Lịch sử Việt Nam” của Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (trang 128-132)

Để làm sáng tỏ được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, HS phải phân tích, đánh giá và khái quát về sự lãnh đạo của Đảng, về tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến… qua trao đổi, thảo luận các em sẽ rút ra được những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Việc làm này có tác dụng củng cố và bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà các em đã được học về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta. Bên cạnh đó, giáo dục cho HS lòng khâm phục, niềm tự hào dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường phát triển đất nước mà Đảng đã chọn. Đồng thời phát triển tư duy tích cực, độc lập của HS, kích thích lòng say mê trong lao động và học tập.

Thứ ba, hướng dẫn HS đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị và tham gia dạ hội lịch sử

Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả các học sinh trong lớp, trường tham dự. Lực lượng tham gia dạ hội lịch sử thường có hai nhóm, một số ít học sinh tham gia biểu diễn và đông đảo học sinh khác làm khán giả. Đối với cả hai nhóm, dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, khơi dậy những cảm xúc làm cơ sở để giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng TLTK, phân tích tác phẩm văn học, nghiên cứu cách trình bày, thể hiện nội dung các tác phẩm văn học, lịch sử sân khấu…không chỉ làm phong phú kiến thức, mà còn rèn luyện khả năng độc lập làm việc, bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật cho học sinh. Chủ đề của dạ hội lịch sử rất phong phú.

- Chủ đề về lịch sử địa phương là một nội dung khá hấp dẫn trong dạ hội lịch sử.

- Các vấn đề về cuộc sống hiện nay trên thế giới và trong nước, như đấu tranh gìn giữ hoà bình thế giới, thành tựu khoa học – kỹ thuật.

- Các sự kiện, nhân vật lịch sử (Việt Nam và thế giới) được tổ chức kỉ niệm trong năm.

Để tiến hành dạ hội lịch sử, GV phải thực hiện các công việc sau:

- Trên cơ sở chủ đề đã chọn, xây dựng kế hoạch dạ hội. Kế hoạch dạ hội cần dựa và kế hoạch chung, điều kiện của nhà trường, năng lực của học sinh và yêu cầu chính trị của địa phương. Trong kế hoạch phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành, nội dung dạ hội, thành phần tham gia, khách mời, những hình ảnh, hiện vật cần triển lãm.

- Nội dung chủ yếu của dạ hội lịch sử là hoạt động văn nghệ, trò chơi và múa hát tập thể. Song việc tổ chức của giáo viên cần linh hoạt, đa dạng tùy vào điều kiện, chủ đề cụ thể.

- Dựa vào nội dung chương trình, GV phân công HS chuẩn bị và tạo điều kiện cho các em học tập.

Ở mức độ phát triển kỹ năng cho HS, GV có thể chỉ đóng vai trò là người định hướng, cố vấn, hỗ trợ. HS sẽ hoàn toàn tự xây dựng kịch bản, nội dung, kế hoạch chương trình.

Ví dụ: trong chương III, VN từ 1945 đến 1954 giáo viên có thể tổ chức cho HS một buổi dạ hội lịch sử với chủ đề: “Kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ”.

GV sẽ với vai trò định hướng sẽ thực hiện các công việc: - Chia lớp thành 4 nhóm: 3 đội chơi và Ban tổ chức - Đưa ra tiêu chí đánh giá nhóm

- Hỗ trợ, động viên, khuyến khích HS thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét, tổng kết hoạt động của các nhóm.

HS đóng vai trò chủ đạo, sẽ thực hiện các công việc như sau:

- Lên kế hoạch chi tiết: thời gian chương trình, địa điểm, cơ sở vật chất cần chuẩn bị

- Xây dựng nội dung: gồm 3 phần

+ Văn nghệ: tốp ca, đơn ca, ngâm thơ, múa… + Kể chuyện lịch sử: Điện Biên xưa và nay.

+ Trò chơi: Âm vang Điện Biên. Trò chơi có các phần thi: khởi động, ô chữ bí mật và mật mã lịch sử.

Ví dụ ô chữ:

Hàng dọc: Tên 1 địa danh, trận đánh nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp Hàng ngang:

1. (7 chữ cái) Tên cụm cứ điểm đầu tiên ta tiêu diệt được trong chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950

2. (12 chữ cái) Họ và tên đầy đủ một chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai

4. (6 chữ cái) Tên dòng sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Điện Biên

5. (5 chữ cái) Tuyến đường đi từ Lạng Sơn qua Cao Bằng là đường số mấy?

6. (12 chữ cái) Phong trào giải quyết nạn mù chữ của nhân dân ta sau Cách mạng tháng Tám

7. (10 chữ cái) Sự kiện này diễn ra 1 tuần lễ sau Cách mạng tháng Tám. 8. (12 chữ cái) Vị tướng chỉ huy nổi tiếng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 9. (6 chữ cái) Tên nhà máy điện – nơi phát tín hiệu đầu tiên của cuộc

kháng chiến toàn quốc.

10. (4 chữ cái) Cuộc kháng chiến chống Pháp của ta kéo dài trong bao nhiêu năm?

11. (10 chữ cái) Họ và tên đầy đủ của người đại đội trưởng đã bắt sống tướng Đờ-cát. Đáp án Đ Ô N G K H Ê P H A N Đ I N H G I O T B Ê V Ă N Đ A N N Â M R Ô M S Ô B Ô N B I N H D Â N H O C V U T U Â N L Ê V A N G V O N G U Y E N G I A P Y Ê N P H U C H I N T A Q U Ô C L U Â T

- Các nhóm phân chia công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm: thu thập tài liệu, củng cố kiến thức, tập luyện… để buổi dạ hội đạt kết quả cao nhất.

- Sau khi kết thúc, các nhóm tự nhận xét, đánh giá trên các tiêu chí có sẵn. GV là người tổng kết và rút kinh nghiệm cho các nhóm.

Để tổ chức, tham gia được trò chơi này, GV hướng dẫn HS đọc các TLTK như: SGK Lịch sử lớp 12, sách Tư liệu Lịch sử 12, Từ điển nhân vật Lịch sử, sách Điện Biên Phủ…(phần liên quan trực tiếp đến những câu hỏi trên)

Việc tham gia dạ hội lịch sử, HS sẽ được tái hiện lại kiến thức cơ bản dưới hình thức thú vị, hấp dẫn. Các em sẽ nhớ rất sâu sắc các sự kiện và nhân vật lịch sử, đồng thời phát triển kỹ năng tư duy, phán đoán.

Tóm lại, khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa, HS phải tham khảo, nghiên cứu rất nhiều các loại tài liệu khác nhau. Qua đó, phát triển cho các em hầu hết các kỹ năng làm việc với TLTK: sưu tầm tài liệu, ghi chép, tìm kiếm kiến thức cơ bản, kỹ năng trình bày… Kiến thức cơ bản được khắc sâu, củng cố mà phát triển được cho HS các kỹ năng: làm việc nhóm, nhận xét đánh giá, kỹ năng tổ chức…

2.5. Thực nghiệm sƣ phạm

2.5.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp phát triển kỹ năng tự học với TLTK cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng vào phần lịch sử Việt Nam 1946-1954, chương trình chuẩn). Kết quả thực nghiệm là cơ sở để chúng tôi vận dụng các đề xuất trong thực tiễn giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy-học môn lịch sử.

2.5.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở các lớp 12 trường THPT Hồng Thái (Hà Nội), trường THPT Hùng Vương (Thái Bình) và TTGDTX Thuận Thành (Bắc Ninh). Cụ thể như sau:

STT Trƣờng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp HS Lớp HS

1 THPT Hồng Thái 12A6 39 12A7 41

2 THPT Hùng Vương 12B 54 12G 55

3 TTGDTX Thuận Thành 12A1 50 12A2 50

Để đảm bảo kết quả đánh giá, các lớp được chọn để thực nghiệm có số lượng HS đồng đều và trình độ tương đương nhau.

2.5.3. Nội dung thực nghiệm

- Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chuẩn bị giáo án bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (tiết 1)

- Giáo án thực nghiệm áp dụng các biện pháp phát triển HS kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK như trong luận văn đã đề xuất

- Giáo án đối chứng soạn theo phương pháp bình thường, không áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận văn.

2.5.4. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi đã áp dụng giáo án thực nghiệm ở các lớp 12B (THPT Hùng Vương), 12A6 (THPT Hồng Thái) và 12A1 (TTGDTX Thuận Thành). Các lớp đối chứng là:12G (THPT Hùng Vương), 12A7 (THPT Hồng Thái) và 12A2 (TTGDTX Thuận Thành)

2.5.5. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm sư phạm được thể hiện ở nhiều mặt, song chúng tôi xin lấy 3 tiêu chí thể hiện kết quả đó. Thứ nhất là, kết quả thăm dò sau thực nghiệm dựa trên đánh giá của GV quan sát giờ dạy. Thứ hai là, ý kiến phản hồi của HS về kỹ năng rèn luyện của học sinh trong giờ học. Thứ ba là, đánh giá của người dạy dựa trên kết quả bài kiểm tra kiến thức cuối giờ học và các kỹ năng đạt được theo tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở phân tích, chúng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)