10. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Phát triển kỹ năng so sánh, đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức
chính của bài viết, biết đọc và khai thác kiến thức để phục vụ cho bài học.
Tóm lại, có thể thấy hướng dẫn HS khai thác triệt để bài viết TLTK là một kỹ năng quan trọng để HS lĩnh hội kiến thức cơ bản bằng các biện pháp: tìm ý chính, lập dàn ý, sử dụng phiếu học tập… Qua đó, giúp HS nắm vững kiến thức đồng thời phát triển kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát… vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
2.4.2. Phát triển kỹ năng so sánh, đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản kiến thức cơ bản
Chúng ta biết rằng TLTK là một phương tiện để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học nhằm tạo cho HS có biểu tượng rõ ràng cụ thể. Do đó, TLTK có vai trò quan trọng trong việc khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS. Khi làm việc với TLTK, HS sẽ có thêm lượng thông tin hữu ích, nhờ đó các em hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, vấn đề lịch sử. Khi đã “hiểu”, kiến thức sẽ được ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy, so sánh, đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản là kỹ năng cần thiết đối với các em.
Để phát triển kỹ năng này, GV cần thực hiện các bước như sau: - Yêu cầu HS đọc TLTK (hoặc gọi 1 HS đọc to cho cả lớp nghe) - Đưa ra các câu hỏi, bài tập.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Những câu hỏi GV đưa ra phải bám sát vào nội dung kiến thức cơ bản trong SGK, nhằm giúp HS củng cố thêm vấn đề đang tìm hiểu.
HS cần thực hiện:
- Đọc TLTK: đọc TLTK, phát hiện và gạch chân dưới những từ khóa, nội dung liên quan đến kiến thức cơ bản.
- Suy nghĩ, sắp xếp ý để trả lời câu hỏi, bài tập của GV
- Sau khi GV nhận xét, HS so sánh, đối chiếu với SGK, bổ sung, hoàn thiện nội dung kiến thức
Ví dụ: tìm hiểu mục 2: Giải quyết nạn đói, bài 17: “Nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1046”. Kiến thức cơ bản của mục là: Chính phủ đề ra nhiều biện pháp để giải quyết nạn đói, gồm có biện pháp trước mắt và biện pháp lâu dài:
* Biện pháp trước mắt: kêu gọi “nhường cơm sẻ áo” * Biện pháp lâu dài:
+ Phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất + Bãi bỏ thuế thân, giảm tô, thuế ruộng đất + Chia lại ruộng đất cho nhân dân
Để khắc sâu nội dung kiến thức này cho HS bằng cách sử dụng TLTK, GV sẽ thực hiện:
- Yêu cầu HS đọc TLTK (phụ lục 7)
- Yêu cầu HS dựa vào TLTK, trả lời câu hỏi:
+ Để dồn lương thực cho việc cứu đói, Chính Phủ đã ban hành các biện pháp gì? Kết quả ra sao?
+ Những chính sách nào được áp dụng để giải quyết trực tiếp nạn đói? + Em có nhận xét gì về những biện pháp trên?
- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, chốt ý. Về phía HS, các em sẽ tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Đọc TLTK, gạch chân dưới những từ khóa quan trọng: biện pháp hành chính, kêu gọi lạc quyên, tịch thu ruộng đất, sắc lệnh giảm thuế…
- Bước 2: Sắp xếp các ý theo mối quan hệ của chúng để trả lời câu hỏi của GV:
* Biện pháp trước mắt:
+ Cấm dùng lương thực vào việc nấu rượu + Lập “hũ gạo cứu đói”
+ Xoá bỏ mọi cản trở trong lưu thông gạo giữa các vùng trong nước + Cấm đầu cơ tích trữ thóc gạo
+ Thành lập Uỷ ban tối cao tiếp tế và cứu tế của Chính phủ.
Kết quả: 3 tháng cuối năm 1945, đã có khoảng 700 tấn gạo được chuyển ra Bắc Bộ.
* Những chính sách giải quyết triệt để nạn đói là:
+ Thành lập Uỷ ban Trung ương phụ trách vấn đề sản xuất .
+ Tờ báo “Tấc đất” ra đời nhằm tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện tăng gia sản xuất.
+ Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo + Chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ
+ Bỏ thuế thân, giảm tô thuế 25% * Những chính sách trên thể hiện: + Tính ưu việt của chế độ mới
+ Nang cao uy tín của Đảng và Chính phủ
Nhân dân càng thêm tin tưởng, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Bước 3: sau khi lắng nghe ý kiến nhận xét, bổ sung của GV và các bạn, HS hoàn thiện câu trả lời.
Với việc trả lời các câu hỏi như trên, HS đã thực hiện công việc so sánh nội dung kiến thức từ TLTK với SGK nhằm củng cố, nêu bật kiến thức cơ
bản. Từ đó, kiến thức cơ bản trở nên phong phú, được minh họa, cụ thể hóa. Để phát triển kỹ năng này, đòi hỏi các em phải tiến hành nhiều thao tác: đối chiếu TLTK với SGK ,tìm ý chính, từ khóa chung, sắp xếp ý và vận dụng khả năng tư duy: so sánh, tổng hợp, đánh giá… Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm phát triển kỹ năng tự học cho HS.