Thực trạng việc phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK ở

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 40 - 50)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Thực trạng việc phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK ở

Để xác định cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, điều tra qua phiếu thăm dò đối với GV và HS một số trường trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nam…

1.2.2. .Mục đích khảo sát

Tìm hiểu quan điểm của GV, HS về tự học, tầm quan trọng của tự học; các hình thức, phương pháp tự học với TLTK của HS. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói chung.

12.3. Đối tượng khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò điều tra 26 GV và 370 HS thuộc địa bàn Hà Nội (THPT chuyên Amsterdam, THPT Hồng Thái, THPT Trần Hưng Đạo, THPT Phạm Hồng Thái), Quảng Ninh (THPT chuyên Hạ Long), Bắc Ninh (TTGDTX Thuận Thành), Thái Bình (THPT Hùng Vương), Thanh Hóa (THPT chuyên Lam Sơn, THPT Đông Sơn 1), Hà Nam (THPT Bình Lục B) STT Tỉnh Trƣờng Số lƣợng GV Số lƣợng HS 1 Hà Nội THPT Amsterdam 2 35 2 THPT Hồng Thái 3 50 3 THPT Trần Hưng Đạo 2 30

4 THPT Phạm Hồng Thái 3 45

5 Hà Nam THPT Bình Lục B 2 25

6 Bắc Ninh TTGDTX Thuận Thành 2 40

7 Thái Bình THPT Hùng Vương 3 50

8 Quảng Ninh THPT chuyên Hạ Long 3 35

9

Thanh Hóa THPT chuyên Lam Sơn 3 35

10 THPT Đông Sơn 1 3 30

Tổng 26 375

12.4. Kết quả khảo sát

* Đối với GV:

Để có thể đưa ra những biện pháp phát triển kỹ năng tự học của HS qua TLTK, yêu cầu đầu tiên là người GV phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của tự học.

Khi được hỏi quan điểm của thầy cô về tự học, kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng tự học cho HS

Nội dung khảo sát Trả lời

SL %

1. Tự học đƣợc hiểu là

- Học ngoài giờ lên lớp 12 46,1

- Tự mình tìm ra kiến thức mà không cần GV trợ giúp 4 15,3 - Tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực, phẩm chất của mình

để hoàn thành nhiệm vụ được giao

25 96,1

- Hoạt động tùy theo năng lực của mỗi cá nhân 18 69,2

- Ý kiến khác 3 11,5

- Rất quan trọng 3 11,5

- Quan trọng 21 80,7

- Bình thường 2 7,7

- Không quan trọng 0 0

3. Ý nghĩa hoạt động tự học của HS

- Giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản 5 19,2

- Giúp HS củng cố, mở rộng kiến thức 20 76,9

- Phát huy năng lực độc lập, tư duy của HS 18 69,2

- Giúp HS đạt điểm cao trong kiểm tra 10 38,4

- Phát huy năng lực thực hành, kỹ năng kỹ xảo cho HS 9 34,6 - Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập 17 65,3 Qua số liệu bảng trên cho thấy, đa số GV có nhận thức khá đầy đủ về tự học. 96,1% GV cho rằng tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực, phẩm chất cá nhân của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Việc nhận thức đúng đắn sẽ giúp GV đưa ra được các hình thức, phương pháp phát triển kỹ năng cho HS. 69,2% GV cho rằng tự học là hoạt động tùy theo năng lực của mỗi HS. Mỗi cá nhân sẽ có những cách học và mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau. Qua đó, người thầy sẽ linh hoạt trong việc hướng dẫn từng đối tượng người học trong quá trình tự học. Tuy nhiên, vẫn có 15,3 % GV quan niệm tự học là việc riêng của HS, không cần sự trợ giúp của GV. Mặc dù đây là con số khá thấp song vẫn có thể thấy thực trạng, vẫn còn bộ phận GV chưa nhận thức đúng về vấn đề tự học. Vì với đối tượng HS THPT, sự hướng dẫn của GV là rất cần thiết.

Về tầm quan trọng của tự học: 92,3% GV khẳng định tự học là kỹ năng qaun trọng (hoặc rất quan trọng). Đây là con số cho thấy đại đa số GV đã đánh giá đúng vị trí, vai trò của kỹ năng tự học trong học tập môn lịch sử. Bởi tự học góp phần giúp các em có phương pháp học tập, nắm vững tri thức, phát

triển tư duy độc lập, hiểu được bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử cũng như khả năng vận dụng kiến thức bộ môn vào nhận thức vấn đề mới và thực tiễn. Đồng thời, trong quá trình tự học còn hình thành ở các em tư cách, phẩm chất của người lao động kiên nhẫn, tự tin, độc lập, sáng tạo.

Về ý nghĩa của hoạt động tự học: phần lớn GV cho rằng tự học giúp HS củng cố, mở rộng kiến thức (76,9%); phát huy năng lực độc lập, tư duy của HS (69,2%) và phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập (65,3%). Như vậy, hầu hết GV đã nhận định đúng, đầy đủ về ý nghĩa của tự học đối với HS trong học tập.

Bên cạnh tự học, nhận thức đúng vai trò của TLTK cũng là vấn đề quan trọng. Khi đặt câu hỏi về vai trò của TLTK đối với môn lịch sử, kết quả thu được như sau:

Bảng 1. 2. Tầm quan trọng của TLTK trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử

Vai trò của TLTK đối với môn Lịch sử Số lƣợng %

- Rất quan trọng 3 11,5

- Quan trọng 18 69,2

- Bình thường 5 19,2

- Không quan trọng 0 0

Bảng trên cho thấy: chỉ có 19,2% GV được hỏi cho biết vai trò bình thường trong học tập lịch sử. Số còn lại: 80,7% GV đánh giá cao tầm quan trọng của TLTK. Đây là nguồn kiến thức cần thiết để cụ thể hóa lịch sử, đồng thời làm phong phú, sâu sắc hơn sự kiện, nhân vật lịch sử.

Phần lớn GV THPT nhận thức được vai trò quan trọng của TLTK. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Song trên thực tế, các GV đã hướng dẫn HS các kỹ năng, biện pháp tự học nào với TLTK?

Bảng 1.3. Các kỹ năng và biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK

Nội dung khảo sát Trả lời

SL % 1. Các kỹ năng tự học với TLTK của HS đƣợc GV phát triển

- Kỹ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK 16 61,5 - Kỹ năng đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản 8 30,7 - Kỹ năng trình bày kiến thức thu được từ TLTK 10 38,4 - Kỹ năng sử dụng TKTK trả lời câu hỏi và làm bài tập 17 65,3

- Kỹ năng sưu tầm TLTK 11 42,3

- Kỹ năng ghi chép nội dung kiến thức qua TLTK 10 38,4 - Kỹ năng biết thắc mắc đặt câu hỏi và tìm cách trả lời 5 19,2 - Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua TLTK 5 19,2 - Kỹ năng sử dụng TLTK trong các hoạt động ngoại khóa 3 15,3

2. Các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK

- Cách thu thập TLTK 15 57,6

- Biện pháp đọc TLTK để tìm kiến thức trọng tâm và phát hiện kiến thức mới

17 65,3

- Kỹ năng ghi chép nội dung TLTK 16 61,5

- Cách sử dụng TLTK kết hợp SGK để thuyết trình 11 42,3

Đối với các kỹ năng cần phát triển cho HS trong tự học với TLTK: chúng tôi đưa ra 9 kỹ năng tự học, gồm cả 3 hình thức: tự học trên lớp, ở nhà và trong các hoạt động ngoại khóa. Lựa chọn của GV tương đối đồng đều ở các kỹ năng. Điều đó cho thấy các kỹ năng nói trên đều có tầm quan trọng và vai trò nhất định. Song chỉ có 2 GV khẳng định phải phát triển cả 9 kỹ năng. Còn lại đa số GV chỉ lựa chọn phát triển 2-3 kỹ năng cho HS.

Kỹ năng được GV lựa chọn nhiều nhất là: sử dụng TLTK để trả lời câu hỏi, làm bài tập (65,3%) và phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK (61,5%). Trong khi đó chỉ 19,2% GV chú ý phát triển kỹ năng thắc mắc đặt câu hỏi, kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua TLTK và 15,3% GV chú ý phát triển cho HS kỹ năng sử dụng TLTK trong các hoạt động ngoại khóa. Những số liệu trên cho thấy, GV quan tâm hơn đến việc phát triển các kỹ năng tự học ở trên lớp nhưng chưa thực sự chú ý đến việc tự học ở nhà của HS.

Về các biện pháp để phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK, phần lớn GV nhấn mạnh đến các biện pháp thu thập TLTK (57,6%), đọc TLTK (65,3%) và ghi chép nội dung kiến thức từ TLTK (61,5%). Biện pháp hướng dẫn HS dùng TLTK để tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập lại chưa được các thầy cô quan tâm, sử dụng.

Đối với câu hỏi mở: “Những khó khăn khi hướng dẫn HS phương pháp tự học qua sử dụng TLTK”, ý kiến GV đưa ra khá đa dạng song đều nêu bật một số khó khăn như: thiếu thời gian, thiếu nguồn tài liệu tham khảo, HS chưa biết cách ghi chép tài liệu…

* Đối với HS

Để tìm hiểu về thực trạng tự học của HS THPT qua sử dụng TLTK, chúng tôi đã tiến hành điều tra 375 HS các trường THPT Amsterdam, THPT Hồng Thái, THPT Phạm Hồng Thái, THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội), THPT Bình Lục B (Hà Nam), THPT Hùng Vương (Thái Bình), THPT chuyên Hạ

Long (Quảng Ninh), TTGDTX Thuận Thành(Bắc Ninh), THPT chuyên Lam Sơn, THPT Đông Sơn 1 (Thanh Hoá) . Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.4. Quan niệm của HS về tự học lịch sử

Nội dung khảo sát Trả lời

SL %

1. Quan niệm của HS về tự học môn Lịch sử

- Tự học là học ngoài giờ lên lớp 326 86,9

- Tự học là tự hoàn thành các bài tập được giao 283 75,4 - Tự học là tự mình tìm ra kiến thức mà không cần

GV trợ giúp

298 79,4

- Tự học là tự đọc SGK để chuẩn bị bài mới 266 70,9 - Tự học là tự đọc thêm sách, tài liệu tham khảo 241 64,2

- Ý kiến khác………... 17 4,5

2. Tầm quan trọng của tự học môn Lịch sử

- Rất quan trọng 43 11,6

- Quan trọng 119 31,7

- Bình thường 136 36,2

- Không quan trọng 77 20,5

3. Các phƣơng pháp tự học môn lịch sử

- Học thuộc y nguyên vở ghi 66 17,6

- Học thuộc y nguyên SGK 25 6,6

- Tự tìm hiểu và đọc các tài liệu tham khảo khác 239 63,7 - Sử dụng vở ghi, SGK và các tài liệu tham khảo

khác để trả lời câu hỏi

201 53,6

- Tự ôn tập theo sự hướng dẫn của GV 287 76,5

Từ số liệu điều tra ở bảng trên, chúng tôi có nhận xét như sau:

HS có những quan niệm khác nhau về tự học. 86,9% các em cho rằng tự học là hoạt động ngoài giờ lên lớp; 75,4% cho rằng tự học là hoàn thành các bài tập được giao; 79,4% quan niệm tự học là tự mình tìm ra kiến thức mà không cần GV trợ giúp. Bên cạnh đó, quan niệm tự học là tự đọc SGK để chuẩn bị bài và tự học là tự học là đọc thêm sách tham khảo, tài liệu khác lần lượt chiếm 70.9% và 64,2%.

Trong khi phần lớn GV cho rằng tự học rất quan trọng trong dạy học lịch sử thì chỉ con số này ở HS là 11,6%. 31,6% HS được hỏi đánh giá vai trò tự học ở mức quan trọng. Có tới 36,2% các em khẳng định vai trò bình thường và 20% cho rằng tự học không quan trọng. Như vậy, bên cạnh những HS nhận thức đúng đắn vai trò của tự học trong học tập lịch sử thì nhiều em chưa đánh giá được đầy đủ tầm quan trọng của tự học.

Về phương pháp tự học: số HS sử dụng phương pháp vở ghi, kết hợp SGK và các tài liệu khác chiếm tỉ lệ cao nhất: 76,5%. Điều này thể hiện ở các trường phổ thông đã có sự chuyển dịch về phương pháp giảng dạy của GV theo hương tích cực.

Ý kiến các em đưa ra về phương pháp học thuộc vở ghi (17,6%) và học thuộc SGK (6,6%). Mặc dù đây chỉ là tỉ lệ nhỏ nhưng phản ánh thực trạng ở trường phổ thông hiện nay: các phương pháp dạy học truyền thống vẫn được duy trì. Do đó, HS vẫn thụ động trong học tập, học y nguyên theo vở ghi và SGK.

Đối với tầm quan trọng của TLTK, chúng tôi đã điều tra và thu được kết quả như sau:

Như vậy, có tới 66,1% cho rằng TLTK có vai trò quan trọng hoặc rất quan trọng trong tự học môn Lịch sử. Bởi bên cạnh việc củng cố kiến thức cơ bản, TLTK còn giúp HS mở rộng và làm sinh động, sâu sắc hơn sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đó. Mặc dù TLTK có vai trò quan trọng như vậy nhưng theo điều tra từ HS chỉ có 9,1% GV thường xuyên cung cấp TLTK cho HS, phần lớn ở mức độ thỉnh thoảng (64,2%), thậm chí có tới 14,6% GV không bao giờ cung cấp TLTK cho HS

Đối với vấn đề tự học với TLTK, bên cạnh việc GV cung cấp TLTK cho HS, các em cần phải biết cách tự sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, từ đó tiếp nhận kiến thức. Để có thể làm tốt công việc này, GV đóng vai trò cần thiết

trong việc định hướng, hướng dẫn cho HS. Song kết quả điều tra cho thấy 71,4% GV không hướng dẫn cho HS phương pháp tự học với TLTK. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tự học của HS.

Để tìm hiểu rõ hơn việc HS tự học như thế nào, chúng tôi đã lấy một ví dụ cho HS chỉ ra các phương pháp tự học vào 1 mục cụ thể ttrong SGK lớp 12 chương trình chuẩn.

Bảng 1.5. Vận dụng kỹ năng tự học của HS vào 1 nội dung kiến thức Để có thể tự học tốt mục 2: “Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)”

bài 20 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954), em cần tự học nhƣ thế nào?

Trả lời SL %

- Học thuộc vở ghi 137 36,5

- Học thuộc SGK 77 20,5

- Lập dàn ý về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ

189 50,5

- Kết hợp kiến thức SGK, tài liệu để trả lời câu hỏi SGK và bài tập nhận thức

166 44,2

- Sưu tầm các tài liệu để mở rộng kiến thức về chiến dịch Điện Biên Phủ

204 54,4

Kết quả cho thấy có 50,5% HS tự học bằng cách lập dàn ý, 44,2% HS kết hợp kiến thức SGK, tài liệu để trả lời câu hỏi SGK và bài tập nhận thức. Đây là những biện pháp tốt khi HS tự tìm hiểu kiến thức mục 2, bài 20 SGK lịch sử 12. Qua đó cho thấy các em đã biết vận dụng các phương pháp tự học vào môn lịch sử. Đặc biệt, 54,4% HS đã lựa chọn cách sưu tầm các tài liệu để mở rộng kiến thức về chiến dịch Điện Biên Phủ. Như vậy, HS đã ý thức được tầm quan trọng của TLTK trong tự học lịch sử, biết cách mở rộng, khắc sâu kiến thức lịch sử.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu, phân tích số liệu điều tra, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV và HS đã nhận thức được tầm quan trọng của tự học qua sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Song GV chưa hướng dẫn cho HS các biện pháp đúng đắn, khoa học. Do đó, kết quả tự học chưa cao.

1.2.2. Nguyên nhân thực trạng dạy - tự học Lịch sử qua sử dụng TLTK trong dạy học Lịch sử trường THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)