Phát triển kỹ năng trình bày kiến thức thu được từ TLTK

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 72)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.4.Phát triển kỹ năng trình bày kiến thức thu được từ TLTK

Khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Nếu kỹ năng diễn đạt tốt, HS sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức, hiểu sâu vấn đề, tăng độ bền của kiến thức, góp phần phát triển tư duy cho HS. Tuy nhiên trên thực tế, kỹ năng diễn đạt của HS chưa đạt yêu cầu. HS chỉ trả lời câu hỏi bằng cách đọc trong sách song chưa thực sự hiểu kiến thức đó. Chỉ 1 số HS khá giỏi có thể trình bày theo quan điểm, cách hiểu riêng của mình. Do vậy, rèn luyện và phát triển cho HS kỹ năng diễn đạt cho HS là rất quan trọng, cần thiết. Để phát triển kỹ năng trình bày, GV cần sử dụng các biện pháp rèn luyện HS cả kỹ năng viết và kỹ năng nói (kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình một vấn đề lịch sử).

Thứ nhất, phát triển kỹ năng viết

Để đánh giá mức độ thu nhận, lĩnh hội kiến thức, HS cần phải trình bày kiến thức đó. Trong quá trình học tập trên lớp, GV sẽ đánh giá HS thông qua các bài kiểm tra, bài tập. Hơn nữa, bài viết cũng là “bằng chứng” trong các kỳ thi. Vì vậy, viết là kênh thông tin vô cùng quan trọng. Nhưng viết như thế nào để đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản và thể hiện được năng lực của cá nhân không phải là vấn đề đơn giản. Trên thực tế, khi làm việc với TLTK, HS có thể hiểu được nội dung kiến thức trong tài liệu đó song rất khó để diễn đạt lại theo ý hiểu của mình. Vì thế, phát triển cho HS kỹ năng diễn đạt dưới hình thức viết bài có vai trò quan trọng.

Để hướng dẫn HS viết lại kiến thức thu được qua TLTK, GV phải thực hiện theo các bước:

- Nêu, giải thích rõ yêu cầu câu hỏi, bài tập - Yêu cầu HS đọc kỹ nội dung TLTK

- Hướng dẫn HS phát hiện kiến thức cơ bản trong TLTK

- Khuyến khích HS trình bày theo quan điểm cá nhân bằng cách sử dụng các câu hỏi mở, các gợi ý

- Nhận xét bài viết của HS và hoàn thiện bài viết Về phía HS, cần phải tiến hành theo các bước: - Đọc kỹ nội dung TLTK

- Xác định kiến thức cơ bản trong TLTK (ở bước này, HS thực hiện các thao tác như hoạt động phát hiện kiến thức cơ bản: tìm nội dung chính trong tài liệu, gạch chân những từ quan trọng, sắp xếp các ý chính theo mối quan hệ của chúng…)

- Vận dụng các kiến thức và sự hiểu biết cá nhân để diễn đạt theo quan điểm cá nhân. HS cần chú ý tránh các lỗi diễn đạt: lặp từ, dùng các ngôn ngữ nói, diễn đạt không thoát ý…

- Các HS khác đưa ra ý kiến nhận xét. GV là người tổng kết.

Ví dụ: học mục 2, phần II, bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) - tìm hiểu nguyên nhân thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược. Để phát triển kỹ năng trình bày kiến thức thu được qua TLTK dưới dạng bài viết, GV lần lượt thực hiện các công việc:

- Nêu rõ nhiệm vụ: giải thích tại sao Pháp lại chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược? Thời gian thực hiện: 10 phút

- Cung cấp TLTK cho HS (phụ lục 6)

- Hướng dẫn HS nắm được kiến thức cơ bản qua TLTK - Khuyến khích HS viết

- Yêu cầu các HS khác nhận xét, sau đó tổng kết.

Để thực hiện nhiệm vụ trê, HS sẽ phải thực hiện lần lượt như sau: - Bước 1: Đọc TLTK

- Bước 2: Tìm ý chính, lập dàn ý để nắm được kiến thức cơ bản: Pháp chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược vì:

+ Là cánh đồng lớn, giàu có, dân cư đông đúc

+ Vị trí chiến lược: nằm trên các đường lớn, quan trọng ở miền Bắc và Thượng Lào, Tây Nam Trng Quốc…

- Bước 3: kết hợp với những hiểu biết cá nhân, SGK để hoàn thiện bài viết.

Sau khi sa lầy trong cuộc chiến ở Việt Nam, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava với âm mưu giành một thắng lợi quân sự nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Song kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Pháp-Mĩ tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Sở dĩ, Pháp-Mĩ chọn Điện Biên Phủ là nơi quyết chiến chiến lược bởi vì:

Thứ nhất, đây là thung lũng lòng chảo rộng lớn, giàu có và đông đảo dân cư nhất vùng Tây Bắc

Thứ hai, với địa hình bằng phẳng, Điện Biên Phủ sẽ rất thuận lợi cho việc huy động, sử dụng xe tăng và các loại xe cơ giới khác. Pháp-Mĩ có thể dễ dàng huy động lực lượng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm có sức mạnh quân sự rất lớn.

Thứ ba, đây là địa bàn có vị trí hết sức chiến lược. Điện Biên Phủ nằm trên ngã ba các đường lớn, là khu vực cơ động giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và Tây Nam Trung Quốc. Trong âm mưu xâm lược Đông Nam Á, nó sẽ trở thành 1 cứ điểm rất lợi hại.

Các tướng lĩnh Pháp – Mĩ đã huy động sức mạnh tối đa cho Điên Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành “pháo đài bất khả xâm phạm”, muốn làm “cỗ máy xay thịt” Việt Minh ở Tây Bắc

- Bước 4: các HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 5: GV tổng kết, hoàn thiện.

Tóm lại, viết lại kiến thức thu được qua TLTK là kỹ năng quan trọng, cần thiết cho HS. Mức độ thành thạo kỹ năng này là thước đo năng lực học

tập của các nhân. Do đó, trong quá trình phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK, GV cần chú ý hướng dẫn, phát triển kỹ này này cho các em.

Thứ hai, phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Hoạt động nhóm là thực hiện những nhận thức cụ thể theo từng nhóm HS mà GV giao cho trên cơ sở sự chuẩn bị của các thành viên trong nhóm. Khi tham gia hoạt động nhóm, HS được rèn luyện tinh thần thi đua, ý thức trách nhiệm, đánh giá và tự đánh giá. Ngoài ra, HS sẽ được rèn luyện kỹ năng diễn đạt vì trong quá trình làm nhóm, HS phải sử dụng vốn từ để trình bày quan điểm cá nhân. Đồng thời, trong quá trình nhóm làm việc, GV có thể kích thích hứng thú học tập, tạo động lực thi đua cho các thành viên… Để phát triển kỹ năng tự học qua hoạt động nhóm, GV tiến hành các bước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 1: Chia nhóm (tùy theo đối tượng, số lượng và trình độ nhận thức của HS)

- Bước 2: Đưa ra nhiệm vụ cho các nhóm (GV nêu rõ thời gian, hình thức trình bày…)

- Bước 3: Theo dõi, khuyến khích hoạt động của các nhóm - Bước 4: Nhận xét, bổ sung phần trình bày của các nhóm Đối với HS, trong quá trình làm việc nhóm, HS cần: - Đọc và hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lý - Tìm kiếm kiến thức trong TLTK, kết hợp SGK để trả lời câu hỏi - Đưa ra ý kiến cá nhân và thảo luận với nhóm để thống nhất - Đại diện nhóm trình bày.

Trong quá trình làm việc nhóm, GV đóng vai trò là người tổ chức, định hướng cho HS; đưa ra nhận xét và kết luận cuối cùng về nội dung, cách trình bày và diễn đạt của HS.

Ví dụ: khi dạy mục II, bài 17: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”, sau khi cung cấp TLTK (phụ lục 7), GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS:

- Trước hết, GV chia lớp thành 4 nhóm - GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu những biện pháp xây dựng chính quyền cách mạng.

+ Nhóm 2: Các biện pháp giải quyết nạn đói. + Nhóm 3: Các biện pháp giải quyết nạn dốt.

+ Nhóm 4: Các biện pháp giải quyết khó khăn tài chính.

GV theo dõi, khuyến khích hoạt động tích cực của HS: đưa ra các câu hỏi gợi mở, củng cố tinh thần làm việc nhóm…

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm: về nội dung, tác phong, ngôn ngữ, cách diễn đạt.., từ đó rút kinh nghiệm để các em thực hiện tốt hơn.

Để trình bày kiến thức thu được qua hoạt động nhóm, HS thực hiện: - Đọc kỹ để xác định rõ nhiệm vụ của nhóm.

- Phân công công việc cho các thành viên

- Tích cực làm việc, tìm ra ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Nhóm 1: trình bày các sự kiện thể hiện sự kiện toàn bộ máy chính quyền: sự kiện Tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên ngày 2-3-1946, thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Nhóm 2: nêu được các biện pháp trước mắt (phong trào “nhường cơm sẻ áo”, “hũ gạo tiết kiệm”) và các biện pháp lâu dài (phát động tăng gia sản xuất, giảm trữ các loại thuế...)

+ Nhóm 3: trình bày được phong trào bình dân học vụ, bước đầu đổi mới nội dung và phương pháp học tập…

+ Nhóm 4: nêu được biện pháp: kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp tiền, của, vàng bạc của nhân dân; ổn định tài chính, phát hành tiền Việt Nam…

Các nhóm cần nêu bật được kiến thức thu được từ TLTK: tinh thần của nhân dân, các tấm gương yêu nước thời kỳ này, sự đoàn kết dân tộc, những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

- Sau khi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Thông qua hoạt động nhóm, HS sẽ được rèn luyện kỹ năng diễn đạt. Khi làm việc nhóm, HS đã 3 lần được tiếp thu kiến thức: đọc TLTK – ghi chép, thảo luận - diễn đạt lại. Qua đó, kiến thức được củng cố và khắc sâu cho các em. Tuy nhiên, để hoạt động nhóm hiệu quả, GV cần đặc biệt lưu ý đến việc tất cả các thành viên đều hoạt động, tránh làm nhóm theo kiểu hình thức.

Thứ ba, phát triển kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình là kỹ năng rất cần thiết cho HS nói chung, HS lớp 12 nói riêng. Tuy nhiên trong trường phổ thông hiện nay, phương pháp dạy học truyền thống: thầy đọc – trò chép dẫn đến tình trạng HS thụ động, thiếu tích cực. GV tổ chức cho HS thuyết trình một vấn đề trong giờ học là cách tạo dựng cho HS tinh thần tự học tích cực, khả năng ngôn ngữ và lòng tự tin vào bản thân. Đồng thời, tạo cơ hội rèn luyện cho HS phương pháp suy nghĩ độc lập và sáng tạo. Do vậy, thuyết trình là hoạt động phát huy tính tích cực của HS trong việc trình bày kiến thức thu được từ TLTK: đọc tài liệu, trình bày, thảo luận. Để chuẩn bị cho HS thuyết trình hiệu quả, GV thực hiện những bước cụ thể sau:

- Bước 1: giao nhiệm vụ cho HS

- Bước 2: hướng dẫn HS công việc chuẩn bị cho bài thuyết trình và phương pháp thuyết trình hiệu quả.

- Bước 3: Tổng kết, cùng HS nhận xét bài thuyết trình của HS Trong việc hướng dẫn cho HS, GV chú ý một số vấn đề:

- Việc thu thập thông tin: GV có thể cung cấp TLTK cho các em, hoặc yêu cầu HS tự thu thập tài liệu (phụ thuộc vào nhiệm vụ giao cho HS): sách tham khảo, mạng Internet…

- Xây dựng cấu trúc bài thuyết trình: xác định rõ chủ đề thuyết trình; cấu trúc gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận…

- Hướng dẫn HS phương pháp thuyết trình hệu quả: ngôn ngữ to rõ ràng, tư thế tác phong khi thuyết trình, ngôn ngữ cử chỉ, sử dụng các phần mềm hỗ trợ: powerpoint… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cung cấp tiêu chí đánh giá bài thuyết trình – đây là cơ sở định hướng để HS thực hiện bài thuyết trình một cách tốt nhất.

Đó là những bước cơ bản để hướng dẫn HS thuyết trình nhằm trình bày kiến thức thu được quả TLTK. Để rèn luyện HS kỹ năng này, GV cần phân chia các mức độ khác nhau. Với cấp độ thấp, GV nêu các bước tiến hành hoạt động, lấy ví du cụ thể bằng cách thuyết trình trong chính bài giảng của mình. Sau đó, HS sẽ “làm thử”. Ở mức độ nhằm phát triển kỹ năng thuyết trình cho HS, GV chỉ cần giao chủ đề thuyết trình, HS bằng các kỹ năng đã có phải tự thực hiện các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ đó. Các tiêu chí đánh giá cũng ở cấp độ cao hơn.

Về phía HS, để phát triển kỹ năng thuyết trình trên lớp, HS cần thực hiện các công việc:

- Đọc kỹ chủ đề cần thuyết trình để xác định công việc cần làm

- Nghiên cứu TLTK để lập đề cương chi tiết về nội dung cần thuyết trình (minh họa bài thuyết trình bằng cách ví dụ, sơ đồ…)

- Thuyết trình vấn đề trước lớp

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến và đưa ra câu thảo luận Nếu được chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà, HS thực hiện như sau:

- Đọc kỹ chủ đề cần thuyết trình - Sưu tầm, thu thập tài liệu

- Lập đề cương chi tiết về nội dung thuyết trình (có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như powerpoint…)

- Tự luyện tập kỹ năng thuyết trình

- Trình bày trên lớp và lắng nghe nhận xét, góp ý của các bạn

Để thực hiện tốt bài thuyết trình, HS cần chú ý thực hiện tốt các hướng dẫn của GV, tích cực chủ động tham gia thuyết trình. Các HS khác cần chú ý nội dung để tự lĩnh hội kiến thức, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Ví dụ: Khi dạy bài 17: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-2-1946”, GV yêu cầu HS thuyết trình về những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.

Trước khi học bài 20, GV đã thực hiện các công việc:

- Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ: thuyết trình những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám

- Cung cấp tiêu chí đánh giá cho các nhóm:

Nội dung

đánh giá Các tiêu chí Điểm

Nội dung

- Nêu đầy đủ các sự kiện cơ bản - Kết cấu, lập luận chặt chẽ, logic - Có tính liên hệ, ý tưởng sáng tạo

3 2 1 Trình bày của HS - Nói to, rõ ràng, mạch lạc

- Ngôn ngữ biếu cảm, cuốn hút người nghe - Tự tin, sử dụng tốt ngôn ngữ cử chỉ

- Trình bày đúng thời gian quy định

1 1 1 1

Tổng 10

- Hướng dẫn HS cách thuyết trình hiệu quả: ngôn ngữ, cử chỉ, lựa chọn nội dung…

Đối với HS, cần chủ động thực hiện những công việc sau:

- Trước hết, HS cần đọc kỹ chủ đề: khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám. Từ đó, xây dựng cấu trúc bài thuyết trình gồm 3 ý chính: khó khăn về chính trị, khó khăn về kinh tế-tài chính, và khó khăn về văn hoá- xã hội.

- Tiếp theo, HS thu thập tài liệu liên quan: + Đại cương LSVN tập 3 (trang 8-12) + Tài liệu trên mạng Internet:

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=303 74&cn_id=182299 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=vie w&id=384&Itemid=355

- Hoàn thiện bài thuyết trình, chú ý bám sát các tiêu chí đã được cung cấp nhằm đạt kết quả tốt nhất. Bài thuyết trình đảm bảo các ý sau:

Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám:

* Khó khăn về chính trị:

+ Chính quyền vừa mới ra đời còn non trẻ

+ Thù trong giặc ngoài: quân Tưởng, quân Anh, quân Nhât chờ giải giáp, dã tâm quay trở lại xâm lược của Pháp…

* Khó khăn về kinh tế-tài chính:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 72)