Phát triển kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua TLTK

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 93 - 95)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.8.Phát triển kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua TLTK

Kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá gữa GV và tự kiểm tra đánh giá của HS là hình thức đối mới trong khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Hoạt động tự kiểm tra đánh giá của HS có ý nghĩa quan trọng giúp các em tự củng cố kiến thức đã học để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung những thiếu sót. Đồng thời, có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất cho HS, tạo niềm tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, cũng như phát triển toàn diện năng lực nhận thức, cách trình bày vấn đề, biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới. HS có thể sử dụng TLTK làm thước đo kết quả học tập, mức độ tiếp thu kiến thức của mình.

Để phát triển kỹ năng tự kiểm tra đánh giá, HS thực hiện công việc sau: - Tái hiện lại kiến thức đã học, đã đọc và trình bày lại cho bản thân hoặc người khác nghe bằng cách: tự lập hoặc nhớ lại dàn ý bài đã học, nhớ lại các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, tự trình bày hay trao đổi với bạn…

- Tự trả lời các câu hỏi trong SGK và tự tìm đáp án cho các thắc mắc trong TLTK

- Hoàn thành các bài tập GV hoặc bản thân đặt ra.

Để phát triển kỹ năng kiểm tra đánh giá, GV giao nhiệm vụ cho HS. Các câu hỏi, bài tập phải đảm bảo tình vừa sức, phù hợp với trình độ của HS; phải giúp HS tự kiểm tra được mức độ biết, hiểu và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được. Gv cần kết hợp phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống với phương pháp kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan… để phát huy tính tích cực, hứng thú của HS.

Ví dụ: Sau khi học bài “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”, GV đưa ra bài tập thống kê các nội dung, sự kiện cơ bản của bài và yêu cầu HS nối các sự kiện với câu hỏi, giải thích vì sao lựa chọn như vậy?

Để hoàn thành bài tập này, HS phải đọc kỹ và xác định được yêu cầu của bài tập. Sau đó nghiên cứu lại SGK, sưu tầm tìm hiểu TLTK và suy nghĩ câu trả lời.

1. Đảng quyết định mở chiến dịch này để khai thông biên giới, mở rộng củng cố căn cứ địa

2. 16-9-1950, các đơn vị nổ sung mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào Đông Khê

3. Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư cho bộ đội: “Chiến dịch Cao- Bắc-Lạng rất quan trọng. Chúng ta quyết đánh thắng trận này

4. Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự trưởng thành về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam.

5. Kế hoạch tiến công do Xalăng (Salan), Tư lệnh chiến trường Bắc Đông Dương vạch ra và được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947

6. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh ở Đông Dương.

7. Chiến thắng đã làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.

8. Chiến thắng này làm “chấn động năm châu, lững lẫy đại cầu” 9. Chiến dịch được chia thành 3 đợt, bắt đầu từ ngày 30-3.

10. Đây là thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây rừng núi Tây Bắc, có vị trí chiến lược ở Đông Dương

11. Pháp và Mĩ đều coi đây là “pháo đài bất khả xâm phạm”

12. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn là những anh hùng dân tộc trong chiến dịch này

13. Tổng binh lực địch lúc cao nhất huy động ở đây là 16 200 quân

14. Phương hướng chiến lược của ta trong chiến dịch là phân tán lực lượng địch

15. Thắng lợi không chỉ cổ vũ nhân dân Việt Nam, nó còn là khâu đột phá mở đầu, cổ vũ các dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập.

16. Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự.

Chiến dịch Việt Bắc Chiến dịch Biên giới Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân Chiến dịch Điện Biên Phủ

Để làm đúng, đầy đủ bài tập trên, bên cạnh kiến thức trong SGK, HS phải huy động thêm nội dung kiến thức từ các TLTK khác: nội dung về các anh hùng dân tộc (Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn…), chiến dịch Biên giới, Đông Khê… Khi hoàn thành bài tập, kiến thức của các em sẽ được củng cố vững chắc. Đồng thời, các em sẽ đánh giá được kết quả học tập của mình, tự nhận thức được thiếu sót cần bổ sung. GV kết hợp hình thức trắc nghiệm và tự luận như trên còn góp phần giúp HS phát triển khả năng lập luận – một kỹ năng quan trọng của quá trình tự học.

Việc rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra đánh giá qua sử dụng TLTK trong học tập lịch sử là một trong những biện pháp góp phần hình thành tri thức cho HS và nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, để hoạt động kiểm tra đánh giá có kết quả, bên cạnh sự nỗ lực của HS cần có sự hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên của GV. Qua đó góp phần giáo dục toàn diện HS, đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 93 - 95)