Một số kỹ năng tự học cần hình thành và phát triển cho HS khi sử dụng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 37)

10. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Một số kỹ năng tự học cần hình thành và phát triển cho HS khi sử dụng

bồi dưỡng nhận thức, giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức đúng đắn và phát triển toàn diện HS.

1.1.4. Một số kỹ năng tự học cần hình thành và phát triển cho HS khi sử dụng TLTK dụng TLTK

Là khả năng tiềm ẩn trong mỗi HS, song nếu GV không khơi nguồn, rèn luyện thì khả năng tự học chỉ tồn tại ở dạng tiềm tàng. Nếu không có sự hướng dẫn của GV thì các em phải tốn nhiều thời gian, công sức, thậm chí kết quả không được như mong muốn. Do đó, GV cần rèn luyện và phát trển cho HS các kỹ năng làm việc với TLTK. Có thể tập trung vào những kỹ năng sau:

Kỹ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK: TLTK là nguồn kiến thức quan trọng, hết sức phong phú. Khi HS làm việc với TLTK, không nhất thiết phải nhớ tất cả các thông tin đưa ra mà phải biết chọn lọc những kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất. HS cần tìm được ý bản chất, chủ đạo nhất, nghĩa là trả lời được các câu hỏi: nội dung kiến thức đề cập đến vấn đề gì? Đề cập tới khía cạnh nào? Trong số các vấn đề được trình bày thì vấn đề nào là quan trọng? Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong khâu thu nhận thông tin. Yêu cầu: phải xác định đúng, đầy đủ ý chính của nội dung đọc được; sắp xếp được các mối quan hệ của chúng; các ý được diễn đạt ngắn gọn, súc tích. Hiểu biết thêm những kiến thức mới ngoài SGK chính là thước đo năng lực tự học của HS nói riêng, năng lực học tập nói chung.

Kỹ năng đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản: Đây

là kỹ năng cơ bản của tự học. Nó không chỉ giúp HS nhớ mà còn khắc sâu kiến thức. SGK là nguồn tài liệu chủ đạo, quan trọng bởi SGK đã cung cấp các kiến thức cơ bản và cốt lõi nhất. TLTK là nguồn kiến thức bổ trợ, làm cho sự kiện, hiện tượng lịch sử trở nên phong phú, sinh động hơn. Do đó, khi làm việc với TLTK đòi hỏi người học phải có sự so sánh, đối chiếu. Từ đó, củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản.

Kỹ năng trình bày kiến thức cơ bản qua TLTK: được hiểu là khả năng

trình bày nội dung kiến thức bằng hình thức ngôn ngữ nào đó thích hợp nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập đề ra. Khả năng trình bày được thể hiện dưới 2 hình thức: trình bày miệng và trình bày viết. Điều cơ bản là HS phải diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình, cách hiểu của mình, không phải là việc trình bày lại y nguyên nội dung TLTK. Ví dụ, nếu HS trình bày dưới dạng biểu đồ, sơ đồ, đồ thị cần có hệ thống và minh họa rõ ràng. Đồng thời, phải biết lựa chọn đồ thị, sơ đồ hợp lý để diễn đạt kiến thức. Khi đọc bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ… HS phải đọc được các ký hiệu, quy ước, chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố.

Kỹ năng sử dụng TLTK để trả lời câu hỏi: Khi làm việc với TLTK

thông tin đã được mã hóa và lưu trữ lâu dài trong trí nhớ của HS. Khi cần thiết có thể vận dụng để giải quyết câu hỏi, bài tập… theo yêu cầu của GV. Mức độ vận dụng cao hay thấp sẽ là thước đo mức độ, năng lực tự học của HS. Nội dung của kỹ năng này là HS phải biết lựa chọn kiến thức thu nhận được từ việc nghiên cứu TLTK kết hợp với SGK và phân tích, tổng hợp, so sánh để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK và do GV giao cho.

Kỹ năng sưu tầm TLTK: Để giải quyết một câu hỏi, một nhiệm vụ học

tập đòi hỏi người học cần huy động kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. SGK chỉ cung cấp kiến thức cơ bản. Vì thế muốn đào sâu, mở rộng một vấn đề, HS phải tham khảo, nghiên cứu thêm các tài liệu khác. Bên cạnh việc GV cung cấp tài liệu cho HS thì đôi khi HS là người phải tự đi tìm thông tin, nguồn kiến thức. Vậy phải tìm kiếm, sưu tầm tài liệu như thế nào cho đúng và hiệu quả? Kỹ năng sưu tầm TLTK là kỹ năng quan trọng. Có làm được điều này, HS mới có thể bắt tay vào việc đọc, ghi chép, nghiên cứu… và giải quyết nhiệm vụ đề ra. Sưu tầm TLTK phải đúng nội dung, đúng chủ đề và có nguồn gốc đáng tin cậy.

Kỹ năng ghi chép nội dung kiến thức qua TLTK: Với kỹ năng này, HS phải tái hiện lại kiến thức qua cách hiểu của mình. Sau khi đọc, nghiên cứu TLTK, công việc tiếp theo của người học là ghi chép. Công đoạn này

giúp HS ghi nhớ, khắc sâu kiến thức. HS cần chắt lọc kiến thức và ghi theo ý hiểu của mình. HS có thể hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy, lập bảng…Từ đó, các em mới có thể biến kiến thức thành của mình.

Kỹ năng biết thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Khi nghiên cứu TLTK, HS cần chú ý đến những khái niệm, thuật ngữ chưa hiểu rõ. Từ đó, biết đưa ra những thắc mắc, biết đặt câu hỏi. HS có thể tự suy nghĩ để trả lời, hoặc có thể nhờ sự hướng dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè. Biết thắc mắc cũng là cách HS đào sâu, tìm hiểu rõ hơn về kiến thức. Yêu cầu là HS phải đưa ra những câu hỏi liên quan đến nội dung, bản chất của vấn đề.

Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá: Khi đánh giá đúng về mình, người học có thể xác định rõ phương hướng cho sự tự giáo dục. Do đó, HS cần tận dụng việc kiểm tra, đánh giá của GV đồng thời kết hợp với việc tự kiểm tra, đánh giá của bản thân để củng cố và hiểu sâu sắc kiến thức. Kiểm tra chỉ phát huy tối đa năng lực nhận thức của HS khi biến các hình thức kiểm tra trên thành bài tự kiểm tra đánh giá của các em. Trên cơ sở kiểm tra đánh giá của GV, HS phải tự tiến hành kiểm tra đánh giá bằng cách: tái hiện lại kiến thức đã học và tập trình bày cho bản thân và người khác nghe, trả lời các câu hỏi trong SGK, hoàn thành các bài tập GV đưa ra, tìm ra những kiến thức mới…

Kỹ năng sử dụng TLTK trong các hoạt động ngoại khóa: Việc thực hiện chủ đề và nội dung của hoạt động ngoại khóa rất đa dạng và linh hoạt. Vì vậy, công tác ngoại khóa lịch sử góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà HS thu nhận trên lớp. Trong hoạt động ngoại khóa, có thể hướng dẫn cho HS đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị cho các hoạt động như: kể chuyện lịch sử, tham gia dạ hội lịch sử, Game Show về kiến thức lịch sử…

Như vậy, TLTK không chỉ là nguồn kiến thức hết sức phong phú đa dạng mà còn là phương tiện để rèn luyện, phát triển cho HS các KNTH: kỹ

năng sưu tầm, ghi chép tài liệu, kỹ năng đọc, kỹ năng củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng thực hành… Mỗi phương pháp đều có nội dung và phương pháp rèn luyện, phát triển khác nhau, song đều cẫn có sự nỗ lực không ngừng của HS để nâng cao chất lượng học tập ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)