Vai trò, ý nghĩa của sử dụng TLTK đối với việc phát triển kỹ năng tự học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 33 - 37)

10. Cấu trúc của luận văn

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của sử dụng TLTK đối với việc phát triển kỹ năng tự học

học cho HS

1.1.3.1. Vai trò

Dạy học nói chung, dạy học môn lịch sử nói riêng ở trường phổ thông là nhằm cung cấp cho HS những kiến thức khoa học cơ bản, giúp HS có được vốn hiểu biết ban đầu để tiếp tục học lên cấp cao hơn. Song trong học tập lịch sử ở trường THPT, với những đặc trưng riêng của bộ môn “tính quá khứ, tính không lặp lại”, HS không thể trực quan sinh động, mà phải thông qua nhiều nguồn kiến thức khác nhau. Trong đó, sử dụng TLTK là phương tiện cần thiết để HS hiểu rõ hơn về nội dung SGK và làm cho bài giảng của GV sinh động, hấp dẫn.

1.1.3.2. Ý nghĩa

Sử dụng TLTK trong tự học lịch sử có ý nghĩa to lớn.

Về kiến thức: Lịch sử là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề đã xảy ra

trong quá khứ, không tái diễn lần thứ hai cho HS quan sát, tri giác. Việc tạo được biểu tượng chân thực, sinh động, chính xác là yêu cầu quan trọng nhất. Việc này không hề đơn giản. Trong dạy học lịch sử, TLTK là phương tiện quan trọng để cụ thể hóa kiến thức đang học, nhằm tạo cho HS có biểu tượng rõ ràng, cụ thể, tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em.

Trong dạy học, GV hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho HS thông qua hệ thống các TLTK khiến các em tích cực hoạt động, phát huy trí sáng tạo, lựa chọn tốt các kiến thức từ các tài liệu và tạo được biểu tượng lịch sử.

Trên cơ sở tạo được biểu tượng rõ ràng, cụ thể, sử dụng TLTK còn giúp HS hiểu được bản chất, mối liên hệ giữa các sự kiện, là phương tiện hiệu quả góp phần hình thành những khái niệm quan trọng, giúp HS nắm vững các quy luật của phát triển xã hội. Nhận thức lịch sử khó hơn các môn khoa học khác ở việc có hệ thống khái niệm riêng biệt. Các khái niệm lịch sử chính là đặc

trưng, tính chất của sự kiện. Tạo được biểu tượng lịch sử chân thực giúp HS dễ dàng đi đến khái niệm và rút ra các quy luật về sự phát triển của xã hội, qua đó HS sẽ khắc sâu kiến thức đã học. Sử dụng TLTK có vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những kiến thức đã học.

Ví dụ: Khi dạy về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, GV sử dụng các tài liệu lịch sử của Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng như Lê Duẩn, Trường Chinh để hướng dẫn các em tạo biểu tượng cụ thể về sự ra đời của Đảng: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản cuối năm 1929 gây ra nhiều khó khăn và sự phát triển của phong trào cách mạng. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết là phải hợp nhất ba tổ chức đó. Tháng 2-1930, quá trình hợp nhất ba tổ chức Cộng sản được hoàn thành.

Sau khi đã có biểu tượng về Đảng Cộng sản Việt Nam, GV hướng dẫn HS dựa vào các TLTK để hình thành khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp vô sản, đai biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Đảng ra đời là sự kết tinh của chủ nghĩa Mác- Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Bên cạnh đó, việc sử dụng TLTK trong tự học còn giúp HS đi sâu vào bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, là cơ sở để hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Lịch sử phản ánh những sự kiện, hiện tượng diễn ra trong quá khứ, khi HS dựng lại “bức tranh quá khứ” cũng là lúc các em tự trau dồi cho mình kiến thức của nhân loại qua các thời kỳ, qua đó, trình độ văn hóa của các em được nâng lên rõ rệt.

Ví dụ: Khi dạy học về những thành tựu của Cách mạng khoa học lần thứ hai, GV hướng dẫn cho HS sưu tầm các phát minh khoa học, kỹ thuật. Từ đó, GV hướng dẫn các em phân tích vai trò, ý nghĩa của cuộc cách mạng này đối với sự phát triển của nhân loại.

Khi các em tự mình thực hiện nhiệm vụ này dưới sự hướng dẫn của GV thì trình độ văn hóa chung của các em được nâng lên đáng kể.

Về thái độ: Việc sử dụng TLTK trong tự học không chỉ giúp HS có

biểu tượng chính xác, sinh đông về sự kiện, hiện tượng lịch sử mà còn khơi dậy cho các em xúc cảm lịch sử, là cơ sở để giáo dục tình cảm đạo đức cho HS.

Ví dụ: học bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)” HS tìm hiểu về các nhân vật: Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Cù Chính Lan, Phan Đình Giót… cùng với chiến công oanh liệt của họ. Thông qua đó, các em cảm nhận được tinh thần yêu nước nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu của nhân dân ta. Đồng thời, thông qua hình ảnh của các anh bộ đội chiến đấu kiên cường, dũng cảm, không ngại hi sinh xương máu cho nền độc lập dân tộc sẽ khơi dậy cho các em lòng kính yêu, khâm phục và biết ơn các anh hùng dân tộc. Chính điều này đã góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc cho HS.

Tự học với TLTK có ý nghĩa to lớn cho HS trong việc rèn luyện tinh thần làm việc chuyên cần, hăng say, sáng tạo trong học tập. Bằng cách này, HS không chỉ khắc phục được thói quen ỷ lại, thụ động mà còn rèn tính chủ động trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bên cạnh đó, sử dụng TLTK trong tự học góp phần phát triển các thành phần nhân cách của HS. Những xúc cảm được tạo ra khi làm việc với tài liệu như sự yêu-ghét, kính trọng, khâm phục hay căm thù kích thích các hứng thú học tập, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Bằng sự tích cực tư duy, chủ động hoạt động học tập, sáng tạo, các em sẽ trở nên tự tin hơn, năng động hơn, linh hoạt hơn trước tập thể và làm chủ được kiến thức của mình.

Tóm lại, khi làm việc với TLTK, các em sẽ hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử, từ đó nảy sinh cảm xúc, đây là cơ sở để giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức một cách đúng đắn cho các em. Bên cạnh đó, HS luôn biết trân trọng, giữ gìn những di tích, di vật lịch sử, có ý thức khảo cứu, sưu tầm, bảo vệ di dản văn hóa dân tộc.

Về kỹ năng: Sử dụng TLTK trong tự học có ý nghĩa to lớn trong việc

phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy của HS. Để hiểu các sự kiện, hiện tượng một cách cụ thể, sinh động, HS cần phải chủ động quan sát, tri giác, phát huy trí tưởng tượng, phán đoán, so sánh, đối chiếu những sự kiện - hiện tượng lịch sử nhằm hiểu được bản chất của vấn đề. Khi tự học, tính tích cực, độc lập trong hoạt động nhận thức nói chung, tư duy nói riêng được phát triển. Bên cạnh đó, khi làm việc với TLTK, kỹ năng đọc của các em cũng thuần thục hơn. Qua đó, kỹ năng nhận xét, đánh giá, khả năng sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ cũng được nâng cao.

Ví dụ: Khi học bài “Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1953-1954)” GV hướng dẫn HS sưu tầm TLTK về các chiến dịch lịch sử như: chiến dịch Quang Trung, chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hòa Bình… và tự làm việc với tài liệu thông qua câu hỏi mở của GV:

- Xác định thời gian, địa điểm diễn ra chiến dịch đó? Kết quả?

- Thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân ta sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đến trước đông - xuân 1953- 1954 được thể hiện như thế nào?

Để trả lời được câu hỏi đó, HS phải đọc các tài liệu GV cung cấp, phải nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, rút ra những kết luận xác đáng. Khi hoàn thành nhiệm vụ học tập, các em cũng phát triển được khả năng tri giác, làm việc với các tài liệu học tập.

Quá trình tự học với TLTK đòi hỏi HS sử dụng nhiều hoạt động, thao tác học tập: kết hợp nhiều loại tài liệu, phân tích, so sánh, khái quát hóa, đánh giá…Khi trình bày, các em phải lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Rõ ràng, việc sử dụng TLTK đúng cách còn giúp phát triển các kỹ năng thực hành bộ môn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)