Phát triển kỹ năng biết thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm cách tự trả lời

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 90 - 93)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4.7.Phát triển kỹ năng biết thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm cách tự trả lời

TKTL giúp HS tiếp cận với nguồn kiến thức phong phú, da dạng và có cái nhìn khái quát, tổng thể, hệ thống về lịch sử. Khi làm việc với TLTK, HS sẽ khôi phục được bức tranh tương đối sinh động, đầy đủ, tạo được biểu tượng rõ ràng về quá khứ. Tuy nhiên, nếu SGK trình bày nội dung kiến thức cơ bản, chắt lọc thì TLTK lại cung cấp khối lượng kiến thức rất lớn. Do đó, HS không thể nhận thức được hết nội dung bài viết. Việc đưa ra những thắc mắc, câu hỏi và tìm cách trả lời những thắc mắc không chỉ giúp các em chủ động tiếp nhận kiến thức mà còn hiểu sâu sắc bản chất vấn đề. Bên cạnh đó, biết đặt ra các câu hỏi còn phát triển ở các em óc sáng tạo, tư duy phê phán và tính chủ động học tập – những kỹ năng vô cùng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống.

Để làm được điều này, GV cần hướng dẫn cho HS: - HS đọc TLTK và lập dàn ý những nội dung cơ bản

- Ghi lại những vấn đề khó hiểu: thuật ngữ, khái niệm, câu hỏi cần giải đáp - Huy động kiến thức đã học, so sánh với SGK, vở ghi và khai thác các nguồn tài liệu khác để trả lời.

GV có vai trò hỗ trợ, định hướng cho HS và thường xuyên khuyến khích, động viên các em động não tìm câu trả lời.

Đối với HS, để phát triển kỹ năng biết thắc mắc, đặt câu hỏi và tự tìm cách trả lời, cần thực hiện các công việc:

- Bước 1: Đọc TLTK và xác định nội dung cơ bản.

+ Về nội dung: đọc toàn bộ nội dung: bài viết, kênh hình, phần chú thích, diễn giải…

+ Cách đọc:

Đọc lướt: toàn bộ nội dung để nắm được các vấn đề một cách sơ lược về các mục, mối liên hệ giữa các mục làm nổi bật chủ đề chung của đoạn tài liệu.

Đọc kỹ: khi đọc cần đặt ra câu hỏi: nội dung của đoạn, của mục vừa đọc là gì? Có những ý chính nào? Đồng thời, HS cần gạch chân những từ ngữ quan trọng và lập dàn bài, gạch chân dưới những thuật ngữ, khái niệm mới, khó hiểu…

- Bước 2: Đặt ra vấn đề khó, câu hỏi cần giải đáp. Sau khi đọc tài liệu, HS cần ghi chép lại. Đây là việc làm cần thiết để HS lưu lại thông tin. Có thể có nhiều cách ghi chép: tự do, lập dàn ý, lập đề cương hoặc sơ đồ hoá kiến thức. Quan trọng nhất là HS ghi lại những thuật ngữ mới, những vấn đề khó. Từ đó, đặt ra những câu hỏi cần trả lời.

- Bước 3: Tìm cách trả lời các thắc mắc, câu hỏi đã đề ra. Để làm việc này, HS cần đối chiếu lại với SGK, vở ghi, nhớ lại bài giảng của GV, huy động thêm các nguồn tài liệu khác để tìm cách trả lời.

- Bước 4: Trình bày và hỏi lại GV, bạn bè… để kiểm tra kết quả

Ví dụ: Để làm rõ hơn các biện pháp đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945-1945, HS làm việc với tài liệu “Đại cương lịch sử Việt Nam-tập 3”, mục III - “Đấu tranh chống lại âm mưu bành trướng và xâm lược của các thế lực đế quốc thực dân” (trang 33), HS tiến hành:

Trước hết, HS đọc để nắm được nội dung cơ bản của tài liệu. Tài liệu nói về các biện pháp của Nhà nước ta chống lại âm mưu xâm lược của các đế quốc thực dân, gồm 3 mục cơ bản:

1: Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam 2: Hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc 3: Đàm phán, ngoại giao với Pháp. “Hoà để tiến”

Thứ hai, ghi lại những thuật ngữ, khái niệm, đặt ra những câu hỏi còn thắc mắc:

- Tại sao phải hoà hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng ở miền Bắc - Tại sao biện pháp của Đảng với Tưởng lại gọi là “những phương pháp đau đớn”?

- “Hoà để tiến” nghĩa là gì?

- Tại sao trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Pháp công nhận Việt Nam là nước tự do mà không phải nước độc lập?

Tiếp theo, HS đọc SGK, vở ghi, bài giảng của GV, tham khảo thêm các nguồn tài liệu khác, cố gắng suy nghĩ tìm cách trả lời:

- Phải hoà hoãn với Tưởng để làm hạn chế mức thấp nhất mọi hoạt động chống phá quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, tạo điều kiện cho ta kiến quốc và chống thực dân Pháp. Sở dĩ gọi đó là “những biện pháp đau đớn” vì chúng ta đứng trước tình thế gay go cấp bách, yêu cầu cứu vãn tình thế nên đã phải chấp nhận nhiều yêu sách của quân Tưởng, nhất là nhân nhượng về chính trị: nhường 70 ghế ghế đại biểu Quốc hội không thông qua bầu cử…

- “Hoà để tiến”: đây là giải pháp nhân nhượng với Pháp nhằm mục đích: mượn tay Pháp để đuổi quân Tưởng, tránh tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Mặt khác tranh thủ thời gian hoà hoãn để mở rộng lực lượng chiến đấu. “Hoà” nhưng thực chất là bước tiến của cách mạng.

- Pháp công nhận nước ta là nước tự do bởi: cuộc đàm phán giữa ta và Pháp diễn ra căng thẳng: ta kiên quyết gạt bỏ chữ “tự trị mà Pháp đưa ra, còn yêu cầu độc lập thì Pháp chưa chịu công nhận. Do vậy cần có quyết định thích hợp để giải quyết bế tắc.

Cuối cùng, sau khi đã có phương án trả lời cho những thắc mắc, câu hỏi của mình, HS cần trao đổi lại với GV để kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện đáp án.

Có thể nói, việc biết đưa ra thắc mắc, câu hỏi và tìm cách trả lời là biện pháp, thói quen rất tốt cho HS. Kiến thức các em tự tìm ra sẽ được ghi nhớ rất lâu, hiểu sâu sắc bản chất. Bên cạnh đó, còn giúp các em có được những phẩm chất cá nhân tốt đẹp: sự chủ động, phát triển khả năng tư duy, quyết tâm trong học tập. Việc phát triển kỹ năng này là rất quan trọng, đặc biệt với lứa tuổi THPT.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 90 - 93)